Viêm cột sống dính khớp: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh lý mạn tính kéo dài trong đó cột sống và các vùng khác của cơ thể bị viêm.

Video Viêm cột sống dính khớp 

VCSDK thường khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 2 lần so với nữ giới.

VCSDK có thể làm thay đổi hình dáng của người bệnh  https://www.pinterest.com

VCSDK có thể làm thay đổi hình dáng của người bệnh

https://www.pinterest.com

 

Triệu chứng

Các triệu chứng của VCSDK thường tiến triển chậm trong vài tháng hoặc vài năm. Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất, cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn trong nhiều năm.

VCSDK thường khởi phát trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi.  

Triệu chứng của VCSDK rất nhiều và đa dạng, một người có thể không có đủ hết các triệu chứng nếu mắc bệnh. 

Đau lưng là triệu chứng hay gặp trong VCSDK  https://www.pinterest.comĐau lưng là triệu chứng hay gặp trong VCSDKhttps://www.pinterest.com

Đau lưng và cứng cột sống

Đau lưng và cứng khớp thường là các triệu chứng chính của VCSDK:

  • Cơn đau thuyên giảm khi tập thể dục nhưng không cải thiện hoặc tăng lên khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau và cứng nặng hơn vào buổi sáng và ban đêm, thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm vì đau.
  • Đau ở xung quanh vùng mông.

Viêm khớp

Ngoài việc gây ra các triệu chứng ở lưng và cột sống, VCSDK cũng có thể gây viêm khớp ở các bộ phận khác của cơ thể như khớp hông và khớp gối.

Các triệu chứng chính liên quan đến viêm khớp như:

  • Đau khi cử động khớp 
  • Đau khi khám khớp
  • Sưng và nóng tại khớp

Viêm điểm bám gân

Viêm điểm bám gân là tình trạng viêm đau tại vị trí xương nối với gân (mô kết nối cơ với xương) hoặc dây chằng (một dải mô kết nối xương với xương).

Các vị trí phổ biến của bệnh viêm điểm bám gân:

  • Đầu trên xương cẳng chân
  • Sau gót chân (gân gót)
  • Dưới gót chân
  • Vị trí xương sườn nối với xương ức

Nếu xương sườn bị ảnh hưởng, triệu chứng đau ngực và khó hít thở sâu do giảm di động lồng ngực sẽ xuất hiện.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của VCSDK không được điều trị. Nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Nguyên nhân

Trong bệnh viêm cột sống dính khớp, một số bộ phận của cột sống bị viêm bao gồm các đốt sống và các khớp cột sống. Theo thời gian, tình trạng này gây hỏng cột sống và hình thành các xương mới. Trong một số trường hợp, điều này có thể khiến các bộ phận của cột sống dính vào nhau (hợp nhất) và mất tính linh hoạt (cứng khớp).

Người ta không biết chính xác nguyên nhân gây VCSDK, nhưng trong nhiều trường hợp đã tìm thấy mối liên hệ với một gen cụ thể được gọi là HLA-B27.

Gen HLA-B27

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 9/10 bệnh nhân VCSDK mang một gen đặc biệt gọi là kháng nguyên bạch cầu người B27 (HLA-B27). Có gen này không có nghĩa là bạn sẽ mắc VCSDK. Ước tính cứ 100 người thì 8 người có gen HLA-B27, nhưng hầu hết không có VCSDK.

Người ta cho rằng có gen này có thể gia tăng nguy cơ mắc VCSDK hơn. Tình trạng này cũng liên quan đến nhiều yếu tố môi trường, mặc dù hiện nay vẫn chưa rõ những yếu tố này là gì.

Xét nghiệm gen này có thể được thực hiện nếu nghi ngờ VCSDK. Tuy nhiên, xét nghiệm này không phải là phương pháp chẩn đoán xác định bệnh vì một số người có thể có gen HLA-B27 nhưng không bị viêm cột sống dính khớp.

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?

VCSDK có thể di truyền trong gia đình và gen HLA-B27 cũng có thể truyền lại cho các thế hệ sau.

Nếu bạn bị VCSDK và xét nghiệm mang gen HLA-B27 thì bạn có thể truyền gen này cho bất kỳ đứa con nào. Người ta ước tính rằng từ 5 đến 20% trẻ em mang gen này sau đó sẽ tiếp tục tiến triển VCSDK. 

Chẩn đoán

Xquang đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán VCSDK  https://www.pinterest.com

Xquang đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán VCSDK

https://www.pinterest.com

Viêm cột sống dính khớp có thể khó chẩn đoán vì bệnh phát triển chậm và không có xét nghiệm chẩn đoán cụ thể.

