Em bé thường bị mắc cảm lạnh một vài lần trong năm đầu đời. Tuy nhiên, đây cũng là lúc để cơ thể trẻ học cách chống lại các virus gây bệnh. Hãy chăm sóc bé thật nhẹ nhàng và đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Một số thông tin về cảm lạnh ở trẻ em:
- Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh.
- Trẻ thường xuất hiện các triệu chứng ở mũi đầu tiên.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi nên được đưa đến khám bác sĩ nếu bị cảm lạnh.
Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em
Triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện ở trẻ là chảy nước mũi, chúng dần trở nên đặc hơn, chuyển thành màu vàng và xanh trong vòng vài ngày. Ngoài ra, bé còn có thể bị sốt nhẹ. Đó là những dấu hiệu thông thường cho thấy sự hoạt động của hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
Các triệu chứng cảm lạnh khác có thể gặp bao gồm:
- Hắt xì
- Ho khan
- Cáu gắt hoặc quấy khóc
- Đỏ mắt
- Chán ăn
- Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
- Ngạt mũi
Các triệu chứng trên cũng gặp trong một số bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi hay viêm thanh khí phế quản. Do đó, các bậc phụ huynh nên liên hệ với bác sĩ nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị cảm lạnh.
Được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp sẽ giúp cha mẹ tập trung hơn vào việc chăm sóc con của họ.
Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý tương tự cảm lạnh
Video Phân biệt cúm và cảm lạnh ở trẻ em
Các triệu chứng của cảm lạnh cũng xuất hiện trong một số bệnh lý khác như cảm cúm, viêm thanh khí phế quản. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt chúng dựa trên một số điểm khác nhau.
Cúm có các triệu chứng giống với cảm lạnh, tuy nhiên trẻ thường có thêm một số dấu hiệu như nôn, tiêu chảy, sốt cao.
Trong một số trường hợp, em bé chỉ quấy khóc nhiều hơn do chúng còn quá nhỏ để biểu hiện ra các triệu chứng.
Viêm thanh khí phế quản
Viêm thanh khí phế quản cũng có các triệu chứng điển hình của cảm lạnh nhưng chúng thường xấu đi nhanh chóng.
Khi đó trẻ có thể xuất hiện ho dữ dội kèm theo dấu hiệu khó thở như tiếng rít hoặc khàn.
Ho gà
Ho gà ban đầu có thể giống như một đợt cảm lạnh nhưng nó thường kéo dài hơn 1 tuần.
Cơn ho gà rất đặc trưng, biểu hiện bằng việc trẻ ho rũ rượi, không thể kìm hãm được. Sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường xuất hiện nôn trớ và nguy hiểm hơn là ngừng thở, toàn thân tím tái.
Ho gà là một bệnh lý nghiêm trọng và phụ huynh cần đưa con đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ.
Viêm phổi
Cảm lạnh ở trẻ có thể nhanh chóng chuyển thành viêm phổi. Do đó, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:
- Nôn
- Đổ mồ hôi
- Sốt cao
- Da ửng đỏ
- Ho dữ dội, tăng dần theo thời gian
- Nhạy cảm
- Khó thở
Trong một số trường hợp, da và niêm mạc bé có thể trông xanh xao, đó là dấu hiệu thiếu oxy và cần được đưa đi cấp cứu.
Điều trị cảm lạnh
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh cần được chăm sóc nhẹ nhàng để tạo sự dễ chịu và thoải mái nhất. Không nên sử dụng thuốc cảm cho trẻ em vì chúng không mang lại hiệu quả mà còn có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Đôi khi, các bác sĩ cần dùng thuốc hạ sốt để làm giảm thân nhiệt cho các bé. Các triệu chứng có thể cần đến 2 tuần để biến mất hoàn toàn.
Các biện pháp điều trị tại nhà
Các biện pháp điều trị tại nhà sau có thể làm dịu triệu chứng bệnh:
- Bổ sung nước: Cảm sẽ làm cho trẻ bị mất đi một lượng nước và chất điện giải quan trọng. Do đó, mẹ cần cho con ăn uống đầy đủ, bú thêm sữa hoặc sử dụng sữa công thức
- Làm sạch đường mũi: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý với bầu hút chuyên dụng sẽ làm cho bé dễ chịu hơn.
- Tạo môi trường ẩm: Sử dụng máy phun sương để làm tăng độ ẩm không khí trong phòng.
- Xông hơi: Đứng trong phòng với vòi nước nóng từ 10 đến 15 phút cũng có lợi cho hô hấp của trẻ.
- Nghỉ ngơi: để trẻ nằm ở nơi yên tĩnh và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
Chăm sóc bé cẩn thận và liên hệ với bác sĩ ngay khi triệu chứng trở nên xấu hơn.
Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Trẻ trên 6 tháng tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn trẻ sơ sinh do chúng chưa phát triển hệ miễn dịch và cũng không còn các kháng thể từ mẹ.
Người mang mầm bệnh có thể không biểu hiện bất kì triệu chứng nào. Khi tiếp xúc gần, virus có thể lây truyền qua không khí và xâp nhậm vào đường hô hấp của trẻ. Ngoài ra, hít phải khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh.
Thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu tỷ lệ bị lây bệnh cho bé:
- Rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc
- Tránh gặp những người ốm
- Tránh tiếp xúc với đám đông
- Tránh khói thuốc lá
- Thường xuyên làm sạch đồ chơi và các bề mặt trẻ chạm vào.
Cho con bú sữa mẹ cũng giúp bổ sung một lượng kháng thể nhất định, qua đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh so với uống sữa công thức.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Sốt là một trong những cách bảo vệ của cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh. Tuy nhiên, trẻ cần được đi khám khi gặp các tình trạng như:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi tuổi sốt trên 38°C
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi sốt trên 38.5°C
- Trẻ sơ sinh có các dấu hiệu nhiễm bệnh.
- Trẻ sốt kéo dài trên vài ngày, sốt tái phát nhiều lần.
- Có các triệu chứng khác kèm theo
Môt số triệu chứng nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám ngay là:
- Khó thở
- Tiếng khóc hoặc ho bất thường
- Dấu hiệu đau hoặc khó chịu
- Chán ăn
- Phát ban
- Tiêu chảy hoặc nôn kéo dài
- Mất nước
Nếu bạn nghi ngờ con mình đang mắc bệnh hay có bất kì triệu chứng bất thường nào khác, hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Tổng kết
Cảm lạnh là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây không hẳn là một điều xấu vì nó sẽ giúp con bạn phát triển hệ thống miễn dịch. Mục tiêu điều trị lúc này là làm dịu đi các triệu chứng và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu nhất.
Cảm lạnh ở trẻ có thể tiến triển nhanh chóng thành các bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy bạn cần đưa bé đi khám khi cần thiết, đặc biệt nếu xuất hiện sốt cao hoặc có các triệu chứng khác thèm theo. Trẻ sơ sinh càng cần được chẩn đoán sớm để tránh gặp phải nguy hiểm.
Xem thêm:
- Cảm lạnh: Triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa
- Những điều bạn cần biết về cảm lạnh: Từ nguyên nhân đến điều trị và chăm sóc
- Các giai đoạn của cảm lạnh: Bạn nên làm gì? Khi nào cần dùng thuốc cảm?
- Cảm lạnh hay cảm cúm? Làm thế nào để bạn nhận biết?
- Bệnh cảm lạnh ở phụ nữ mang thai: Rủi ro sức khỏe, điều trị và phòng ngừa
- Điều trị cảm lạnh: Biện pháp khắc phục, phòng ngừa và thuốc
- Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh: Hắt hơi, sốt, mệt mỏi...
- Các thuốc làm giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường
- Các biện pháp trị cảm tốt nhất tại nhà
- Cảm lạnh: Biện pháp khắc phục tại nhà, thời gian điều trị và phòng ngừa
- Làm thế nào để không bị ốm: 8 cách để tránh cảm lạnh và cảm cúm