10 điều bạn cần biết về cảm lạnh: Từ nguyên nhân đến điều trị và chăm sóc

Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh lý đường hô hấp và có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau.

Cảm lạnh và cảm cúm khác gì nhau?

Video Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh 

Chúng bao gồm:

  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Hắt hơi
  • Đau nhức cơ thể
  • Mệt mỏi.

Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có một vài điểm khác biệt: 

  • Triệu chứng cúm thường nặng hơn
  • Cúm có thể dẫn đến một số biến chứng như viêm xoang, viêm tai, viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết

Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết. 

Cả 2 bệnh lý này đều được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và sử dụng các thuốc cảm không kê đơn. Tuy nhiên, với cảm cúm, bạn có thể dùng thuốc sớm hơn từ ngay giai đoạn đầu của bệnh.

Các triệu chứng của cảm lạnh

 Hắt hơi là một triệu chứng của cảm lạnh. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com Hắt hơi là một triệu chứng của cảm lạnh. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comVài ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, các triệu chứng cảm lạnh dần xuất hiện. Nhận biết được chúng sẽ giúp bạn đinh hướng được nguyên nhân, tự điều trị tại nhà hay đi khám bác sĩ.

Các triệu chứng cảm lạnh ở mũi bao gồm:

  • Tắc mũi
  • Áp lực xoang
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Mất mùi vị
  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi sau 

Các triệu chứng cảm lạnh ở đầu bao gồm:

  • Chảy nước mắt
  • Đau đầu
  • Viêm họng
  • Ho
  • Nổi hạch 

Các triệu chứng toàn thân bao gồm:

  • Mệt mỏi 
  • Ớn lạnh
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Sốt nhẹ
  • Khó chịu ở ngực
  • Khó thở 

Biện pháp điều trị cảm lạnh với người lớn

 Nghỉ ngơi là một cách tốt để cơ thể hồi phục. Nguồn ảnh: Sixsense.com Nghỉ ngơi là một cách tốt để cơ thể hồi phục. Nguồn ảnh: Sixsense.comCác phương pháp điều trị cảm lạnh gồm 2 loại chính là:

Thuốc cảm không kê đơn

Các loại thuốc cảm không kê đơn phổ biến bao gồm thuốc chống ngạt mũi, thuốc kháng histamine và thuốc giảm đau. Đôi khi, một sản phẩm có thể kết hợp các thành phần các nhau. Do đó, hãy đọc kĩ nhãn thuốc để tránh dùng quá liều. 

Các biện pháp điều trị tại nhà

Một số biện pháp hiệu quả và phổ biến để điều trị cảm lạnh tại nhà là súc miệng nước muối, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại thảo mộc như hoa cúc tím cũng có thể hiệu quả với bệnh lý này. Các cách trên không tác động đến nguyên nhân gây bệnh mà chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Các biện pháp điều trị cảm lạnh với trẻ em

Trẻ em cần được cho ăn uống đầy đủ khi bị cảm lạnh. Nguồn ảnh: Todaysparent.comTrẻ em cần được cho ăn uống đầy đủ khi bị cảm lạnh. Nguồn ảnh: Todaysparent.comCơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA - U.S. Food and Drug Administration) không khuyến cáo sử dụng thuốc cảm không kê đơn cho trẻ em dưới 4 tuổi. Trong khi đó, một số bác sĩ cho rằng chỉ nên dùng chúng cho trẻ em trên 6 tuổi.

Do đó, bạn nên hướng dẫn trẻ thực hiện một số cách sau để làm giảm nhẹ triệu chứng:

Nghỉ ngơi đầy đủ: hãy cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà cho đến khi khỏi bệnh.

Uống nhiều nước: Uống nước là một cách đơn giản và hiệu quả để trẻ bù lại lượng dịch bị mất. Trà ấm cũng là một thức uống tốt và có thể giúp giảm đau họng.

Ăn uống đầy đủ: Trẻ bị cảm có thể cảm thấy chán ăn. Do đó, bạn hãy làm những món dễ hấp thu như sinh tố và súp để cung cấp năng lượng cũng như bù nước cho trẻ.

Sử dụng nước muối: súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm dịu cơn đau họng. Sử dung nước muối xịt mũi cũng có thể làm thông mũi.

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có thể làm hạ sốt và giảm đau.

Sử dụng thuốc cảm

Các loại thuốc cảm không kê đơn thường sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi bao gồm thuốc chống nghẹt mũi, thuốc kháng histamine và thuốc giảm đau.

Các tác dụng phụ thường gặp của chúng là:

  • Chóng mặt
  • Mất nước
  • Khô miệng
  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Thuốc cảm đều chỉ có thể làm giảm nhẹ triệu chứng chứ không tác động đến nguyên nhân gây bệnh cũng như làm giảm thời gian điều trị.

Người cao huyết áp cần cẩn trọng với các loại thuốc chống nghẹt mũi vì chúng có thể làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. 

Trẻ nhỏ không nên dùng thuốc cảm. Việc lạm dụng và các tác dụng phụ của chúng có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng cho trẻ.

Chẩn đoán cảm lạnh

Video Cách phòng tránh bệnh cảm lạnh 

Cảm lạnh là một bệnh lý rất phổ biến mà bạn có thể tự chẩn đoán ra nhờ vào các triệu chứng cơ bản. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện sau 1 tuần, hãy đi khám bác sĩ vì bạn rất có thể đã mắc phải một bệnh khác như cảm cúm hoặc viêm họng do liên cầu khuẩn.

Triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm là rất giống nhau. Do đó, cách duy nhất để chẩn đoán xác định là thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Cảm lạnh kéo dài trong bao lâu?

 Cảm lạnh thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày . Nguồn ảnh: Scoopwhoop.com Cảm lạnh thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày . Nguồn ảnh: Scoopwhoop.comCảm lạnh là một bệnh đường hô hấp trên do virus gây ra. Chúng ta chỉ có thể điều trị làm giảm nhẹ triệu chứng chứ không diệt được tác nhân gây bệnh. 

Cảm lạnh thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày tùy vào sức khỏe của người bệnh. 

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc vẫn còn sau 7 đến 10 ngày, hãy đến gặp bác sĩ vì bạn có thể đã mắc một bệnh lý nặng hơn như cảm cúm hoặc viêm họng liên cầu khuẩn.

Bạn nên ăn với lượng như thế nào?

Khi bị cảm, bạn rất dễ thấy chán ăn. Tuy nhiên, trong lúc cơ thể đang chống chọi với bệnh tật, nó sử dụng nhiều năng lượng hơn bình thường. Do đó, người bệnh cần tăng cường khẩn phần ăn của mình.

Sốt cũng là một một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang phản ứng trước các tác nhân gây bệnh. Nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Từ đó, nhiều calo hơn bị đốt cháy hơn. Vì vậy, sốt càng cao, cơ thể càng cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều, hãy sử dụng lượng vừa đủ để có được kết quả tốt nhất.

Nên ăn gì khi bị cảm?

Khi ốm, bạn có thể thấy chán ăn. Tuy nhiên cơ thể vẫn cần được cung cấp năng lượng. Các món ăn tốt nhất cho người bị cảm lạnh là:

Phở gà

 Phở gà là một món ăn rất tốt cho người bị cảm. Nguồn ảnh: Inspiredtaste.com Phở gà là một món ăn rất tốt cho người bị cảm. Nguồn ảnh: Inspiredtaste.com

Các món ăn mặn nhiều nước luôn là giải pháp tốt để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Nước ấm rất tốt trong việc cải thiện lưu thông  khí, giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, muối có trong nước giúp làm dịu niêm mạc họng.

Trà nóng

Đồ uống ấm như trà rất tốt cho người bị cảm lạnh. Bạn có thể thêm mật ong để giảm ho cũng như ít lát gừng có thể làm giảm viêm và nghẹt mũi. Ngoài ra, bạn không nên uống cà phê vì caffeine dễ tương tác với các loại thuốc cũng như làm nặng lên tình trạng mất nước.

Sữa chua

Sữa chua chứa hàng tỷ vi khuẩn tốt giúp tăng cường sức khỏe đường ruột của bạn cũng như sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh.

Kem 

Giống như trà ấm, kem có thể giúp làm tê và giảm đau do viêm họng. Hãy sử dụng các loại ít đường hoặc tự làm với sữa chua, trái cây và nước ép của chúng.

Điều quan trọng nhất cần nhớ khi bị cảm lạnh là uống đủ nước. Nên dùng các thức uống như nước lọc hoặc trà ấm, tránh caffein và rượu vì chúng có thể làm bệnh diễn biến xấu đi.

Phòng bệnh

 Bạn nên thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng để tránh bị cảm. Nguồn ảnh: Henryford.com Bạn nên thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng để tránh bị cảm. Nguồn ảnh: Henryford.comCảm không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Hiện tại chưa có vắc xin phòng cảm lạnh. Tuy nhiên, thực hiện theo một số cách sau sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh:

Rửa tay. Thường xuyên rửa tay với nước và xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn.

Tăng cường sức khỏe đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn thông qua sữa chua hoặc các loại thực phẩm chức năng.

Tránh tiếp xúc với người bệnh. Tránh xa những người có dấu hiệu cảm lạnh. Nếu bạn bị cảm, hãy nghỉ ngơi tại nhà và tránh đến những nơi công cộng như trường học hay phòng làm việc.

Dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy che miệng sau khi ho hoặc hắt hơi. Việc làm này giúp hạn chế các giọt bắn chứa virus tiếp xúc được với người khác.

Nguyên nhân gây ra cảm lạnh?

Có nhiều loại virus gây ra cảm lạnh, trong đó rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Chúng có thể tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại trong vài ngày. Khi virus tiếp cận được với niêm mạc mũi, mắt, miệng, bạn sẽ có khả năng sẽ bị nhiễm bệnh.

Các yếu tố nguy cơ gây cảm lạnh 

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc cảm lạnh như:

Mùa thu đông: Cảm lạnh có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng chúng thường gặp hơn vào mùa thu và mùa đông.

Tuổi: Trẻ em dưới 6 tuổi dễ bị cảm lạnh. Nguy cơ của trẻ còn cao hơn nếu ở và sinh hoạt chung với các bạn khác.

Môi trường: việc đến nơi công cộng như tham gia sự kiện đông người sẽ làm tăng nguy cơ bị cảm.

Hệ miễn dịch suy yếu: Nếu bạn đang bị bệnh mãn tính hoặc mới bị ốm gần đây, bạn sẽ có khả năng cao bị nhiễm virus.

Hút thuốc: Những người hút thuốc có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn cũng như gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!