Cho bốn điểm A, B, C, D. Chứng minh rằng vectơ AB = vectơ CD  khi và chỉ khi trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau

Bài 7 trang 103 Toán lớp 10 Tập 1Cho bốn điểm A, B, C, D. Chứng minh rằng AB=CD  khi và chỉ khi trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau.

 

 

Trả lời

Phần thuận: AB=CD thì trung điểm hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau.

Do AB=CD nên hai vectơ ABCD cùng hướng và AB = CD.

Do hai vectơ ABCD cùng hướng nên ta có 2 trường hợp:

Trường hợp 1. Đường thẳng AB và CD trùng nhau, lại có AB = CD nên trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau.

Trường hợp 2. Đường thẳng AB và CD song song với nhau.

Giải Toán 10 Bài tập cuối chương 5 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đường thẳng AB và CD song song với nhau, lại có AB = CD nên ABDC là hình bình hành.

Khi đó tâm O của hình bình hành ABCD là giao điểm hai đường chéo AD và BC nên O là trung điểm của AD và BC tức trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau.

Phần đảo: Trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC trùng nhau thì AB=CD.

Trường hợp 1. Hai đường thẳng AD và BC trùng nhau.

Giải Toán 10 Bài tập cuối chương 5 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Gọi trung điểm của AD và BC là O.

Do O là trung điểm của AD nên OA = OD.

Do O là trung điểm của BC nên OB = OC.

Do đó OB - OA = OC - OD hay AB = CD.

Ta thấy hai vectơ AB và CD cùng hướng và AB = CD nên AB=CD.

Trường hợp 2. Hai đường thẳng AD và BC cắt nhau.

Giải Toán 10 Bài tập cuối chương 5 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hai đường thẳng AD và BC cắt nhau tại điểm O, điểm O là trung điểm của AD và BC nên ABDC là hình bình hành.

Do đó AB // CD và AB = CD.

Ta thấy hai vectơ AB và CD cùng hướng và AB = CD nên AB=CD.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Tích của một số với một vectơ

Bài 4: Tích vô hướng của hai vectơ

Bài tập cuối chương 5

Bài 1: Số gần đúng và sai số

Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ

Bài 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả