Cho tam giác ABC cân tại A (). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H

Bài 1 trang 84 Toán 7 Tập 2:

Cho tam giác ABC cân tại A (A^<90°). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng ∆BEC = ∆CFB.

b) Chứng minh rằng ∆AHF = ∆AHE.

c) Gọi I là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ba điểm A, H, I thẳng hàng.

Trả lời

GT

ABC cân tại A, A^<90°;

Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H;

c) I là trung điểm của BC.

KL

a) ∆BEC = ∆CFB.

b) ∆AHF = ∆AHE.

c) Ba điểm A, H, I thẳng hàng.

Giải Toán 7  (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 8 (ảnh 1) 

a) Tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên ABC^=ACB^ và AB = AC.

Xét ∆BEC (vuông tại E) và ∆CFB (vuông tại F) có:

ECB^=FBC^ (do ABC^=ACB^);

BC là cạnh chung.

Do đó ∆BEC = ∆CFB (cạnh huyền - góc nhọn).

Vậy ∆BEC = ∆CFB.

b) Vì ∆BEC = ∆CFB (chứng minh câu a)

Suy ra EC = FB (hai cạnh tương ứng).

Mà AB = AC (chứng minh câu a) nên AB - FB = AC - EC hay AF = AE.

Xét ∆AHF (vuông tại F) và ∆AHE (vuông tại E) có:

AF = AE (chứng minh trên);

AH là cạnh chung.

Do đó ∆AHF = ∆AHE (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Vậy ∆AHF = ∆AHE.

c) Vì ∆AHF = ∆AHE (chứng minh câu b)

Suy ra HAF^=HAE^ (hai góc tương ứng).

Do đó AH là tia phân giác của BAC^  (1).

Xét ABI và ACI có:

AB = AC (chứng minh câu a);

AI là cạnh chung;

IB = IC (do I là trung điểm của BC).

Do đó ∆ABI = ∆ACI (c.c.c)

Suy ra BAI^=CAI^ (hai góc tương ứng)

Do đó AI là tia phân giác của BAC^  (2)

Từ (1) và (2) suy ra AH trùng AI hay A, H, I thẳng hàng.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Bài 10: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Làm giàn hoa tam giác để trang trí lớp học

Bài tập cuối chương 8

Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

Bài 3: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Nhảy theo xúc xắc

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả