Bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Virus sởi xâm nhập cơ thể thông qua hệ hô hấp. Bệnh sởi vẫn còn là một nguyên nhân gây tử vong đáng kể trên toàn thế giới, mặc dù hiện nay đã có vắc xin phòng sởi an toàn và hiệu quả. Theo tổ chức y tế hế giới (WHO), có khoảng 110.000 ca tử vong trên toàn cầu liên quan đến bệnh sởi trong năm 2017. Các trường hợp mắc bệnh sởi cũng đang gia tăng trong những năm gần đây.

Triệu chứng của bệnh sởi

 Hình: Ban dạng sởi. Nguồn: dw.com Hình: Ban dạng sởi. Nguồn: dw.com

Các triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện trong vòng 10 đến 12 ngày kể từ ngày tiếp xúc với virus. Các triệu chứng đầu tiên như:

Video Triệu chứng bệnh sởi và tiêm vacxin sởi phòng ngừa bệnh

Phát ban trên da lan rộng là một dấu hiệu cổ điển của bệnh sởi. Ban sởi có thể xuất hiện và tồn tại trong 7 ngày và thường xuất hiện trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus. Ban sởi thường xuất hiện đầu tiên ở đầu và từ từ lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Nguyên nhân của bệnh sởi

Bệnh sởi là do virus sởi thuộc họ paramyxovirus. Virus là những vi sinh vật ký sinh cực nhỏ. Khi bạn đã bị nhiễm mầm bệnh, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào chủ và sử dụng các thành phần của tế bào để nhân lên và hoàn thành vòng đời của chúng.

Virus sởi lây nhiễm qua đường hô hấp trước tiên. Sau đó, virus có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể qua đường máu.

Bệnh sởi hiện mới chỉ tìm thấy ở người và chưa phát hiện lây bệnh ở các động vật khác. Virus sởi có đến 24 loại gây bệnh trong đó có 6 loại phổ biến đang lưu hành.

Bệnh sởi có lây qua không khí không?

Bệnh sởi có thể lây lan trong không khí qua giọt bắn đường hô hấp và các hạt khí dung nhỏ. Người bị bệnh có thể lây nhiễm virus vào không khí khi ho hoặc hắt hơi.

Các hạt khí dung cũng có thể lắng đọng trên đồ vật và các bề mặt. Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu bạn tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm, chẳng hạn như tay nắm cửa, sau đó chạm vào mặt, mũi hoặc miệng.

Virus sởi có thể sống bên ngoài cơ thể lâu hơn bạn nghĩ. Trên thực tế, nó có thể lây nhiễm trong không khí hoặc trên các bề mặt đến hai giờ.

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi rất dễ lây lan. Điều này có nghĩa là nhiễm trùng có thể lây lan rất dễ dàng từ người này sang người khác. Một người nhạy cảm tiếp xúc với virus sởi có khả năng bị nhiễm bệnh lên đến 90%. Ngoài ra, một người bị nhiễm có thể tiếp tục lây lan virus ở bất cứ nơi nào cho từ 9 đến 18 người nhạy cảm khác.

Một người mắc bệnh sởi có thể truyền virus cho người khác trước khi họ biết rằng mình mắc bệnh. Người bị bệnh có thể gây lây nhiễm trong bốn ngày trước khi ban sởi xuất hiện. Sau khi phát ban, virus này vẫn có thể lây nhiễm sang người khác trong bốn ngày nữa.

Yếu tố nguy cơ chính để mắc bệnh sởi là chưa được tiêm chủng. Ngoài ra, một số nhóm có nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh sởi cao hơn, bao gồm: trẻ nhỏ, những người bị suy giảm hệ miễn dịch và phụ nữ mang thai.

Chẩn đoán bệnh sởi

Hạt Koplik trong bệnh sởi. Nguồn: Sciencephoto.comHạt Koplik trong bệnh sởi. Nguồn: Sciencephoto.com

Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh sởi hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đi khám ngay. Bạn nên đi khám chuyên khoa truyền nhiễm.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh sởi bằng khám lâm sàng phát hiện có ban sởi, các triệu chứng đặc trưng của bệnh như nốt Koplik (nốt trắng) trong miệng, sốt, ho và đau họng.

Nếu nghi ngờ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra virus sởi.

Điều trị bệnh sởi

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sởi. Không giống như nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng do virus không nhạy cảm với kháng sinh. Virus và các triệu chứng thường biến mất sau khoảng hai hoặc ba tuần.

Có một số biện pháp can thiệp dành cho những người có thể đã tiếp xúc với virus. Những biện pháp này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc giảm bớt mức độ nặng của bệnh:

  • Vắc xin sởi, được tiêm trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc
  • Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng imunoglobulin (một loại protein miễn dịch) được truyền trong vòng sáu ngày kể từ ngày tiếp xúc.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:

Sởi ở người lớn

Mặc dù bệnh này thường liên quan đến trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh sởi. Những người không tiêm phòng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người ta thường chấp nhận rằng người lớn sinh trong hoặc trước năm 1957 sẽ có miễn dịch tự nhiên với bệnh sởi. Điều này là do loại vắc xin này được cấp phép lần đầu tiên vào năm 1963. Trước đó, hầu hết mọi người đã tiếp xúc tự nhiên với bệnh nhiễm trùng ở tuổi vị thành niên và kết quả là trở nên miễn dịch.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, các biến chứng nghiêm trọng không chỉ phổ biến hơn ở trẻ nhỏ mà còn ở người lớn trên 20 tuổi. Những biến chứng này có thể bao gồm những thứ như viêm phổi, viêm não và mù lòa.

Nếu bạn là người lớn chưa được tiêm phòng hoặc không chắc chắn về tiền sử tiêm chủng của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về tiêm phòng. Người lớn chưa được tiêm chủng sởi nên được tiêm ít nhất một liều.

Sởi ở trẻ sơ sinh

Vắc xin phòng bệnh sởi không được tiêm cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Trước khi nhận liều vắc xin đầu tiên là thời điểm trẻ dễ bị nhiễm virus sởi nhất.

Trẻ sơ sinh nhận được một lượng kháng thể từ mẹ truyền sang con qua nhau thai và qua sữa mẹ. Đây là một loại miễn dịch thụ động bảo vệ trẻ tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng miễn dịch này có thể còn hiệu lực bảo vệ trong hơn 2,5 tháng sau khi sinh hoặc thời gian ngừng cho con bú và sẽ mất đi dần.

Trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị biến chứng do sởi. Biến chứng có thể gặp như viêm phổi, viêm não và viêm tai giữa có thể dẫn đến mất thính giác.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến khi các triệu chứng tiến triển. Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là từ 10 đến 14 ngày.

Sau thời gian ủ bệnh ban đầu, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng không đặc hiệu, chẳng hạn như sốt, ho và sổ mũi. Phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện vài ngày sau đó.

Điều quan trọng cần nhớ là bạn vẫn có thể lây bệnh cho người khác trong bốn ngày trước khi phát ban. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với bệnh sởi và chưa được tiêm phòng, bạn nên xin tư vấn của bác sĩ truyền nhiễm càng sớm càng tốt.

Phân loại bệnh

Bệnh sởi được phân làm nhiều thể: sởi cổ điển,  sởi không điển hình, sởi giảm nhẹ, sởi xuất huyết.

Bệnh sởi không điển hình xảy ra ở những người đã tiêm vắcxin sởi, loại vắc xin điều chế từ virus bất hoạt, sản xuất từ năm 1963 đến năm 1967. Khi tiếp xúc với bệnh sởi, những người này mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao, phát ban, và đôi khi là viêm phổi.

Bệnh sởi giảm nhẹ xảy ra ở những người đã được tiêm globulin miễn dịch sau phơi nhiễm và ở trẻ sơ sinh vẫn còn một số miễn dịch thụ động. Bệnh sởi giảm nhẹ thường nhẹ hơn so với trường hợp mắc bệnh sởi thông thường.

Bệnh sởi xuất huyết hiếm khi được báo cáo ở Hoa Kỳ. Bệnh gây ra các triệu chứng như sốt cao, co giật và xuất huyết trên da và màng nhầy.

Sởi và rubella

Bạn có thể đã nghe nói rubella được gọi là “bệnh sởi Đức”. Nhưng thực chất bệnh sởi và bệnh rubella do hai loại vrus khác nhau gây ra. Bệnh rubella không lây như bệnh sởi. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu phụ nữ bị nhiễm trùng khi đang mang thai. 

