Đại tràng (ruột già): Giải phẫu, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Đại tràng (còn gọi là ruột già) là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa.

Video Đại tràng và ruột non

Nhiều người nghĩ đại tràng chỉ là cơ quan có vai trò vận chuyển chất thải từ ruột non đến hậu môn để thải ra ngoài, tuy nhiên nó lại có nhiều chức năng rất quan trọng trong đường tiêu hóa, bao gồm:

  • Hấp thu lại nước và duy trì sự cân bằng dịch của cơ thể
  • Hấp thu một số vitamin
  • Chuyển hóa một số chất như chất xơ
  • Chuyển bã thức ăn thừa thành phân

Vị trí giải phẫu của đại tràng

Vị trí và các đoạn của đại tràng (Nguồn ảnh kenhub.com)Vị trí và các đoạn của đại tràng Đại tràng kéo dài từ manh tràng (vị trí ruột non gặp ruột già) đến hậu môn (nơi chất thải thoát ra khỏi cơ thể), và bao gồm 4 đoạn chính được đánh dấu trong hình trên: Đại tràng sigma

Đại tràng lên: Đại tràng lên là phần đầu tiên của ruột già. Nó bắt đầu ngay trên manh tràng (cấu trúc như dạng túi ở cuối hồi tràng - đoạn ruột non cuối cùng), đại tràng lên nằm ở phía dưới bên phải của bụng và đi lên đến sát mặt dưới gan và cơ hoành.

Đại tràng ngang: Đại tràng ngang chạy ngang bụng từ phải sang trái.

Đại tràng xuống: Đại tràng xuống đi dọc xuống bên trái của bụng từ mặt dưới cơ hoành đến vùng hố chậu trái.

Đại tràng sigma: Là đoạn ruột hình chữ S nối giữa phần cuối của đại tràng và trực tràng, nằm ở phía dưới bên trái của bụng.

Kích thước đại tràng

Một số người có đại tràng dài hơn bình thường (Nguồn ảnh pinterest.com)Một số người có đại tràng dài hơn bình thường Cơ quan này được gọi là đại tràng vì đường kính của nó rộng hơn nhiều so với ruột non, nhưng cũng ngắn hơn nhiều.

Ruột già dài khoảng 1.8m, trong khi ruột non dài hơn nhiều, khoảng hơn 6m. Khoảng 15cm cuối cùng của ruột già được gọi là trực tràng và ống hậu môn.

Một số người có đại tràng đi quanh co dài hơn bình thường. Khi đó để có thể nằm gọn trong ổ bụng, đoạn cuối đại tràng sẽ có thêm các đoạn uốn vòng và gấp khúc.

Cấu trúc đại tràng

Thành đại tràng bao gồm 4 lớp, tương tự như các đoạn khác của đường tiêu hóa. Bao gồm các lớp sau:

  • Niêm mạc: Đây là lớp trong cùng và được cấu tạo bởi mô biểu mô trụ đơn chế nhầy, làm cho bề mặt nó nhẵn hơn (so với ruột non có chứa các nhung mao, những chỗ lồi lõm rất nhỏ như ngón tay). Các tế bào biểu mô tiết chất nhầy vào trong lòng đại tràng, giúp bôi trơn bề mặt và bảo vệ nó khỏi các mảnh thức ăn có thể gây tổn thương.
  • Lớp dưới niêm mạc: Niêm mạc được lót bởi lớp dưới niêm mạc, là một lớp mô liên kết giàu mạch máu, dây thần kinh có vai trò hỗ trợ nâng đỡ và nuôi dưỡng thành đại tràng.
  • Lớp cơ: Lớp dưới niêm mạc được bao quanh bởi lớp cơ, có nhiều lớp tế bào cơ trơn giúp co bóp và vận chuyển phân trong lòng ruột già, quá trình đó được gọi là nhu động.
  • Lớp thanh mạc: Là lớp mỏng ngoài cùng được cấu tạo từ tế bào trung biểu mô. Thanh mạc tiết ra chất lỏng giúp bôi trơn cho bề mặt ngoài của đại tràng giúp nó bảo vệ khỏi bị tổn thương khi tiếp xúc với các cơ quan khác trong ổ bụng cũng như các cơ và xương thân mình bao quanh nó.

Chức năng của đại tràng

Thức ăn ở dạng lỏng sau khi qua ruột non (được gọi là dưỡng trấp) sẽ vào đại tràng qua van hồi manh tràng, tại đây nó được trộn lẫn với vi khuẩn có lợi từ đại tràng. Sau đó, nó di chuyển nhờ nhu động ruột qua 4 đoạn của đại tràng trong vài giờ. Trong một số trường hợp, quá trình này có thể trở nên nhanh hơn nhiều bởi các đợt nhu động mạnh sau một bữa ăn lớn.

