Cột sống: Cấu trúc, chức năng và các rối loạn thường gặp

Các bộ phận chính của cột sống bao gồm các đốt sống (xương), đĩa đệm, dây thần kinh và tủy sống. Cột sống có chức năng nâng đỡ cơ thể và giúp bạn đi bộ, xoay người và di chuyển. Các đĩa đệm có thể thoái hóa hoặc xẹp theo tuổi tác hoặc chấn thương dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Các bài tập có thể tăng sức mạnh các cơ cốt lõi trong việc hỗ trợ cột sống, giúp ngăn ngừa chấn thương và đau lưng.

Video gai cột sống 

Cột sống là gì?

Cột sống hay xương sống là cấu trúc trung tâm hỗ trợ của cơ thể. Nó kết nối các phần khác nhau của hệ thống cơ xương. Cột sống giúp bạn ngồi, đi, đứng, vặn và uốn cong. Chấn thương lưng, tổn thương tủy sống và một số bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng đến cột sống và gây đau lưng.

Cấu tạo cột sống

Cột sống bình thường cong hình chữ S và gồm ba đường cong tự nhiên. Những đường cong này hấp thụ các va chạm lên cơ thể và bảo vệ cột sống khỏi bị thương. Nhiều bộ phận khác nhau cấu thành nên cột sống:

  • Đốt sống: Cột sống có 33 đốt sống (xương) xếp chồng lên nhau tạo thành ống sống. Ống sống là một đường hầm chứa tủy sống và các dây thần kinh, có chức năng bảo vệ tủy sống khỏi các chấn thương. Hầu hết các đốt sống đều di động để hình thành một loạt các chuyển động. Các đốt sống thấp nhất (xương cùng và xương cụt) gắn liền với nhau và tạo thành khối bất động.
Cột sống bao gồm 33 đốt sống riêng lẻ xếp chồng lên nhau.  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Cột sống bao gồm 33 đốt sống riêng lẻ xếp chồng lên nhau.

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

  • Mặt khớp: Các khớp cột sống được phủ lớp sụn (mô liên kết trơn) cho phép các đốt sống trượt lên nhau. Các khớp này cho phép bạn vặn và xoay, đồng thời mang lại sự linh hoạt và ổn định. Các khớp này có thể bị viêm gây đau lưng hoặc đau cổ.
  • Đĩa đệm: Những đệm tròn, phẳng nằm giữa các đốt sống và hoạt động như bộ giảm xóc của cột sống. Mỗi đĩa có phần trung tâm mềm giống như gel (nhân nhầy) được bao quanh bởi một bao ngoài mềm dẻo (bao xơ). Đĩa đệm chịu áp lực liên tục. Đĩa đệm bị thoát vị có thể bị rách, làm chất gel của nhân bị rò rỉ ra ngoài. Các đĩa bị thoát vị (còn gọi là đĩa phồng, trượt hoặc vỡ) có thể gây đau.
  • Tủy sống và dây thần kinh: Tủy sống là một cột thần kinh đi qua ống sống. Nó kéo dài từ hộp sọ đến phần lưng dưới. 31 đôi dây thần kinh phân nhánh thông qua các lỗ đốt sống (các lỗ thần kinh). Những dây thần kinh này dẫn truyền thông tin giữa não và cơ bắp.
  • Các mô mềm: Các dây chằng nối các đốt sống với nhau, giữ cho cột sống ở đúng vị trí. Cơ bắp hỗ trợ, bảo vệ vùng lưng và giúp bạn di chuyển. Gân, cơ, xương phối hợp nhau giúp hỗ trợ vận động.