Mặc dù virus gây ra bệnh sởi và bệnh rubella là hoàn toàn khác nhau, nhưng về biểu hiện lâm sàng thì chúng lại khá giống nhau. Cả hai loại bệnh này có những điểm giống nhau là:

  • Có thể lây lan qua không khí khi ho và hắt hơi
  • Gây sốt và phát ban đặc biệt
  • Chỉ xảy ra ở người
  • Cả bệnh sởi và bệnh rubella đều có trong vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR) và sởi-quai bị-rubella-varicella (MMRV).

Phòng bệnh

Có một số phương pháp phòng bệnh:

Tiêm phòng: Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi. Tiêm hai liều vắc-xin sởi sẽ có hiệu quả bảo vệ lên đến 97%. Có hai loại vắc xin sởi là vắc xin MMR và vắc xin MMRV. Vắc xin MMR là loại vắc xin ba trong một có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella. Vắc xin MMRV bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng giống như vắc xin MMR và có thêm hiệu quả bảo vệ với thủy đậu.

Trẻ em có thể được chủng ngừa lần đầu tiên khi được 12 tháng, hoặc sớm hơn nếu đi du lịch quốc tế, và liều thứ hai khi từ 4 đến 6 tuổi. Người lớn chưa bao giờ tiêm phòng có thể đến khám và tư vấn tại trung tâm tiêm chủng vắc xin để được tiêm phòng.

Một số nhóm bệnh không nên tiêm phòng bệnh sởi:

  • Những người đã từng có phản ứng dị ứng nặng, đe dọa tính mạng với vắc xin sởi hoặc các thành phần của vắc xin
  • Phụ nữ mang thai
  • Những người bị suy giảm miễn dịch, như người nhiễm HIV hoặc AIDS, những người đang điều trị ung thư hoặc những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Các tác dụng phụ khi tiêm chủng thường nhẹ và biến mất sau vài ngày. Các tác dụng phụ như sốt và phát ban nhẹ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vắc xin có thể gây giảm tiểu cầu hoặc co giật. Hầu hết trẻ em và người lớn tiêm vắc xin sởi không gặp tác dụng phụ.

Một số người tin rằng vắc xin sởi có thể gây ra chứng tự kỷ ở trẻ em. Một lượng lớn nghiên cứu về chủ đề này đã được tiến hành trong nhiều năm. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc xin và chứng tự kỷ ở trẻ.

Tiêm phòng không chỉ quan trọng để bảo vệ bạn và gia đình. Nó cũng quan trọng để bảo vệ những người khác không thể tiêm chủng. Khi nhiều người được chủng ngừa một căn bệnh nào đó thì bệnh sẽ ít có khả năng lưu hành trong dân số hơn. Đây được gọi là miễn dịch cộng đồng. Để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng đối với bệnh sởi, khoảng 96% quần thể phải được tiêm phòng.

Các phương pháp phòng bệnh khác

Không phải ai cũng có thể tiêm phòng bệnh sởi. Bên cạnh tiêm vắc xin, có một số cách khác có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sởi.

Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng:

  • Thực hành tốt vệ sinh tay: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi chạm vào mặt, miệng hoặc mũi.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với những người có thể bị bệnh. Các vật dụng như dụng cụ ăn uống, ly uống nước và bàn chải đánh răng.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh

Nếu bạn bị bệnh sởi:

  • Ở nhà cách ly, không đi làm, đi học và tới những nơi công cộng khác cho đến khi khỏi bệnh. Thời điểm bốn ngày sau khi phát ban sởi lần đầu tiên là thời điểm người bệnh hết nguy cơ lây nhiễm .
  • Tránh tiếp xúc với những người có thể dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như trẻ sơ sinh quá nhỏ chưa đủ điều kiện tiêm chủng và những người bị suy giảm miễn dịch.
  • Che mũi và miệng nếu bạn cần ho hoặc hắt hơi. Vứt bỏ tất cả các khăn giấy đã sử dụng. Nếu bạn không có sẵn khăn giấy, hãy hắt hơi vào khuỷu tay của bạn, chứ không phải vào bàn tay.
  • Đảm bảo rửa tay thường xuyên và khử trùng bất kỳ bề mặt hoặc đồ vật nào thường xuyên chạm vào.