Điều đầu tiên bạn nên làm nếu bạn nghĩ rằng bạn mắc bệnh là khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng của bệnh như:

  • Những triệu chứng hiện có
  • Thời gian khởi phát
  • Thời gian mắc bệnh

Đau lưng liên quan đến VCSDK có thể khá đặc biệt với tính chất không giảm khi nghỉ ngơi và khiến bạn thức giấc vào ban đêm.

Xét nghiệm máu

Nếu bác sĩ nghi ngờ VCSDK, họ có thể chỉ định các xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu viêm trong cơ thể. Viêm cột sống và viêm khớp là triệu chứng chính của tình trạng này.

Nếu kết quả cho thấy bạn có tăng các chỉ số viêm, bạn sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để làm thêm các xét nghiệm. Bác sĩ cơ xương khớp là chuyên gia về các tình trạng liên quan đến cơ và xương khớp.

Xét nghiệm chuyên sâu

Bác sĩ cơ xương khớp sẽ chỉ định các xét nghiệm hình ảnh để đánh giá cột sống và xương chậu, cũng như các xét nghiệm máu khác như:

Xét nghiệm di truyền

Đôi khi, xét nghiệm di truyền được thực hiện để xem bạn có mang gen HLA-B27 hay không vì gen này được tìm thấy ở hầu hết những người mắc VCSDK. Điều này có thể góp phần vào việc chẩn đoán VCSDK, nhưng nó không hoàn toàn đáng tin cậy vì không phải tất cả mọi người mắc bệnh đều có gen này và một số người có gen mà không mắc VCSDK.

Chẩn đoán xác định

Mặc dù chụp cắt lớp vi tính đôi khi có thể cho thấy hình ảnh viêm cột sống và hợp nhất cột sống (cứng khớp), nhưng không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được tổn thương cột sống trong giai đoạn đầu của VCSDK. Đây là lý do tại sao chẩn đoán thường khó khăn. Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán xác định là một quá trình dài có thể mất nhiều năm.

Chẩn đoán xác định VCSDK nếu chụp X-quang cho thấy tình trạng viêm khớp cùng chậu và ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:

  • Đau lưng giảm khi tập thể dục và không giảm khi nghỉ ngơi
  • Hạn chế vận động vùng lưng dưới (cột sống thắt lưng)
  • Hạn chế di động lồng ngực so với tuổi và giới 

Nếu bạn có cả 3 triệu chứng nhưng không bị viêm khớp cùng chậu trên phim chụp hoặc nếu bạn chỉ có tình trạng viêm khớp cùng chậu, bạn sẽ được chẩn đoán là theo dõi bệnh viêm cột sống dính khớp. 

Điều trị

Không có cách chữa khỏi bệnh viêm cột sống dính khớp, nhưng có phương pháp điều trị để giúp giảm các triệu chứng. Điều trị cũng có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn chặn quá trình dính khớp (hợp nhất cột sống) và cứng khớp.

Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị bao gồm:

  • Tập thể dục
  • Vật lý trị liệu
  • Thuốc

Vật lý trị liệu và tập thể dục

Vật lý trị liệu giúp điều trị các triệu chứng như đau, hạn chế vận động của người bệnh  https://www.pinterest.com

Vật lý trị liệu giúp điều trị các triệu chứng như đau, hạn chế vận động của người bệnh

https://www.pinterest.com

Luyện tập thường xuyên giúp cải thiện tư thế và tầm vận động của cột sống, đồng thời ngăn cột sống trở nên cứng và đau. Cũng như duy trì tập luyện, vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong điều trị VCSDK. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể tư vấn cho bạn các bài tập hiệu quả nhất và lên chương trình tập luyện phù hợp.

Các loại vật lý trị liệu được khuyến nghị cho VCSDK bao gồm:

  • Tập thể dục theo nhóm: tập thể dục với những người khác
  • Tập thể dục cá nhân: các bài tập mà cá nhân tự thực hiện
  • Mát xa: Cơ và các mô mềm khác được thư giãn giúp giảm đau và cải thiện chuyển động, không thực hiện các thao tác này trên xương sống vì có thể gây thương tích cho những người bị VCSDK.
  • Thủy liệu pháp: Tập thể dục dưới nước thường là bể bơi nước ấm, nông hoặc bồn tắm thủy liệu pháp đặc biệt, với sự hỗ trợ của sức nổi của nước giúp di chuyển dễ dàng và hơi ấm có thể làm giãn cơ.

Một số người thích bơi lội hoặc chơi thể thao để giữ sức dẻo dai. Điều này thường ổn mặc dù một số động tác kéo giãn và tập thể dục hàng ngày cũng rất quan trọng.

Nếu bạn thấy nghi ngờ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ cơ xương khớp trước khi thực hiện các bài tập hoặc các môn thể thao. 

