Trước đây, nhiều người cho rằng ruột thừa không có bất kỳ chức năng gì đối với cơ thể. Mọi người chỉ để ý đến nó khi mắc bệnh viêm ruột thừa. Tuy nhiên ngày nay, các nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, ruột thừa có thể giữ một số vai trò nhất định đối với sức khỏe con người. Các chuyên gia cũng đang phát triển những phương pháp điều trị viêm ruột thừa ít xâm lấn hơn trước.
Chức năng của ruột thừa
Ruột thừa là một ống dài khoảng 10 cm và được nối vào đáy manh tràng. Chức năng chính xác của nó chưa được hiểu rõ. Một số người tin rằng, ruột thừa chỉ là một tàn tích của quá trình tiến hóa không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của bạn.
Chính điều này đã dẫn đến việc áp dụng rộng rãi các phương pháp mổ ruột thừa để phòng và điều trị bệnh viêm ruột thừa. Các nhà nghiên cứu trên Tạp chí Tiêu hóa Thế giới cho biết, nếu bạn là nam giới, nguy cơ viêm ruột thừa trong cuộc đời là 8,6%. Nếu bạn là nữ giới thì nguy cơ này là 6,7%. Trước đây các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa chủ yếu để điều trị viêm ruột thừa.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có nhiều ca mổ cắt ruột thừa với mục đích phòng bệnh hơn là điều trị bệnh. Cũng theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tiêu hóa thế giới, tỷ lệ mổ ruột thừa cao hơn tỷ lệ viêm ruột thừa. Ước tính có khoảng 36 trường hợp thực hiện cắt bỏ ruột thừa với mục đích phòng bệnh viêm ruột thừa.
Viêm ruột thừa gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng phẫu thuật cũng mang lại những rủi ro cho bạn. Vậy liệu việc lựa chọn phẫu thuật để phòng bệnh có phải là cách tốt nhất hay không. Bên cạnh đó, ruột thừa có thể mang đến một số tác dụng tốt cho sức khỏe vì nó là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này không những giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột thừa gia tăng khi cộng đồng sử dụng hệ thống nước lọc trong ăn uống, sinh hoạt. Điều này không những có thể gây ra tình trạng suy giảm các sinh vật thân thiện với môi trường và suy giảm quần thể sinh vật trong cơ thể mà còn khiến hệ thống miễn dịch trở nên hoạt động quá mức. Hậu quả là, cơ thể bạn trở nên dễ bị mắc bệnh, trong đó có bệnh viêm ruột thừa.
Triệu chứng của viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể bắt đầu từ dạ dày và di chuyển đến ruột thừa hoặc phát sinh từ một mẩu phân cứng trong đường ruột.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa có thể khác nhau, bao gồm:
- Đau ở phần dưới bên phải của bụng (còn gọi là hố chậu phải)
- Nôn
- Sốt
Nếu không điều trị, bạn có nguy cơ bị vỡ hoặc áp xe ruột thừa. Đây là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và cần được can thiệp y khoa ngay lập tức.
Chẩn đoán viêm ruột thừa
Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm ruột thừa, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ. Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các biểu hiện và tiến hành khám lâm sàng, đặc biệt khám bụng. Khám bụng là kĩ thuật đơn giản nhưng quan trọng. Dựa vào đó bác sĩ biết được tình trạng viêm ruột thừa đang tiến triển hoặc đã có biến chứng hay chưa. Nếu cần thiết, họ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm, bao gồm:
- Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Máy chụp CT sử dụng tia X và máy tính để ghi lại hình ảnh chi tiết. Trong viêm ruột thừa, chụp CT không những giúp chẩn đoán bệnh mà còn xác định xem liệu nó có bị vỡ hay không.
- Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để phát hiện các dấu hiệu của viêm ruột thừa, chẳng hạn như ruột thừa bị sưng to.
- Công thức máu toàn phần (CBC): Số lượng bạch cầu tăng cao là dấu hiệu nhiễm trùng khi viêm ruột thừa.
- Các xét nghiệm hình ảnh khác: Được chỉ định khi nghi ngờ một khối u hiếm gặp của ruột thừa, bao gồm chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).
Điều trị viêm ruột thừa
Phương pháp điều trị cơ bản cho viêm ruột thừa là phẫu thuật. Hiện nay ngày càng có nhiều bác sĩ chuyển sang áp dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hay còn gọi là mổ ruột thừa nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là bác sĩ chỉ cần tạo hai hay nhiều vết rạch ngắn thay vì một vết rạch dài hơn như trước. Kết quả là:
- Thời gian nằm viện ngắn hơn
- Bệnh nhân ít đau đớn
- Phục hồi nhanh hơn
- Tỷ lệ biến chứng thấp hơn
Trong một số trường hợp, bác sĩ điều trị viêm ruột thừa mà không cần phẫu thuật. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh chỉ ra rằng sử dụng thuốc kháng sinh thay vì phẫu thuật có khả năng làm giảm nguy cơ biến chứng ít nhất 31%. Nó dường như là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho bệnh viêm ruột thừa không biến chứng.
Bác sĩ có thể cần chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để xác định xem bệnh viêm ruột thừa của bạn có biến chứng hoặc cần cần phẫu thuật hay không.
Tiên lượng viêm ruột thừa
Sau mổ ruột thừa, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc bản thân cho đến khi hoàn toàn bình phục. Thời gian hồi phục mất khoảng vài tuần hoặc lâu hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết khi nào bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường.
Phẫu thuật cắt ruột thừa giúp giải quyết giai đoạn cấp tính của bệnh, nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý khác sau đó. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Rối loạn Vận động, phẫu thuật cắt ruột thừa làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh Parkinson ít nhất 10 năm sau phẫu thuật. Theo các nhà nghiên cứu trên tạp chí PLoS One, cắt ruột thừa lại gây tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, đặc biệt là ung thư trực tràng.
Hỏi bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin về tình trạng bệnh, các lựa chọn điều trị và tiên lượng bệnh của bạn. Họ sẽ giải thích giúp bạn hiểu những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc cắt bỏ ruột thừa.
Xem thêm:
- Viêm ruột thừa: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị
- Ung thư ruột thừa: Phân loại, triệu chứng và biện pháp điều trị
- Dấu hiệu cảnh báo cấp cứu y tế của viêm ruột thừa
- Vỡ ruột thừa: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các biện pháp điều trị
- Mổ ruột thừa: Các phương pháp, rủi ro và phục hồi sau phẫu thuật