Hấp thu vitamin

Đại tràng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu các vitamin thiết yếu. (Nguồn ảnh excellfitlife.com)Đại tràng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu các vitamin thiết yếu.

Bạn có thể nghĩ rằng vitamin là chất dinh dưỡng được hấp thu chủ yếu từ ruột non, nhưng thực tế đại tràng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu các vitamin thiết yếu để có một sức khỏe tốt. Các loại vitamin này được tạo ra bởi các vi khuẩn có lợi trong đại tràng thông qua quá trình lên men, đó là:

Các bệnh lý liên quan đến đại tràng

Đau bụng có thể là triệu chứng của một bệnh tại đại tràng (Nguồn ảnh medicinenet.com)Đau bụng có thể là triệu chứng của một bệnh tại đại tràng 

Ung thư đại trực tràng: có thể ảnh hưởng đến từng đoạn của đại tràng và là nguyên nhân đứng hàng thứ 5 trong số các ca tử vong liên quan đến ung thư ở Việt Nam.

Bệnh viêm ruột: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Các bệnh này cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.

Bệnh túi thừa đại tràng: Các túi nhỏ lồi ra ngoài được gọi là túi thừa, có thể phát triển dọc theo đại tràng. Khi chúng bị viêm, dẫn đến các triệu chứng đau và khó chịu được gọi là viêm túi thừa đại tràng, đôi khi được gọi là bệnh "viêm ruột thừa bên trái".

Tắc ruột: Đôi khi đại tràng trở nên gấp khúc hoặc bị dính ruột. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn lòng ruột và nếu không được điều trị, có thể biến chứng thủng ruột. Nguyên nhân phổ biến nhất là do hình thành mô sẹo trên thành ruột do phẫu thuật ổ bụng trước đó hoặc bệnh viêm ruột hay viêm nhiễm vùng chậu.

Thiếu hụt vitamin: Khi đại tràng không hoạt động bình thường, các vitamin như biotin và vitamin K không được hấp thu đầy đủ, dẫn đến các triệu chứng do thiếu hụt vitamin gây ra

Táo bón và tiêu chảy

Tổng kết

Như đã nói ở trên, mặc dù nhiều người hình dung đại tràng là một cơ quan thải chất cặn bã, nhưng nó có rất nhiều chức năng quan trọng. Nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh như viêm đại tràng và ung thư - là những bệnh rất phổ biến hiện nay trên toàn thế giới.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Bệnh viêm đại tràng mãn tính nên ăn gì, sau đây là một số gợi ý các thực phẩm dành cho người bệnh: Các loại cá, Quả bơ, Bí đao, Men vi sinh probiotic, Bột yến mạch, Thịt nạc Trứng gà, Nước ép, Rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải... nên nhặt phần rau non để ăn Các thực phẩm sau có thể là nguyên nhân khiến người bệnh viêm đại tràng mãn tính không nên ăn gì để tránh gia tăng các triệu chứng: Các sản phẩm từ sữa: Bởi người bệnh viêm đại tràng thường có triệu chứng không dung nạp với đường sữa lactose có trong bơ sữa, đặc biệt là sữa bò Các chất kích thích: Như rượu bia, cà phê, trà, chocolate chất tạo ngọt nhân tạo, các loại soda gây kích ứng đường tiêu hóa, tăng chứng ợ hơi ở người bệnh viêm đại tràng mãn tính Rau có màu đậm, rau có quá nhiều chất xơ gây khó tiêu hóa, đau bụng, điển hình như bắp cải, cải brussel và bông cải xanh Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Người bệnh viêm đại tràng mãn tính cần tránh mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào... khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn khi hấp thụ Đồ ăn có nhiều đường sẽ khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và tiêu chảy Thực phẩm cay nóng: Như lẩu thái, mì cay, ớt, tiêu...gây kích thích hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm, đau, loét đại tràng Hải sản tươi sống khiến người bệnh đau bụng nhanh chóng, đi ngoài. Các loại hải sản cần được chế biến chín trước khi ăn
Xem thêm
Nội soi đại tràng Đây là phương pháp phổ biến nhất khi muốn đánh giá toàn bộ các vấn đề về đại tràng. Theo đó kĩ thuật này sẽ sử dụng ống mềm có gắn camera được đưa từ đường hậu môn để quan sát toàn bộ tình trạng cũng như phát hiện được những dấu hiệu bất thường hay tổn thương bên trong của đại tràng Chụp CT Chụp cắt lớp đại tràng hay còn được gọi là nội soi đại tràng ảo. Kỹ thuật sử dụng hệ thống máy CT quét vùng bụng để chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh chi tiết của đại trực tràng (ruột già) mà không cần ống nội soi.
Xem thêm
Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng, bánh mì là một trong những loại thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ. Trong bánh mì có chứa một lượng chất gluten không nhỏ. Chất này không chỉ có ở trong bột mì mà còn có ở trong yến mạch, lúa mạch. Gluten giúp bột mì có độ sánh dẻo đặc trưng. Tuy nhiên, Gluten lại là hợp có tính năng gây tổn thương ở thành ruột non và ruột già. Gluten còn ngăn cản ruột non hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Như vậy, bánh mì sẽ khiến cho tình trạng viêm đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho vùng viêm loét bị tổn thương sâu, khó lành. Người bệnh cần hạn chế ăn bánh mì hoặc kiêng ăn bánh mì. Không chỉ vậy, trong quá trình bị viêm đại tràng, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa gluten như: mì ống, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, các món ăn được làm từ bột mì,…
Xem thêm
Khi ung thư đại tràng chưa di căn, được phẫu thuật và điều trị hóa chất bổ trợ thì tiên lượng bệnh rất cao. Nhưng khi đã di căn vào nội tạng (như gan, phổi...) thì không quá 20% bệnh nhân có thể sống được trên 5 năm.
Xem thêm
Thuốc chữa đại tràng là các loại thuốc được nghiên cứu và bào chế để điều trị các bệnh về đại tràng như bệnh viêm đại tràng cấp tính, viêm đại tràng mãn tính, bệnh viêm đại tràng co thắt cũng như bệnh đau đại tràng. Những loại thuốc này có tác dụng giúp giảm nhanh các cơn đau quặn bụng, co thắt đại tràng và các triệu chứng, biến chứng của bệnh viêm đại tràng gây ra cho người bệnh. Thuốc đại tràng được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao bởi tác dụng chữa bệnh vượt trội như: Thuốc mang lại hiệu quả cao từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhanh chóng trở lại các hoạt động sinh hoạt bình thường. Các triệu chứng của bệnh đại tràng như chướng bụng, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy hay táo bón... sẽ được giảm nhanh và chấm dứt nhanh chóng. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng dễ dàng cho người bệnh lựa chọn và sử dụng. Cách dùng thuốc đơn giản, không tốn nhiều thời gian, công sức.
Xem thêm
Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại tràng là béo phì, tuổi cao. Đặc biệt những người có người thân như cha mẹ hay anh chị bị ung thư đại trực tràng thì có nguy cơ bị bệnh tăng lên 2 đến 3 lần. Đa phần các polyp khi phát hiện trong đại trực tràng là lành tính, nhưng hầu như tất cả ung thư đại trực tràng đều xuất phát từ polyp. Vì vậy khi phát hiện polyp đại tràng trong quá trình nội soi đại trực tràng đều có chỉ định cắt bỏ hoặc bấm sinh thiết để xác định bản chất của polyp đó.
Xem thêm
Viêm đại tràng mạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị nhằm ngăn chặn sự tiến triển và làm giảm các triệu chứng cũng như biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Xem thêm
Viêm đại tràng co thắt (tên gọi khác: hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng cơ năng) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến liên quan đến tình trạng bất thường của co thắt ruột, bệnh đặc trưng bởi tình trạng đau bụng, đầy hơi, chất nhầy trong phân và rối loạn đại tiện (tiêu chảy và táo bón xen kẽ). Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm đại tràng co thắt có thể khác nhau tuỳ từng cá nhân.
Xem thêm
Theo 2 nghiên cứu thuần tập và 6 nghiên cứu về tỏi và ung thư đại tràng. Tất cả những nghiên cứu về đều chỉ ra rằng việc giảm nguy cơ khi tăng lượng tiêu thụ nhưng không có mối liên quan nào ngược lại. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê. Nhưng một số bằng chứng tiền lâm sàng dựa trên mô hình các chất gây ung thư và các ung thư có thể cấy ghép được
Xem thêm
Những người mắc bệnh đại tràng có thể ăn được đồ hải sản nhưng không nên ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia việc ăn các loại hải sản có chứa rất nhiều chất có thể gây dị ứng và đồng thời làm giảm tác dụng của thành phần có trong thuốc Đông y cũng như Tây y sử dụng trong suốt quá trình chữa bệnh đại tràng. Không những vậy, các loại tôm, ghẹ, cua hoặc bề bề còn chứa 1 lượng lớn các ấu trùng cùng với lượng lớn ký sinh trùng gây bệnh. Khi chúng được đưa vào cơ thể, chúng có thể gây ra các bệnh giun sán sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Để giảm thiểu tình trạng này chúng ta phải ăn các thức ăn được nấu chín.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đại tràng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!