Gãy xương do mệt mỏi (stress fractures)

Gãy xương do mệt mỏi là một trong số những chấn thương phổ biến trong thể thao. Chúng là những vết gãy nhỏ trong xương, thường là do sự gắng sức lặp đi lặp lại trong các hoạt động như chạy. Mặc dù những vết gãy xương nhỏ này có thể gây đau, nhưng chúng thường tự lành nếu được nghỉ ngơi trong vài tháng.

Video Gãy xương: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Nhiều môn thể thao khác nhau làm tăng nguy cơ gãy xương do mệt mỏi. Chẳng hạn như các hoạt động đòi hỏi phải chạy và nhảy có thể gây ra gãy xương ở chân hoặc bàn chân. Hơn một nửa số ca gãy xương do mệt mỏi ở người lớn và thanh thiếu niên xảy ra ở xương cẳng chân. Trong số này, gãy xương chày là phổ biến nhất với khoảng 24% các trường hợp gãy xương do mệt mỏi.

Các môn thể thao khác đòi hỏi các chuyển động lặp lại - như ném bóng hoặc chèo thuyền - có thể dẫn đến gãy xương do mệt mỏi ở xương cánh tay, nhưng hiếm gặp hơn nhiều.

Những người bắt đầu một môn thể thao mới hoặc đột ngột tăng cường độ tập luyện có khả năng cao bị gãy xương do mệt mỏi. Khi các cơ không hoạt động nhịp nhàng, chúng dễ bị mỏi và không thể hỗ trợ cũng như đệm cho xương trong quá trình vận động. Điều này dẫn đến tăng áp lực tác động trực tiếp lên xương và có thể dẫn đến gãy xương.

Gãy xương do mệt mỏi dường như phổ biến hơn ở phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: uống nhiều hơn 10 đồ uống có cồn một tuần, hút thuốc, chạy hơn 40 km trong một tuần, loãng xương, rối loạn ăn uống và thiếu hụt vitamin D.

Bất kỳ bất thường nào về giải phẫu - như bàn chân bẹt – dẫn đến phân phối lực tải không đồng đều qua bàn chân và cẳng chân. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương do mệt. Cũng giống như khi sử dụng các dụng cụ kém chất lượng, ví dụ giày chạy bộ đã cũ.

Hình minh họa chân bình thường và bàn chân bẹt (nguồn:www.percystride.com)

Thật không may, gãy xương do mệt có xu hướng tái phát. Khoảng 60% những người bị gãy xương do mệt mỏi đã từng bị gãy xương trước đó.

Xem thêm : 


Câu hỏi liên quan

sắp xếp công việc một cách khoa học
Xem thêm
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, gia tang nguy cơ chuyển biến thành các bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách.
Xem thêm
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong.
Xem thêm
Căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.
Xem thêm
Những nguyên nhân thường thấy: Thay đổi chỗ ở, di chuyển địa lý; Bắt đầu đi học trường mới hoặc công việc mới; Bị bệnh hoặc bị thương; Có một người bạn hoặc thành viên gia đình bị ốm hoặc bị thương
Xem thêm
Biểu hiện thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,...
Xem thêm
Bên cạnh đó, một số cách vượt qua stress hiệu quả có thể kể tới như: Ngủ đủ giấc, Vận động thể chất để rèn luyện sức khỏe,...
Xem thêm
Rèn luyện sức khỏe: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga,... Ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích như rượu bia,...
Xem thêm
Khi người bệnh gặp bị ốm đau, cơ thể suy nhược, thiếu dinh dưỡng, mắc bệnh nan y,… thì tinh thần cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến stress.
Xem thêm
Theo bác sĩ chia sẻ, một số trường hợp bệnh nhân bị bệnh xuất phát từ những vấn đề sức khỏe tinh thần như tâm lý căng thẳng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những đối tượng như người lao động thường xuyên chịu áp lực, người lao động xa quê ở những vùng sâu vùng xa, người hay suy nghĩ nhiều,… dễ mắc bệnh tuyến giáp.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Stress (sức khỏe tinh thần)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!