Làm thế nào để không bị ốm: 8 cách để tránh cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh lý chúng ta thường xuyên mắc phải. Chúng có thể khởi phát quanh năm, nhất là vào mùa thu và mùa đông. Các triệu chứng của bệnh khiến bạn thấy mệt mỏi, không thể làm việc hay tham các gia các hoạt động cùng gia đình hay bạn bè. Tuy nhiên, thực hiện theo một số phương pháp sau sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, hạn chế bị cảm lạnh, cảm cúm.

Video Phòng tránh cảm mùa lạnh

Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh lý chúng ta thường xuyên mắc phải. Chúng có thể khởi phát quanh năm, nhất là vào mùa thu và mùa đông. Các triệu chứng của bệnh khiến bạn thấy mệt mỏi, không thể làm việc hay tham các gia các hoạt động cùng gia đình hay bạn bè. Tuy nhiên, thực hiện theo một số phương pháp sau sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, hạn chế bị cảm lạnh, cảm cúm.

1. Tiêm chủng

Tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ chúng ta trước các bệnh cảm cúm theo mùa. Nguồn ảnh: Thejapantime.com Tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ chúng ta trước các bệnh cảm cúm theo mùa. Nguồn ảnh: Thejapantime.comTheo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC - Centers for Disease Control and Prevention), tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ chúng ta trước các bệnh cảm cúm theo mùa.

Vắc xin là một chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên của vi rút gây bệnh. Khi chúng được tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích sản sinh các kháng thể có chức năng tiêu diệt các mầm bệnh tương tự trong tương lai. 

Có bốn loại vi rút cúm đã được biết đến. Chúng đều có khả năng tạo ra đột biến làm giảm hiệu quả của vắc xin theo thời gian. Nếu chế phẩm sinh học này vẫn có có hiệu lực, việc tiêm chủng có thể làm giảm tới 40-60% số ca cúm phải nhập viện. Ngoài ra, tiêm vắc xin còn làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Dưới đây là một số bằng chứng khoa học về tác dụng của tiêm chủng:

  • CDC Hoa Kì ước tính rằng việc tiêm phòng cúm đã ngăn ngừa được 5.3 triệu ca mắc cúm trong giai đoạn 2016-2017.
  • Theo một nghiên cứu khác, những người trưởng thành New Zealand đã được tiêm phòng có nguy cơ cấp cứu do cúm thấp hơn 59% so với người chưa tiêm trong giai đoạn 2012-2015.
  • Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy tiêm chủng giúp giảm 65% số ca tử vong do cúm ở trẻ em từ 6 tháng đến 17 tuổi.

2. Khử khuẩn bề mặt

Khử khuẩn bề mặt các đồ vật thường xuyên sử dụng giúp giảm nguy cơ lây bệnh. Nguồn ảnh: Marthastewart.comKhử khuẩn bề mặt các đồ vật thường xuyên sử dụng giúp giảm nguy cơ lây bệnh. Nguồn ảnh: Marthastewart.com

Vi rút có thể tồn tại trên nhiều loại bề mặt khác nhau, bao gồm:

  • Kim loại 
  • Nhựa
  • Vải
  • Giấy
  • Thủy tinh

Thời gian tồn tại của mầm bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ và độ ẩm. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2016 cho thấy vi rút cúm có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong thời gian dài, thậm chí có thể đến vài tháng.

Do đó, bạn cần khử khuẩn bằng các sản phẩm có chứa cồn hoặc chất tẩy rửa trên đồ vật thường xuyên sử dụng như điện thoại, mặt bàn và bàn phím máy tính. Hãy lưu ý thực hiện theo hướng dẫn sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

3. Tránh bị lây bệnh

Bạn nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Nguồn ảnh: Froedtert.comBạn nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Nguồn ảnh: Froedtert.com

Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh lý lây truyền qua không khí. Vi rút thường sinh sôi và phát triển trên niêm mạc đường hô hấp của người bệnh. Khi họ ho hoặc hắt hơi, chúng có thể thoát ra ngoài dưới dạng các giọt bắn nhỏ và bay xa tới 3.7m.

Do đó, việc đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác là rất quan trọng để giảm nguy cơ lây bệnh.

4. Đảm bảo vệ sinh cá nhân 

Rửa tay đúng cách, thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ bạn khỏi nhiễm vi rút. Nguồn ảnh: Munsonhealthcare.orgRửa tay đúng cách, thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ bạn khỏi nhiễm vi rút. Nguồn ảnh: Munsonhealthcare.org

Vi rút có thể xâm nhập vào đường hô hấp qua mắt, mũi hoặc miệng của chúng ta. Bên cạnh đó, việc chạm tay vào các bề mặt có mầm bệnh rồi đưa lên mặt cũng có thể khiến bạn nhiễm loại vi sinh vật này.

Rửa tay đúng cách, thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ bạn khỏi nhiễm vi rút. Theo CDC, việc làm này giúp giảm 16-21% số ca mắc bệnh lý đường hô hấp như cảm lạnh và cảm cúm.

Ngoài xà phòng, sử dụng nước rửa tay có chứa cồn cũng mang lại hiệu quả.

5. Bổ sung kẽm cho cơ thể

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng có trong thịt, cá, các loại hạt và một số loại thực phẩm khác.

Theo một nghiên cứu năm 2016, thiếu kẽm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh lý về da cũng như nhiễm trùng.

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2017 cho thấy sử dụng viên ngậm kẽm (80 - 207 mg) có thể làm giảm 33% thời gian bị cảm lạnh ở người bệnh so với thông thường.

6. Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có thể làm tăng cường hệ miễn dịch. Nguồn ảnh: Mealender.comChất xơ có thể làm tăng cường hệ miễn dịch. Nguồn ảnh: Mealender.com

Chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý khác nhau.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy các axit béo chuỗi ngắn có trong chất xơ có thể làm tăng cường hệ miễn dịch trên chuột.

7. Tránh khói thuốc lá

Hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý như ung thư, hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp. Nguồn ảnh: Helpguide.comHút thuốc hay hít phải khói thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý như ung thư, hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp. Nguồn ảnh: Helpguide.com

Hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý như ung thư, hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp. 

Theo một nghiên cứu năm 2018, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm cúm cũng như mắc phải các triệu chứng nặng của nó.

Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc là một cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe

8. Tập luyện thể chất

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn khoẻ mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý. Nguồn ảnh: Fitness-nation.netTập thể dục thường xuyên giúp bạn khoẻ mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý. Nguồn ảnh: Fitness-nation.net

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn khoẻ mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc một số bệnh như:

  • Bệnh tim mạch
  • Căng thẳng thần kinh
  • Cao huyết áp
  • Đái tháo đường type 2
  • Ung thư

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng hoạt động thể chất cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp.

Một nghiên cứu năm 2018 cũng cho kết quả tương tự với thiền. Nghiên cứu này kéo dài trong 8 tuần với 390 người tham gia, họ được chỉ định ngẫu nhiên vào một trong ba nhóm:

  • Nhóm không tập thể dục (nhóm chứng)
  • Nhóm chánh niệm (Mindfulness-based stress reduction – MBSR)
  • Nhóm tập thể dục cường độ trung bình (Moderate-intensity exercise – EX)

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng nhóm MBSR và EX cho kết quả giảm 14-33% số ca nhiễm trùng đường hô hấp cấp và các triệu chứng ở người nhiễm bệnh cũng nhẹ hơn so với nhóm chứng.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho rằng tập luyện thể chất chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, họ khuyên người lớn nên tập thể dục đều đặn ít nhất 150 phút cường độ trung bình hoặc 75 phút cường độ cao mỗi tuần.

Tổng kết

Cúm là một bệnh lý mà ai cũng có thể mắc phải vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thực hiện một số biện pháp như tiêm vắc xin, đảm bảo vệ sinh cá nhân, có một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn tự bảo vệ bản thân mình cũng như những người xung quanh.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!