Sởi khi mang thai

Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch với bệnh sởi nên cẩn thận để tránh phơi nhiễm khi mang thai. Việc mắc bệnh sởi khi mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị các biến chứng của bệnh sởi như viêm phổi. Ngoài ra, mắc bệnh sởi khi đang mang thai có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ sau:

Sẩy thai

Chuyển dạ sinh non

Cân nặng khi sinh thấp

Thai chết lưu

Bệnh sởi cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ mắc bệnh sởi gần đến ngày dự sinh. Đây được gọi là bệnh sởi bẩm sinh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh sởi bẩm sinh có thể biểu hiện phát ban trên da ngay sau khi sinh hoặc sau đó. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Nếu bạn đang mang thai, chưa tiêm phòng sởi và có nguy cơ phơi nhiễm, hãy đi khám và xin tư vấn bác sĩ truyền nhiễm hoặc sản khoa. Tiêm globulin miễn dịch có thể giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh.

Tiên lượng 

Bệnh sởi có tỷ lệ tử vong thấp ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh, và hầu hết những người nhiễm virus sởi đều bình phục hoàn toàn. Nguy cơ biến chứng cao hơn ở các nhóm sau:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người lớn trên 20 tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Những người suy giảm miễn dịch
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Người bị thiếu vitamin A

Khoảng 30 % những người bị bệnh sởi bị biến chứng. Trong đó, bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng nặng, đe dọa tính mạng như viêm phổi và viêm não. Các biến chứng khác liên quan đến bệnh sởi như:

  • Viêm tai
  • Viêm phế quản
  • Viêm thanh khí phế quản
  • Tiêu chảy nặng
  • Mù lòa
  • Các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như sẩy thai hoặc đẻ non
  • Viêm não xơ cứng bán cấp (SSPE), một tình trạng thoái hóa hiếm gặp của hệ thần kinh tiến triển nhiều năm sau khi bị nhiễm trùng

Rất ít khả năng bạn mắc bệnh sởi nhiều lần. Sau khi bạn nhiễm virus, cơ thể đã phát triển khả năng miễn dịch chống lại sởi. Tuy nhiên, bệnh sởi và các biến chứng tiềm ẩn có thể phòng ngừa được thông qua tiêm chủng. Tiêm phòng bằng vắc xin không chỉ bảo vệ bạn và gia đình, mà còn ngăn virus sởi lưu hành trong cộng đồng và ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch yếu không thể tiêm phòng.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

5 loại lá nên tắm cho trẻ bị sởi: Lá và hạt mùi già. Lá và vỏ bưởi. Lá và vỏ chanh. Lá chè xanh tươi. Lá và quả mướp đắng.
Xem thêm
Các loại gia vị cay, thực phẩm tính nóng; Thức ăn gây dị ứng như hải sản; Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chất béo xấu...
Xem thêm
Giữ vệ sinh da, mắt, miệng họng. Tăng cường chế độ dinh dưỡng. Bổ sung thêm vitamin A...
Xem thêm
Mũi tiêm 9 tháng ( mũi 1): Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra trong khoảng 7-12 ngày sau tiêm và kéo dài 1-2 ngày (kèm theo phát ban giả sởi) chiếm tỷ lệ 5-15% người được tiêm.
Xem thêm
Sau khi tiêm sởi, trẻ có thể sốt (chiếm 5-15% trường hợp). Đây là biểu hiện thường gặp ở mọi người sau khi tiêm phòng bất kỳ loại vacxin nào.
Xem thêm
Các bà mẹ hãy đưa con em đi tiêm chủng mũi 1 vắc xin sởi ngay khi trẻ được 9 tháng tuổi và tiêm mũi hai vắc xin sởi lúc trẻ 18 tháng tuổi thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng không chờ đợi vắc xin dịch vụ
Xem thêm
Sốt phát ban: Các nốt ban màu đỏ và sáng. Ban mịn, ít sần sùi trên mặt da. Sởi: Các nốt ban có màu sậm. Ban có dạng sần, khi sờ vào có cảm giác gồ lên mặt da
Xem thêm
Cách ly bé, nếu bé bị sốt thì dùng thuốc hạ sốt. Không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chế độ ăn cho bé phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, nhất là vitamin A, đồng thời tăng cường lượng nước
Xem thêm
Sốt; Ho khan; Chảy nước mũi; Mắt đỏ; Không chịu được ánh sáng...
Xem thêm
Câu trả lời là bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao với tỉ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bệnh sởi
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!