Video: Quản lý căng thẳng
Vậy căng thẳng ảnh hưởng đến suy tim như thế nào? Điều này vẫn còn đang được tranh luận, nhưng các bác sĩ lo sợ rằng căng thẳng có thể khiến bệnh tình của bạn trở nên tệ hơn.
Căng thẳng ảnh hưởng gì đến bạn
Căng thẳng gây ra một “cơn sóng” phản ứng hóa học trong cơ thể bạn. Phản ứng này của bạn có thể được gọi tên là “chiến hoặc chạy”. Con người sẽ không thể tồn tại nếu không có các phản ứng mạnh mẽ khi căng thẳng. Kết hợp với những thay đổi bao gồm adrenaline và các hormone khác giúp làm tăng nhịp tim, nhịp thở và tăng lượng đường trong máu.
Phản ứng này giúp tim bạn được cung cấp thêm oxy và năng lượng cho phép bạn, nói theo cách đơn giản là chạy trốn khỏi sự truy đuổi của một con hổ.
Vấn đề là, cơ thể bạn không được tạo ra để tiếp nhận các hormone căng thẳng trong một thời gian dài. Ví dụ, căng thẳng gia tăng cũng có thể dẫn đến khả năng tử vong cao hơn. Khả năng này càng lớn hơn với những người có trái tim yếu.
Một số ý kiến khác lại cho rằng, suy tim có mối liên hệ với một loại hormone gọi là cortisol, "hormone căng thẳng". Một nghiên cứu cho thấy những người bị suy tim và có lượng cortisol cao có nguy cơ tử vong vào ban đêm trong vòng 18 tháng cao gấp 3 lần so với những người có ít cortisol hơn.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng căng thẳng là một thứ phức tạp và không thể hiểu được hoàn toàn.
Kể cả khi bệnh nhân mắc một vấn đề về y học nghiêm trọng và thường là nguyên nhân gây ra căng thẳng thì vẫn không thể xác định được cái nào diễn ra trước. Thậm chí một số ảnh hưởng của căng thẳng đến tim mạch có thể do nguyên nhân khác. Ví dụ, những người bị căng thẳng có thể không ăn uống lành mạnh, không tập thể dục hoặc uống thuốc theo chỉ dẫn. Đó là một số lý do khiến các kết quả nghiên cứu không thống nhất.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2014 không tìm thấy bất cứ mối liên hệ nào giữa mức độ căng thẳng và khả năng sống sót của bệnh nhân. Nó cảnh báo rằng, ngay cả với những người không bị suy tim, “bức tranh tổng thể mà bài báo trình bày vẫn là phát hiện đầy mâu thuẫn".
Giảm căng thẳng có thể cải thiện tình trạng suy tim không?
Có lẽ. Điều đó có vẻ hợp lý, nhưng việc nghiên cứu nhằm tìm ra mối liên hệ là khó hơn bạn nghĩ. Giảm căng thẳng có thể giúp người bệnh cảm thấy khá hơn, do đó có thể khiến họ có xu hướng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hơn.
Nhưng liệu sự cải thiện có phải là do họ ít căng thẳng hơn hay do họ được chăm sóc tốt hơn?
Chúng ta đều biết rằng sự giảm thiểu căng thẳng dẫn đến những thay đổi trong cơ thể của bạn. Khi căng thẳng giảm bớt, lượng cortisol và adrenaline cũng giảm theo. Điều này có thể giảm bớt gánh nặng cho trái tim của bạn.
Những người đã tham gia một khóa học 8 tuần về các kỹ năng đối phó với căng thẳng kết hợp với thiền giúp tăng cường thư giãn và giảm lo âu cho thấy sự cải thiện đáng kể trong suốt một năm, so với những người không tham gia.
Làm cách nào để giảm căng thẳng?
Điều này phụ thuộc vào những gì giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu, miễn là đó không phải là những thứ không lành mạnh như uống rượu hoặc hút thuốc.
Ví dụ, thiền được cho là giúp cơ thể và tâm trí thư giãn. Một nghiên cứu cho thấy những người bị suy tim thực hiện nguyên tắc thiền định có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nó thậm chí còn cải thiện hiệu suất vận động của họ trong bài kiểm tra đi bộ 6 phút.
Một biện pháp giảm căng thẳng khác là tập thể dục, có thể làm giảm sự căng cơ và giải phóng các chất hóa học giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
Bên cạnh đó, đừng chỉ tìm đến những giải pháp quen thuộc. Thái cực quyền, một phương pháp vận động cổ truyền của Trung Quốc bao gồm hít thở sâu kết hợp với các chuyển động chậm và tập trung, cũng có những lợi ích nhất định về mặt khoa học.
Một số người nhập viện vì suy tim thậm chí đã có thể giảm được hormone căng thẳng nhờ các buổi trị liệu tâm lý với chó.
Do đó, có rất nhiều cách để bạn có thể giảm bớt căng thẳng. Chọn bất kỳ hành động nào đó lành mạnh phù hợp với bạn, cho dù đó là làm vườn, đi bộ hay tìm một vài phút yên tĩnh mỗi ngày để thiền và hít thở sâu.
Mặc dù lợi ích lâu dài vẫn chưa được chứng minh, nhưng ưu điểm của điều này là không thể bàn cãi: Và chắc chắn việc giảm sự căng thẳng sẽ không gây ra tác dụng xấu cho cơ thể bạn.
Xem thêm :