Hiệp hội Viêm cột sống dính khớp Quốc gia Hoa Kỳ (NASS) cung cấp thông tin chi tiết về các loại bài tập khác nhau để giúp bạn kiểm soát tình trạng của mình.

Thuốc giảm đau

Bạn có thể cần thuốc giảm đau để kiểm soát tình trạng đau trong khi được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Bác sĩ cơ xương khớp có thể tiếp tục kê đơn thuốc giảm đau mặc dù không phải ai cũng cần phải dùng. 

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Loại thuốc giảm đau đầu tiên thường được kê đơn là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Ngoài việc giúp giảm đau, NSAID có thể giúp giảm sưng (viêm) ở khớp.

Các thuốc NSAID hay sử dụng bao gồm:

Khi kê đơn NSAID, bác sĩ sẽ cố gắng dùng 1 thuốc phù hợp với bạn và liều thấp nhất có hiệu quả giảm đau. Liều sẽ được theo dõi và xem xét khi cần thiết. 

Paracetamol

Nếu NSAID không phù hợp với bạn, có thể khuyến nghị dùng thuốc giảm đau thay thế như paracetamol. Paracetamol hiếm khi gây tác dụng phụ và dùng được cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, paracetamol có thể không phù hợp với những người có vấn đề về gan hoặc những người nghiện rượu.

Codeine

Nếu cần, bạn cũng có thể được kê một loại thuốc giảm đau mạnh hơn là codeine kết hợp paracetamol.

Codeine có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Cảm thấy không ổn
  • Ốm
  • Táo bón
  • Buồn ngủ

Phương pháp điều trị sinh học

Thuốc chống TNF

Nếu các triệu chứng không thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc giảm đau hoặc tập thể dục và kéo giãn, thuốc chống yếu tố hoại tử khối u (TNF) có thể được khuyến nghị. TNF là một chất hóa học được tạo ra bởi các tế bào khi mô bị viêm. Thuốc chống TNF được sử dụng bằng cách tiêm và hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của TNF, cũng như giảm viêm ở khớp do bệnh. Đây là những phương pháp điều trị tương đối mới cho VCSDK và chưa rõ tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, chúng đã được sử dụng lâu ở những người bị viêm khớp dạng thấp và điều này đã cho thấy sự an toàn lâu dài của thuốc.

Nếu bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng thuốc chống TNF, quyết định về việc chúng có phù hợp với bạn hay không phải được thảo luận cẩn thận và tiến trình sử dụng sẽ được theo dõi chặt chẽ. Trong một số trường hợp hiếm, thuốc kháng TNF có thể can thiệp vào hệ thống miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nếu các triệu chứng không cải thiện đáng kể sau khi dùng thuốc kháng TNF trong 3 tháng, việc điều trị sẽ được dừng lại. 

Điều trị bằng kháng thể đơn dòng

Các kháng thể đơn dòng như secukinumab và ixekizumab, có thể được chỉ định cho những người bị VCSDK không đáp ứng với NSAID hoặc thuốc chống TNF.

Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn tác động của một loại protein liên quan đến việc kích hoạt viêm.

Corticosteroid

Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh và có thể được dùng dưới dạng viên nén hoặc tiêm. Nếu một khớp cụ thể bị viêm, corticosteroid có thể được tiêm trực tiếp vào khớp. Bạn sẽ cần để khớp nghỉ ngơi trong 48 giờ sau khi tiêm.

Người ta khuyến cáo nên hạn chế tiêm corticosteroid không quá 3 lần trong một năm, ít nhất 3 tháng giữa các lần tiêm trong cùng một khớp. Điều này là do tiêm corticosteroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhiễm trùng khi tiêm
  • Vùng da xung quanh vết tiêm có thể thay đổi màu sắc (mất sắc tố)
  • Mô xung quanh có thể bị teo
  • Đứt gân gần khớp 

Corticosteroid cũng làm giảm sưng, đau các khớp khi được dùng dưới dạng viên nén.

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) là một loại thuốc thay thế thường được sử dụng để điều trị các loại viêm khớp. DMARD có thể được kê đơn cho VCSDK, mặc dù chúng chỉ có lợi trong việc điều trị giảm đau và viêm ở các khớp khác ngoài cột sống.

Sulfasalazine là DMARD chính đôi khi được sử dụng để điều trị viêm các khớp khác ngoài cột sống.

Phẫu thuật

Hầu hết những người bị VCSDK sẽ không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp có thể được khuyến nghị để cải thiện tình trạng đau và cử động ở khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Ví dụ, nếu khớp háng bị ảnh hưởng có thể tiến hành thay khớp háng.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể cần phẫu thuật điều chỉnh nếu cột sống bị cong nặng.

Theo dõi

Khi các triệu chứng của VCSDK tiến triển chậm và có xu hướng xuất hiện và biến mất, bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên bằng cách đi khám định kỳ.

Bác sĩ cần đánh giá xem việc điều trị đang hoạt động như nào và có thể thực hiện các đánh giá thể chất để đánh giá tình trạng tiến triển của bệnh. Điều này có thể liên quan đến các bộ xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang mà bạn đã thực hiện tại thời điểm chẩn đoán. 

Biến chứng

Viêm cột sống dính khớp là một tình trạng phức tạp có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Nó có thể gây ra các biến chứng trong cuộc sống hàng ngày của bạn và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Giảm tính linh hoạt

Mặc dù hầu hết những người mắc VCSDK vẫn hoàn toàn độc lập hoặc bị tàn tật ở mức tối thiểu trong thời gian dài, một số người khác lại bị hạn chế rất nhiều các cử động ở cột sống. Điều này thường chỉ ảnh hưởng đến phần lưng dưới và là kết quả của việc các xương ở cột sống dính với nhau (hợp nhất).

Việc dính cột sống có thể khiến bạn khó cử động lưng và có thể khiến tư thế trở nên cố định ở một vị trí, mặc dù nó không dẫn đến khuyết tật nghiêm trọng trong hầu hết các trường hợp. Trong một số trường hợp hiếm, phẫu thuật có thể được khuyến nghị để điều chỉnh độ cong nghiêm trọng ở cột sống.

Tổn thương khớp

VCSDK có thể khiến các khớp như khớp hông và khớp gối bị viêm. Điều này có thể làm hỏng các khớp bị ảnh hưởng theo thời gian gây đau và khó cử động. Nếu một khớp bị tổn thương nghiêm trọng, bạn có thể phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Viêm mạch máu

Viêm mống mắt (viêm màng bồ đào) là một tình trạng đôi khi kết hợp với VCSDK, phần trước của mắt đỏ và sưng. Nó thường chỉ ảnh hưởng đến 1 mắt. Nếu bạn bị viêm mống mắt, mắt có thể bị đỏ, đau và nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng). Tầm nhìn cũng có thể bị mờ hoặc như có màn sương trước mắt.

Bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn bị VCSDK và có thể kèm theo bệnh viêm mống mắt, vì tình trạng này có thể khiến bạn mất một phần hoặc toàn bộ thị lực nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị viêm mống mắt, họ sẽ khẩn cấp chuyển đến bác sĩ nhãn khoa (một bác sĩ chuyên điều trị các vấn đề về mắt) để điều trị. Viêm mống mắt được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt corticosteroid.

Loãng xương và gãy xương cột sống

Loãng xương làm xương trở nên yếu và dễ gãy. Trong VCSDK, loãng xương có thể xuất hiện và làm tăng nguy cơ gãy xương. Tình trạng bệnh càng kéo dài thì nguy cơ này càng tăng lên.

Nếu bạn bị loãng xương, bạn cần dùng các thuốc giúp xương chắc khỏe hơn. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương, bao gồm dạng viên nén hoặc tiêm.

Bệnh tim mạch

Nếu bạn bị VCSDK, bạn có nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch (CVD). CVD là một thuật ngữ chung mô tả các bệnh về tim hoặc mạch máu như bệnh timđột quỵ. Do nguy cơ này, điều quan trọng là phải thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ tiến triển bệnh VCSDK.

Bác sĩ có thể tư vấn về những thay đổi lối sống mà bạn nên thực hiện để phòng tránh bệnh tim mạch.

Những thay đổi này có thể bao gồm:

  • Dừng hút thuốc nếu bạn hút thuốc.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.
  • Tập thể dục thường xuyên: 150 phút tập thể dục mỗi tuần có thể cải thiện đáng kể sức khỏe .
  • Thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát các bệnh khác có thể mắc phải như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.

Bạn cũng có thể được kê đơn thuốc để giảm huyết áp hoặc giảm cholesterol trong máu.

Hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa là một biến chứng rất hiếm của VCSDK xảy ra khi các dây thần kinh ở dưới cùng của cột sống bị chèn ép.

Hội chứng đuôi ngựa gây ra:

  • Đau hoặc tê ở thắt lưng và mông 
  • Yếu chân, có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại 
  • Đại tiểu tiện không kiểm soát: bạn không thể kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn mắc VCSDK và bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

Thoái hóa tinh bột

Rất hiếm trường hợp có thể phát triển một tình trạng gọi là bệnh thoái hóa tinh bột - một biến chứng của VCSDK. Amyloid là một loại protein được tạo ra bởi các tế bào trong tủy xương, nó được tìm thấy ở trung tâm của một số xương rỗng.

Thoái hóa tinh bột là tình trạng amyloid tích tụ trong các cơ quan như tim, thận và gan.

Nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Giảm cân
  • Phù
  • Hụt hơi
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!