Vẹo cột sống: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong nghiêng sang một bên. Thông thường, bệnh lý này thường phát hiện ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên.

Độ cong vẹo có thể nhỏ, lớn hoặc trung bình. Nhưng khi đo được góc cong vẹo trên phim Xquang lớn hơn 10 độ đều được coi là cong vẹo cột sống. Các bác sĩ có thể sử dụng các chữ cái "C" và "S" để mô tả đường cong.

Video Vẹo cột sống 

Triệu chứng lâm sàng 

Nếu bạn bị vẹo cột sống, bạn có thể hơi nghiêng người khi đứng. Bạn cũng có thể có một số triệu chứng như:

  • Một đường cong bất thường ở lưng
  • Vai, eo hoặc hông trông không đồng đều
  • Xương bả vai một bên trông to hơn
  • Xương sườn hai bên không cân đối 


Một số triệu chứng quan sát được bằng mắt thường  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Một số triệu chứng quan sát được bằng mắt thường

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Ngoài các triệu chứng có thể nhìn thấy, chứng vẹo cột sống có thể dẫn đến:

  • Đau lưng 
  • Căng cơ lưng
  • Đau và tê chân (do dây thần kinh bị chèn ép)
  • Mệt mỏi do căng cơ

Chẩn đoán 

Để chẩn đoán bệnh vẹo cột sống, trước tiên bác sĩ có thể yêu cầu bạn cúi người từ thắt lưng để họ có thể xem liệu cột sống có bị cong hay không. Các bác sĩ nhi khoa thường khám tư thế này ở trẻ em.

Khám lâm sàng và chụp X- quang giúp chẩn đoán bệnh  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Khám lâm sàng và chụp X- quang giúp chẩn đoán bệnhNguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Nếu lưng nhìn cong vẹo, bác sĩ có thể sẽ chụp X-quang để xem liệu đó có phải là vẹo cột sống hay không. Bác sĩ cũng có thể chụp MRI để loại trừ nguyên nhân khác như khối u có thể khiến cột sống bị cong.

Phân loại

Vẹo cột sống vô căn là chứng vẹo cột sống mà không rõ nguyên nhân. Trong 80% trường hợp, các bác sĩ không tìm ra lý do chính xác khiến cột sống bị cong.

Vẹo cột sống bẩm sinh bắt đầu khi lưng của thai nhi phát triển. Các vấn đề với các xương nhỏ ở lưng (đốt sống) có thể khiến cột sống bị cong. Các đốt sống có thể không hoàn chỉnh hoặc không phân chia đúng cách. Các bác sĩ có thể phát hiện ra tình trạng hiếm gặp này khi đứa trẻ được sinh ra. Hoặc họ có thể không phát hiện cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên.

Chứng vẹo cột sống thần kinh - cơ do rối loạn như nứt đốt sống, bại não hoặc chấn thương tủy sống. Những tình trạng này đôi khi làm hỏng các cơ lưng, do đó chúng không hỗ trợ, nâng đỡ cột sống một cách chính xác. Điều này khiến cột sống bị cong.

Chứng vẹo cột sống thoái hóa xảy ra ở người lớn. Nó thường tiến triển ở vùng thắt lưng khi các đĩa đệm và khớp của cột sống bắt đầu bị thoái hóa khi già đi.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Một số loại cong vẹo cột sống có nguyên nhân rõ ràng. Các bác sĩ chia bệnh vẹo cột sống thành hai loại: có cấu trúc và không có cấu trúc.

Trong chứng vẹo cột sống không có cấu trúc, cột sống hoạt động bình thường nhưng trông có vẻ cong. Nguyên nhân do một số lý do như một chân dài hơn chân kia, co cứng cơ và viêm như viêm ruột thừa. Khi điều trị khỏi nguyên nhân thì vẹo cột sống sẽ biến mất.

Trong vẹo cột sống có cấu trúc, đường cong của cột sống là cố định và không thể đảo ngược.

Nguyên nhân bao gồm:

  • Bại não
  • Loạn dưỡng cơ
  • Dị tật bẩm sinh
  • Nhiễm trùng
  • Khối u
  • Các tình trạng di truyền như hội chứng Marfan, hội chứng Down

Đối với vẹo cột sống vô căn, tiền sử gia đình và yếu tố di truyền có thể là các yếu tố nguy cơ. Nếu bạn hoặc một trong những đứa con của bạn bị tình trạng này, hãy đưa con đến kiểm tra định kỳ. 

Chứng vẹo cột sống thường xuất hiện trong thời kỳ dậy thì, thường ở trẻ từ 10 đến 15 tuổi. Một số trẻ trai và gái được chẩn đoán mắc chứng vẹo cột sống vô căn nhẹ. Nhưng đường cong ở các bé gái có nguy cơ xấu đi gấp 10 lần và có thể phải điều trị.

Vẹo cột sống được chẩn đoán trong thời thanh thiếu niên có thể tiến triển tiếp đến khi trưởng thành. Cột sống càng cong thì càng có xu hướng xấu đi theo thời gian. Nếu trước đây bạn bị cong vẹo cột sống, hãy tái khám thường xuyên.

Điều trị 

Đối với chứng vẹo cột sống nhẹ, bạn có thể không cần điều trị. Thay vào đó, bác sĩ sẽ khám, theo dõi định kỳ và chụp X-quang để kiểm tra tiến triển bệnh. Một số trẻ lớn lên không bị cong vẹo cột sống.

Nếu cần điều trị, bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp như:

  • Đeo nẹp lưng: Đối với trẻ em vẫn đang phát triển, việc đeo nẹp lưng có thể ngăn chặn sự tiến triển xấu đi của đường cong. Nẹp thường được làm bằng nhựa. Nhiều đứa trẻ đeo chúng 24 giờ một ngày. Nẹp được quấn trước khi mặc quần áo và không làm hạn chế các hoạt động hàng ngày.
Đeo nẹp lưng chỉnh hình  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Đeo nẹp lưng chỉnh hình

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

  • Phẫu thuật hợp nhất đốt sống: Trong phẫu thuật này, bác sĩ đặt các mảnh xương hoặc vật liệu tương tự vào giữa các xương trong cột sống. Phẫu thuật sử dụng các thanh nẹp để giữ xương cố định giúp chúng phát triển cùng nhau hoặc hợp nhất. Phẫu thuật có thể làm giảm đường cong ở cột sống cũng như ngăn sự tiến triển của bệnh.
Phẫu thuật hợp nhất đốt sống  Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

Phẫu thuật hợp nhất đốt sống

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.com

  • Phẫu thuật cấy thanh dọc cố định cột sống: Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp vẹo cột sống nghiêm trọng hơn ở trẻ em vẫn đang phát triển. Bác sĩ gắn các que vít vào cột sống hoặc xương sườn bằng nẹp vít. Khi trẻ lớn lên, bác sĩ sẽ điều chỉnh độ dài của các que.

Phòng bệnh

Không có cách nào để ngăn ngừa vẹo cột sống. Vì vậy, hãy quên những tin đồn mà bạn có thể đã nghe như chấn thương thể thao thời thơ ấu gây ra bệnh vẹo cột sống.

Tương tự như vậy, nếu con bạn đang đi học, bạn có thể lo lắng về trọng lượng của sách giáo khoa mà chúng mang theo. Mặc dù ba lô nặng có thể gây đau lưng, vai và cổ nhưng chúng không dẫn đến cong vẹo cột sống.

Cách một người đứng hoặc ngồi không ảnh hưởng đến khả năng bị cong vẹo cột sống. Nhưng cột sống cong có thể gây ra tình trạng gầy còm đáng kể. Nếu con bạn không thể đứng thẳng, hãy đi khám.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!