Các đoạn cột sống

Các đoạn của cột sống  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Các đoạn của cột sống

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

33 đốt sống tạo thành năm đoạn cột sống riêng biệt. Bắt đầu từ cổ và đi xuống về phía mông của bạn (phần đuôi ngựa), các đoạn này gồm:

  • Đoạn cổ: Phần trên cùng của cột sống có 7 đốt sống (C1 - C7). Các đốt sống cổ cho phép bạn xoay, nghiêng và gật đầu. Cột sống cổ tạo thành hình chữ C hướng ra sau được gọi là đường cong ưỡn.
  • Đoạn ngực: Phần ngực hoặc lưng của cột sống có 12 đốt sống (T1 - T12). Xương sườn tiếp khớp với các đốt sống ngực. Phần cột sống này hơi uốn cong ra sau tạo thành hình chữ C hướng ra trước được gọi là đường cong còng.
  • Đoạn thắt lưng: 5 đốt sống (L1 - L5) tạo nên phần dưới của cột sống. Cột sống thắt lưng hỗ trợ các phần trên của cột sống. Nó kết nối với khung xương chậu và chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể bạn cũng như sức ép của việc nâng và bê đồ. Nhiều vấn đề về cột sống hay xảy ra ở phần này. Cột sống thắt lưng uốn cong vào trong tạo thành một đường cong hình chữ C.
  • Xương cùng: Xương có hình tam giác tiếp nối với chậu hông. 5 đốt sống xương cùng (S1 - S5) liền nhau từ thời kì bào thai, nghĩa là chúng không di động. Xương cùng và xương chậu tạo thành một vòng gọi là khung chậu.
  • Xương cụt: 4 đốt sống cuối tạo nên mảnh xương nhỏ nằm ở dưới cùng của cột sống. Cơ sàn chậu và dây chằng bám vào xương cụt.

Những tình trạng và rối loạn nào ảnh hưởng đến cột sống?

Có đến 80% người Mỹ bị đau lưng vào một thời điểm nào đó. Đốt sống và đĩa đệm có thể bị hao mòn theo tuổi tác gây đau. Các tình trạng khác ảnh hưởng đến cột sống như:

  • Tình trạng khớp như viêm cột sống dính khớp (AS).
  • Căng cơbong gân.
  • Dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.
  • Còi xương (các gai xương trên đốt sống gây tổn thương lên tủy sống và dây thần kinh).
  • Độ cong của cột sống (cong vẹo cột sống và gù vẹo cột sống).
  • Các bệnh thần kinh cơ như bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS).
  • Tổn thương dây thần kinh bao gồm hẹp ống sống, đau thần kinh tọa và chèn ép dây thần kinh.
  • Loãng xương (xương yếu).
  • Chấn thương tủy sống như gãy cột sống, thoát vị đĩa đệm và liệt.
  • Các khối u cột sống và ung thư.
  • Nhiễm trùng cột sống như viêm màng não tủy và viêm tủy xương.

Làm thế nào để giữ cho cột sống khỏe mạnh?

Cơ lưng khỏe có thể bảo vệ cột sống và ngăn ngừa các vấn đề về lưng. Cố gắng thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ và kéo giãn ít nhất 2 lần/ tuần. Các bài tập như plank tăng cường sức mạnh cho phần lõi (cơ bụng, cơ bên và cơ lưng) để giúp cột sống được hỗ trợ nhiều hơn. Các biện pháp bảo vệ khác bao gồm:

  • Gập gối và giữ thẳng lưng khi nâng đồ.
  • Giảm cân nếu cần (trọng lượng dư thừa làm căng cơ lưng).
  • Đi, đứng thẳng lưng.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Đau lưng kèm theo sốt.
  • Các vấn đề rối loạn đại tiểu tiện.
  • Yếu chân hoặc đau lan từ lưng xuống chân.
  • Cơn đau ngày càng trầm trọng hơn gây buồn nôn, khó ngủ hoặc cản trở các hoạt động hàng ngày.

Tóm tắt

Cột sống của bạn là một cấu trúc phức tạp của các xương nhỏ (đốt sống), đĩa đệm, dây thần kinh, khớp, dây chằng và cơ. Cột sống dễ bị chấn thương, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh và các vấn đề khác. Đau lưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mỗi cá nhân. Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng đau lưng và đưa ra các đề xuất giúp tăng cường sức mạnh cơ lưng và ngăn ngừa chấn thương lưng. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Xẹp cột sống là hiện tượng thân đốt sống trên cột sống bị gãy vỡ và sụt giảm về chiều cao. Chi phí mổ xẹp đốt sống nếu áp dụng phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình đốt sống tại Việt Nam trung bình khoảng 25 - 35 triệu.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cột sống
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!