Video: Quan niệm sai kinh điển của phụ huynh "trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi sẽ viêm phế quản"
Nước mũi thông thường là chất dịch loãng, gần như trong suốt. Khi vi rút gây cảm lạnh hoặc tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi đi vào mũi, chúng sẽ kích ứng niêm mạc mũi tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Chất nhầy này có tác dụng bẫy vi khuẩn, vi rút, chất gây dị ứng giúp tống chúng ra khỏi mũi, ngăn không cho xâm nhập xuống sâu hơn.
Sau hai đến ba ngày, chất nhầy có thể thay đổi màu sắc trở thành trắng hoặc vàng, đôi khi màu xanh. Đây là diễn biến sổ mũi bình thường và không phải biểu hiện nhiễm trùng.
Mũi hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể?
Không khí đi qua mũi, được lọc, làm ẩm, làm ấm trước khi đi đến phổi. Một lớp niêm mạc chứa nhiều tuyến sản xuất chất nhờn bao phủ bên trong mũi. Khi vi khuẩn, chất gây dị ứng, bụi hoặc các phần tử có hại khác đi vào mũi, chất nhầy sẽ giữ chúng lại. Chất nhầy còn chứa kháng thể, enzym có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi rút xâm nhập. Sau khi các phần tử có hại được chất nhầy thu thập sẽ bị hệ thống lông chuyển trong mũi liên tục chuyển động đẩy ra sau họng, kết cục bị axit trong dạ dày phá hủy. Chất nhầy và các vật lạ cũng có thể được tống ra ngoài qua động tác ho, hắt hơi.
Khi thời tiết lạnh, tốc độ của quá trình này chậm lại. Nhiều khi chất nhầy đọng lại trong mũi rồi nhỏ giọt hoặc chảy ra ngoài.
Chất nhầy có vai trò gì trong hệ thống hô hấp?
Chất nhầy cần thiết để giữ cho đường thở ẩm và hoạt động bình thường. Chất nhầy không chỉ ngăn các phần tử có hại xâm nhập vào phổi mà còn chứa các kháng thể giúp tiêu diệt vi khuẩn. Nếu chất nhầy được tạo ra quá nhiều, cơ thể bạn muốn đào thải nó ra ngoài, dẫn đến ho và khạc đờm ra ngoài và hắt hơi để tống ra khỏi mũi.
Nguyên nhân gây ra sổ mũi
Có thể kể đến các nguyên nhân sau:
Sổ mũi có phải là triệu chứng của COVID-19 không?
Sổ mũi cũng là một triệu chứng của COVID-19, ngoài ra có các triệu chứng thường gặp khác:
- Ho
- Thở gấp, khó thở
- Sốt, ớn lạnh
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Mất vị giác hoặc mùi mới xuất hiện
- Đau nhức cơ, đau mỏi người
- Viêm họng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn
Những triệu chứng khác có thể kèm theo
Chảy dịch mũi sau khi bài tiết quá nhiều chất nhầy. Chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng, có thể dẫn đến ho, đau họng.
Nghẹt mũi: tình trạng tắc nghẽn xảy ra khi niêm mạc trong mũi bị sưng và gây khó thở. Chỗ sưng là do các mạch máu bị viêm.
Chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể kèm theo mệt mỏi, đau họng, ho, đôi khi sốt.
Chảy nước mũi do dị ứng có thể kèm theo hắt hơi và ngứa, chảy nước mắt.
Viêm mũi đôi khi có thể có các biến chứng viêm tai giữa.
Sổ mũi có lây không?
Bản thân sổ mũi không lây, nhưng nó thường là triệu chứng của một tình trạng như cảm lạnh thông thường, có thể lây truyền từ người này sang người khác.
Làm thế nào để tôi hết sổ mũi?
Sổ mũi có thể sẽ tự hết, thường không cần điều trị. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ cần khi khám:
- Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày và không có cải thiện.
- Các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bất thường.
- Dịch tiết từ mũi chỉ chảy ra ở một bên và có màu xanh, có máu hoặc có mùi hôi hoặc nếu nghi ngờ có dị vật mắc trong mũi.
Thuốc kháng sinh là không cần thiết để điều trị sổ mũi. Đôi khi, thuốc giảm nghẹt mũi không kê đơn có thể giúp điều trị triệu chứng ở người lớn, chú ý một số bệnh hoặc thuốc không phù hợp. Hỏi ý kiến bác sĩ để có đơn thuốc và cách dùng thuốc phù hợp với tình trạng của mình.
Khi bị sổ mũi bạn nên:
- Uống đủ nước
- Dùng nước muối sinh lý xịt mũi để vệ sinh vùng mũi. Hạn chế sử dụng thuốc giảm nghẹt mũi dài ngày
- Máy tạo độ ẩm hạn chế tắc mũi do không khí mùa đông khô hanh.
- Trừ khi được bác sĩ tư vấn, không cho trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc cảm không kê đơn.
Nên làm gì khi bị sổ mũi do dị ứng?
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đã biết trước đây
Đeo khẩu trang ngăn bụi nếu làm việc ngoài trời
Tránh tiếp xúc với chó mèo nếu mẫn cảm với lông động vật.
Ngoài ra, có nhiều loại thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Bạn nên đi khám bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị thuốc thích hợp. Trường hợp dị ứng nặng, điều trị kém đáp ứng, bác sĩ khám ban đầu sẽ hướng dẫn bạn khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng để có thăm dò chuyên sâu hơn.
Sổ mũi có thể phòng ngừa được không?
- Vệ sinh tốt là quan trọng để ngăn vi trùng lây lan:
- Rửa tay thường xuyên
- Vứt khăn giấy đã sử dụng ngay sau khi hắt hơi hoặc chùi mũi
- Hạn chế tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng
- Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên tăng cường hệ miễn dịch
- Ho, hắt hơi vào bên trong khuỷu tay, không dùng tay che miệng
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như mặt bàn, đồ chơi, tay nắm cửa và đồ đạc trong phòng tắm.
Khi nào cần đi khám
Sổ mũi thông thường sẽ tự hết. Nếu triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài hơn 10 ngày hoặc một đứa trẻ mà chỉ chảy mũi một bên, có màu xanh hoặc máu hoặc có mùi hôi, thì cần đi khám.
Xem thêm: