Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc C cắt AB ở M. Từ B kẻ BH vuông góc với đường thẳng CM

Bài 9 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc C cắt AB ở M. Từ B kẻ BH vuông góc với đường thẳng CM (H  CM). Trên tia đối của tia HC lấy điểm E sao cho HE = HM.

a) Chứng minh rằng tam giác MBE cân.

b) Chứng minh rằng EBH^=ACM^.

c) Chứng minh rằng EB  BC.

Trả lời

GT

ABC vuông tại A,

Tia phân giác của góc C cắt AB ở M,

BH  CM (H  CM).

E thuộc tia đối của tia HC, HE = HM

KL

a) MBE cân.

b) EBH^=ACM^

c) EB  BC.

 

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Vì E thuộc tia đối của tia HC và HE = HM (giả thiết) nên H là trung điểm của ME.

Mà BH  CM tại H (giả thiết)

Do đó BH là đường trung trực của EM

Suy ra BM = BE.

Tam giác MBE có BM = BE nên tam giác MBE cân tại B.

Vậy tam giác MBE cân tại B.

b)

+) Xét ∆BEH (vuông tại H) và ∆BMH (vuông tại H) có:

BH là cạnh chung,

BE = BM (chứng minh câu a)

Do đó ∆BEH = ∆BMH (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra HBE^=HBM^ (hai góc tương ứng) (1).

+) Xét ∆BHM vuông tại H có:

HBM^+BMH^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra HBM^=90°BMH^  (2)

Xét ∆ACM vuông tại A có:

ACM^+CMA^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Suy ra ACM^=90°CMA^  (3)

Mà BMH^=CMA^ (hai góc đối đỉnh) (4)

Từ (2), (3), (4) suy ra HBM^=ACM^  (5).

Từ (1) và (5) suy ra HBE^=ACM^.

Vậy EBH^=ACM^

c) Vì CM là tia phân giác của BCA^ (giả thiết) nên ACM^=12BCA^  (6)

Lại có HBE^=HBM^ (chứng minh câu b)

Nên BH là tia phân giác của EBM^ do đó EBH^=12EBM^  (7)

Mà EBH^=ACM^ (chứng minh câu b) (8)

Từ (6), (7) và (8) ta có BCA^=EBM^ 

Xét tam giác ACB vuông tại A có:

ABC^+BCA^=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau)

Do đó ABC^+EBM^=90°

Hay EBC^=90°, từ đó ta có EB  BC.

Vậy EB  BC.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Bài 10: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học

Bài tập cuối chương 8

Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

Bài 3: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Nhảy theo xúc xắc

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả