Cảm lạnh hay cảm cúm? Làm thế nào để bạn nhận biết?

Bạn đang bị cảm lạnh hay cảm cúm khi xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, viêm họng và đau đầu? Thật khó có thể xác định chính xác trừ khi có kết quả xét nghiệm dịch họng.

Video Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm và cách điều trị các bệnh lý này.

Sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

 Các triệu chứng của cảm cúm thường nặng hơn cảm lạnh. Nguồn ảnh: Eatthis.com Các triệu chứng của cảm cúm thường nặng hơn cảm lạnh. Nguồn ảnh: Eatthis.comCảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh lý đường hô hấp trên gây ra bởi virus.

Các triệu chứng của cảm lạnh có thể gặp là:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Viêm họng
  • Hắt xì
  • Ho
  • Đau đầu hoặc đau nhức cơ thể
  • Mệt mỏi 

Cảm cúm:

  • Ho khan
  • Sốt 
  • Viêm họng
  • Ớn lạnh, rùng mình
  • Đau nhức cơ thể mức độ nặng
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • Mệt mỏi cực độ có thể kéo dài đến hai tuần
  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em)

Triệu chứng của cảm lạnh tiến triển chậm và nhẹ hơn cảm cúm. Chúng thường biến mất sau 7 - 10 ngày (một số ít có thể đến 2 tuần)

Trong khi đó, các triệu chứng cúm bùng phát nhanh và kéo dài 1 - 2 tuần.

Hãy để ý những triệu chứng của bạn. Nếu chúng hướng đến cảm cúm, hãy đến gặp bác sĩ để được làm xét nghiệm sớm trong 48 giờ đầu.

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi rút gây ra. Nguồn ảnh: Vicks.comCảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi rút gây ra. Nguồn ảnh: Vicks.com

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi rút gây ra. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, có hơn 200 loại virus khác nhau gây cảm lạnh. Trong đó, rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. 

Cảm lạnh có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng nó phổ biến hơn trong những tháng mùa đông vì đây là thời điểm virus gây bệnh phát triển mạnh.

Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa đầy vi rút sẽ bay trong không khí. Nếu chúng tiếp xúc được với niêm mạc mắt, mũi, miệng của người khác, quá trình lây nhiễm sẽ   xảy ra.

Thời gian lây bệnh mạnh nhất là từ 2-4 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút.

Các cách điều trị cảm lạnh

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc kháng histamin, thuốc chống nghẹt mũi, paracetamol và nsaids để điều trị triệu chứng bệnh. Nguồn ảnh: Medev-com.euBạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc kháng histamin, thuốc chống nghẹt mũi, paracetamol và nsaids để điều trị triệu chứng bệnh. Nguồn ảnh: Medev-com.eu

Thuốc kháng sinh không có tác dụng lên virus, do đó chúng không thể điều trị cảm lạnh.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc kháng histamin, thuốc chống nghẹt mũi, paracetamol và nsaids. Ngoài ra, nên uống nhiều nước để bù lượng chất lỏng mất đi của cơ thể.

Mặc dù có một số người dùng kẽm, vitamin C hoặc hoa cúc tím (echinacea) để điều trị cảm lạnh nhưng các nghiên cứu lại đưa ra các kết quả khác nhau.

Một nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng ngậm viên kẽm liều cao (80mg) trong 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên sẽ giúp làm giảm thời gian bị cảm lạnh.

Một số nghiên cứu khác kết luận rằng vitamin C không có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh nhưng có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng gặp phải, vitamin D giúp bảo vệ chống lại cả cảm lạnh và cúm. Trong khi đó, hoa cúc tím không cho thấy hiệu quả với bệnh lý này. 

Cảm lạnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng không cải thiện sau 1 một tuần
  • Sốt cao
  • Sốt liên tục
  • Dị ứng 
  • Viêm họng 
  • Viêm xoang
  • Ho dai dẳng 

Phòng bệnh

Có một câu nói rằng "con người có thể đặt chân lên mặt trăng nhưng vẫn không thể chữa khỏi cảm lạnh thông thường". Chúng ta chưa phát triển được các loại vắc xin đặt hiệu chống lại căn bệnh này, tuy nhiên, bạn có thể thực một số cách sau để phòng bệnh.

Tránh lây nhiễm

Tránh xa người bệnh để tránh bị lây nhiễm. Nguồn ảnh: Scarymommy

Tránh xa người bệnh để tránh bị lây nhiễm. Nguồn ảnh: Scarymommy

Các cách giúp bạn tránh lây nhiễm bệnh với người khác là: 

  • Tránh xa người bệnh. 
  • Không dùng chung đồ dùng hoặc vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng hoặc khăn tắm. 
  • Nghỉ ở nhà khi bị cảm lạnh

Vệ sinh cá nhân tốt

Rửa tay với xà phòng hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Nguồn ảnh: Intermountainhealthcare.org

Rửa tay với xà phòng hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Nguồn ảnh: Intermountainhealthcare.org

Thực hiện vệ sinh cá nhân bằng cách:

  • Rửa tay với xà phòng hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. 
  • Tránh chạm tay chưa được làm sạch lên mặt. 
  • Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi và rửa tay sau đó.

Cảm cúm là gì?

Cúm thường chỉ gặp vào mùa thu đến mùa xuân năm sau và đạt đỉnh điểm trong những tháng mùa đông. Nguồn ảnh: Ksmedcenter.comCúm thường chỉ gặp vào mùa thu đến mùa xuân năm sau và đạt đỉnh điểm trong những tháng mùa đông. Nguồn ảnh: Ksmedcenter.com

Cúm là một bệnh lý đường hô hấp trên. Không giống như cảm lạnh có thể mắc phải bất cứ thời điểm nào trong năm, cúm thường chỉ gặp vào mùa thu đến mùa xuân năm sau và đạt đỉnh điểm trong những tháng mùa đông.

Cúm mùa do vi rút cúm A, B và C gây ra, trong đó cúm A và B là hai loại phổ biến nhất. Các chủng vi rút biến đổi theo từng năm. Đó là lý do tại sao vắc xin cũng cần phát triển để mang lại hiệu quả.

Bạn có thể bị lây cúm khi tiếp xúc với các giọt bắn từ bệnh nhân. Sau đó, các triệu chứng xuất hiện và kéo dài từ 5-7 ngày.

Không giống như cảm lạnh thông thường, bệnh cúm có thể tiến triển thành bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi. Nó đặc biệt nguy hiểm với:

  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người suy giảm miễn dịch, hen, người mắc đái tháo  đường, bệnh tim mạch.

Cách điều trị cảm cúm

Thông thường, bổ sung nước và nghỉ ngơi là cách tốt nhất để điều trị cúm Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc chống nghẹt mũi và thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và paracetamol để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, chống chỉ định sử dụng  aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi do nó làm tăng nguy cơ mắc hội chúng Reye có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng vi-rút như oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza) hoặc peramivir (Rapivab). Chúng giúp rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, thuốc cần được uống trong 48 giờ đầu xuất hiện triệu chứng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Các đối tượng có nguy cơ cao sau đây cần đi khám bác sĩ ngay khi có dấu  hiệu nghi ngờ của cúm:

  • Người trên 65 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ sau sinh hai tuần
  • Trẻ dưới 2 tuổi
  • Trẻ dưới 18 tuổi đã sử dụng aspirin
  • Người suy giảm miễn dịch do mắc HIV, hóa trị liệu hay điều trị thuốc steroid kéo dài.
  • Người béo phì mức độ nặng
  • Những người bị bệnh phổi hoặc tim mạn tính
  • Người bị rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường, thiếu máu hoặc bệnh thận
  • Người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn như viện dưỡng lão

Trẻ cần được đi khám ngay nếu:

  • Khó thở
  • Cáu gắt
  • Kiệt quệ
  • Không ăn
  • Không tỉnh táo

Các đối tượng còn lại cần đi khám khi xuất hiện các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Đau họng dữ dội
  • Ho ra đờm màu xanh lá cây
  • Sốt cao, dai dẳng
  • Tức ngực

Sống khỏe mạnh

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng. Nguồn ảnh: Wtkr.comCách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng. Nguồn ảnh: Wtkr.com

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng, tốt nhất là vào tháng 10 hoặc trước khi bắt đầu mùa cúm. Việc này giúp bạn tránh mắc bệnh và làm giảm nhẹ triệu chứng nếu có.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay với dung dịch chứa cồn. Tránh đưa tay lên mắt, mũi và miệng. Không tiếp xúc gần với người bị cúm hoặc các triệu chứng giống cúm.

Thực hiện các thói quen sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục cũng như hạn chế căng thẳng.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!