Video: Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản
Những hiểu biết cơ bản về thuốc kháng histamin H2
Loại thuốc này thường có sẵn ở các quầy thuốc và cần có đơn thuốc để mua. Một số thuốc kháng histamin H2 phổ biến bao gồm:
- Nizatidine (Axid)
- Famotidine (Pepcid, Pepcid AC)
- Cimetidine (Tagamet, Tagamet HB)
Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm dạ dày và các vết loét đường tiêu hóa. Vết loét đường tiêu hóa ở đây là để chỉ các tổn thương gây đau đớn xuất hiện ở niêm mạc của dạ dày, thực quản đoạn thấp hoặc tá tràng – đoạn đầu tiên của ruột non. Chúng được hình thành do các nguyên nhân như viêm dạ dày hoặc sự tiết axit qua dư thừa ở dạ dày. Bác sĩ cũng có thể sẽ sử dụng thuốc kháng histamin H2 để điều trị dự phòng ngăn các vết loét này tái phát
Thuốc kháng H2 sử dụng thường xuyên để làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). GERD là một tình trạng trào ngược axit kéo dài, nguyên nhân bởi axit từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Việc tiếp xúc thường xuyên với axit dạ dày có thể gây kích thích thực quản và gây ra một số triệu chứng khó chịu cho người bệnh, ví dụ như: ợ chua, buồn nôn, đau thượng vị, hoặc nuốt khó.
Ngoài ra, thuốc kháng histamin H2 còn dùng để điều trị một số trường hợp ít phổ biến như hội chứng Zollinger-Ellison – do u tiết gastrin làm tăng tiết axit ở dạ dày.
Các bác sĩ cũng có thể khuyên dùng loại thuốc này cho một số chỉ định “off-label”. Có nghĩa là sử dụng để điều trị một số tình trạng mà thuốc chưa được phê duyệt để điều trị. Ví dụ như: sử dụng trong điều trị một số vấn đề của tuyến tụy, hoặc sử dụng trong một số trường hợp có phản ứng dị ứng, mặc dù theo truyền thống thì chúng không được sử dụng theo mục đích này.
Cơ chế hoạt động của thuốc kháng thụ thể histamin H2
Khi bạn sử dụng thuốc kháng histamin H2, các thành phần hoạt tính của thuốc sẽ di chuyển đến các receptor đặc hiệu ở trên bề mặt của tế bào dạ dày tiết axit. Thuốc sẽ làm ức chế một số phản ứng chuyển hóa ở trong tế bào này làm chúng giảm khả năng tiết axit. Theo Viện Y tế Quốc gia, thuốc kháng thụ thể H2 có thể làm giảm tiết axit dạ dày 70% trong suốt 24 giờ. Và nhờ tác dụng giảm lượng axit ở trong dạ dày, các vùng bị tổn thương sẽ có thời gian để hồi phục.
Các tác dụng không mong muốn của thuốc?
Các tác dụng không mong muốn của thuốc kháng Histamin H2 thường nhẹ và thường sẽ giảm xuống khi bạn đã sử dụng thuốc một khoảng thời gian. Chỉ 1,5% số người sử dụng thuốc kháng H2 phải ngừng vì tác dụng không mong muốn của chúng.
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng Histamin H2 bao gồm:
Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn có bất kì triệu chứng nào khác mà bạn nghi ngờ có thể do sử dụng thuốc kháng H2.
Một số trường hợp hiếm gặp, thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, ví dụ như:
- Phỏng rộp, bỏng rát, hoặc đóng vảy ở da
- Thay đổi thị lực
- Lẫn lộn
- Kích động
- Khó thở
- Thở khò khè
- Tức ngực
- Nhịp tim không đều
- Ảo giác
- Gây suy nghĩ muốn tự tử
Gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đi đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên.
