Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC - Centers for Disease Control and Prevention), cảm lạnh phổ biến đến mức mỗi người có thể mắc đến 2 lần trong 1 năm. Các triệu chứng có thể gặp phải là đau họng, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi. Bệnh có thể tự khỏi mà không để lại biến chứng gì.
Video Cách hay trị cảm lạnh
Cảm lạnh không có cách điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để làm giảm nhẹ các triệu chứng.
Các biện pháp điều trị tại nhà
Sau đây là 8 phương pháp điều trị cảm lạnh bạn có thể thực hiện tại nhà.
Súc miệng
Phương pháp này có thể làm dịu cơn đau họng - một trong những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh. Bạn có thể súc miệng bằng một cốc nước ấm pha với:
- 1 thìa muối
- Nửa thìa nước cốt chanh và mật ong
Tránh sử dụng nước quá nóng vì nó có làm bạn bị bỏng.
Uống nhiều nước
Uống đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh. Ngoài bổ sung nước, bạn có thể sử dụng một số đồ ăn và thức uống sau:
- Trái cây bổ sung dinh dưỡng
- Trà chanh mật ong giúp thông mũi và giảm đau họng
- Súp nóng, đặt biệt là súp cay giúp thông mũi
Những người bị cảm lạnh nên tránh uống rượu vì chúng có thể làm mất nước.
Xông hơi
Bạn có thể xông hơi bằng vòi hoa sen hoặc trùm khăn kín đầu trên một chậu nước nóng.
Hơi nước làm dịu niêm mạc mũi và cổ họng, làm giảm nghẹt mũi, nhức xoang và giúp hít thở dễ dàng hơn. Hiệp hội Hương liệu Quốc gia Hoa Kì khuyên bạn nên thêm 3-7 giọt dầu khuynh diệp vào nước xông để tăng độ hiệu quả.
Xì mũi đúng cách
Xì mũi là một phản xạ thường gặp. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, chất nhầy có thể dồn ngược vào tai và dẫn đến đau tai.
Để thực hiện đúng cách, bạn nên bịt một bên lỗ mũi, xì nhẹ vào khăn giấy và tiếp tục với bên còn lại.
Các biện pháp điều trị tại nhà khác cho trẻ em
Tất cả các phương pháp trên đều có thể sử dụng với cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, các bạn nhỏ có thể thực hiện thêm một số cách sau.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau họng, ho và nghẹt mũi.
Bình nước nên được thay mới hàng ngày. Bên cạnh đó, vệ sinh các bộ phận của máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tích tụ của nấm mốc.
Nhỏ mũi bằng nước muối
Ở trẻ nhỏ, việc rửa sạch mũi là rất khó khăn, trong khi nhỏ mũi bằng nước muối sẽ dễ dàng thực hiện và mang lại nhiều hiệu quả. Việc làm này có thể khiến dịch nhầy loãng hơn, tạo điều kiện để đẩy chúng ra ngoài, làm thông thoáng đường thở.
Sử dụng acetaminophen
Trẻ em dễ bị sốt hơn người lớn khi mắc cảm lạnh. Mặc dù triệu chứng này thường không không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng nó có thể khiến trẻ thấy mệt mỏi và quấy khóc.
Để hạ sốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen.
Trẻ trên 6 tuổi có thể được uống các loại thuốc có thành phần hạ sốt kết hợp với làm thông mũi.
Chống chỉ định dùng aspirin cho người dưới 18 tuổi vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye – một bệnh lý có thể đe doạ đến tính mạng.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc cho trẻ một cách an toàn nhất.
Chế phẩm từ mật ong
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí nhi khoa cho thấy rằng những trẻ uống mật ong trước khi đi ngủ sẽ ít xuất hiện ho hơn vào ban đêm.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi uống mật ong vì nó có chứa bào tử botulinum, một loại vi khuẩn có thể sinh sôi và gây bệnh trên hệ tiêu hoá chưa phát triển.
Thời gian điều trị cảm lạnh
CDC Hoa Kì cho biết những biện pháp điều trị tại nhà có thể không làm giảm thời gian mắc bệnh của bạn, tuy nhiên chúng sẽ làm các triệu chứng nhẹ đi và biến mất sau 7-10 ngày (ho có thể kéo dài hơn)
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ. Các biến chứng của cảm lạnh có thể gặp phải là viêm tai hoặc viêm xoang.
Phòng bệnh cảm lạnh
Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Mặc dù không thể tránh được hoàn toàn, nhưng thực hiện theo một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Rửa tay thường xuyên
Virus có thể tồn tại trên bàn tay chúng ta, do đó, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây là một trong những cách tốt nhất để tránh lây nhiễm bệnh.
Nếu không có nước rửa tay, bạn có thể sử dụng dung dịch có chứa cồn để sát khuẩn.
Duy trì hệ miễn dịch khoẻ mạnh
Một hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Nó có thể đạt được nhờ thực hiện một số biện pháp như:
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh
- Tránh hút thuốc lá
- Tránh căng thẳng
Tránh lây nhiễm bệnh
Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy thực hiện các biện pháp sau để tránh lây bệnh cho người khác:
- Nghỉ làm hoặc nghỉ học để tránh lây lan virus
- Tránh xa người khác khi hắt hơi
- Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy
- Vứt bỏ khăn giấy đã qua sử dụng
Những người bị suy giảm miễn dịch cần đặc biệt chú ý đến việc phòng tránh cảm lạnh vì họ có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng cũng như kéo dài thời gian khỏi bệnh.
Xem thêm:
- Cảm lạnh: Triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa
- Những điều bạn cần biết về cảm lạnh: Từ nguyên nhân đến điều trị và chăm sóc
- Các giai đoạn của cảm lạnh: Bạn nên làm gì? Khi nào cần dùng thuốc cảm?
- Cảm lạnh hay cảm cúm? Làm thế nào để bạn nhận biết?
- Bệnh cảm lạnh ở phụ nữ mang thai: Rủi ro sức khỏe, điều trị và phòng ngừa