Mặc dù tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn, nhưng thuốc kháng Histamin H2 thường rất có hiệu quả trong điều trị tình trạng dư thừa axit dạ dày. Hãy hỏi bác sĩ về các nguy cơ tiềm ẩn để xác định xem liệu loại thuốc này có phải là lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng của bạn không. Bạn không bao giờ nên tự ý ngừng thuốc mà không thông báo với bác sĩ của bạn trước đó.
So sánh hiệu quả giữa thuốc ức chế thụ thể histamin H2 và thuốc ức chế bơm Proton (PPIs)
Thuốc ức chế bơm Proton (PPIs) cũng là một loại thuốc khác có tác dụng giảm thiểu axit của dạ dày và điều trị trào ngược axit hoặc GERD. Một số thuốc PPIs thường sử dụng là:
- Esomeprazole (Nexium)
- Pantoprazole (Protonix)
Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng ngăn chặn và giảm thiểu sản xuất axit trong dạ dày, nhưng PPIs được coi là có tác dụng mạnh hơn và nhanh hơn trong việc giảm axit dạ dày. Tuy nhiên, thuốc kháng thụ thể Histamin H2 lại đặc biệt làm giảm lượng axit tiết ra vào buổi đêm – thời điểm dễ xuất hiện các vết loét đường tiêu hóa. Điều này giải thích cho việc thuốc kháng thụ thể H2 được chỉ định đặc biệt cho những người bị loét hoặc có nguy cơ bị. Thuốc PPIs thường được chỉ định hơn cho những người bị GERD hoặc có trào ngược axit.
Các bác sĩ thường không khuyến cáo sử dụng cả hai thuốc PPIs và kháng H2 cùng một lúc. Thuốc kháng H2 có thể làm giảm hiệu quả của thuốc PPIs. Nếu triệu chứng của bệnh GERD không cải thiện khi sử dụng PPIs, bác sĩ của bạn có thể đề nghị sử dụng thuốc kháng H2 thay thế.
Các lựa chọn điều trị
Nếu bạn bị loét đường tiêu hóa hoặc GERD, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tránh sử dụng một số loại thuốc đặc biệt và thay đổi một ít về lối sống để làm giảm bớt triệu chứng của bạn.
Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn hạn chế sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs), như: aspirin và ibuprofen. Khi sử dụng thường xuyên và kéo dài loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết loét đường tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng acetaminophen để thay thế cho loại thuốc trên. Tuy nhiên, bạn không nên ngừng sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không thông báo với bác sĩ điều trị.
Thực hiện một số điều chỉnh lối sống có thể giúp giảm thiểu triệu chứng của loét đường tiêu hóa. Ví dụ như:
- Hạn chế sử dụng rượu
- Tránh các thức ăn cay, nhiều gia vị
- Giảm thiểu căng thẳng
- Ngừng hút thuốc lá
Nếu bạn có bệnh GERD hoặc trào ngược, thay đổi lối sống có thể làm giảm triệu chứng của bệnh, như:
- Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa ăn chính
- Tránh các đồ uống có cồn, thuốc lá hay các loại thức ăn, đồ uống có thể gây ra các triệu chứng của bệnh
- Nâng cao đầu giường lên khoảng 6 inch
- Tiêu thụ ít chất béo hơn
- Tránh nằm xuống trong vòng ít nhất 2 giờ sau ăn
- Tránh ăn vặt trước khi đi ngủ
Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu các triệu chứng không cải thiện sau khi sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Bạn có thể sẽ cần điều trị tăng cường hoặc phẫu thuật để loại trừ vết loét hoặc làm giảm trào ngược axit.
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Cơn đau bụng của bạn trở nên tồi tệ hơn nhiều so với những lần bạn đã trải qua
- Bạn bị sốt cao
- Bạn bị nôn nhiều và không thuyên giảm
- Bạn bị chóng mặt và choáng váng
Các dấu hiệu trên là biến chứng của các vết loét vì vậy cần phải khắc phục ngay lập tức.