Xét nghiệm Prolactin: Mục đích, quy trình và kết quả

Prolactin được sản xuất bởi tuyến yên trong não. Nó còn được gọi là PRL hoặc hormone tiết sữa. Prolactin được tế bào sản xuất nhiều sau khi sinh, giúp kích thích quá trình tạo sữa.

Video Cường prolactin 

Prolactin quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Chức năng cụ thể của prolactin ở nam giới không được biết rõ. Tuy nhiên, mức độ prolactin đã được sử dụng để đo mức độ thỏa mãn tình dục ở cả nam giới và phụ nữ. Xét nghiệm mức prolactin có thể tiết lộ các vấn đề khác do hormone gây ra.

Tại sao phải xét nghiệm prolactin?

Phụ nữ

Phụ nữ có các triệu chứng của bệnh u tuyến yên có thể cần xét nghiệm prolactin. Prolactinoma là một khối u không phải ung thư tuyến yên, khối u này khiến tuyến yên tạo ra quá nhiều prolactin.

Hình ảnh u tuyến yên. Nguồn ảnh: healthjade.netHình ảnh u tuyến yên. Nguồn ảnh: healthjade.net

Các triệu chứng của u tuyến yên ở phụ nữ bao gồm:

  • Đau đầu không rõ nguyên nhân
  • Giảm thị lực
  • Đa tiết sữa hoặc tiết sữa ngoài thời kỳ sinh nở hoặc cho con bú
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục
  • Sự phát triển bất thường của cơ thể và lông vùng mặt
  • Mụn trứng cá bất thường

Xét nghiệm này thường được thực hiện trên những người bị u tuyến yên để theo dõi đáp ứng của khối u với điều trị.

Ngoài ra, xét nghiệm prolactin có thể cần thiết nếu bạn đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản hoặc kinh nguyệt không đều. Xét nghiệm cũng có thể loại trừ các vấn đề về tuyến yên hoặc vùng dưới đồi khác.

Nam giới

Nam giới có thể cần xét nghiệm nếu họ có các triệu chứng của bệnh u tuyến yên. Các triệu chứng của u tuyến yên ở nam giới bao gồm:

  • Đau đầu không rõ nguyên nhân
  • Giảm thị lực
  • Giảm ham muốn tình dục hoặc gặp các vấn đề về sinh sản
  • Rối loạn cương dương
  • Sự phát triển bất thường của cơ thể và lông vùng mặt

Xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để:

  • Kiểm tra tình trạng rối loạn chức năng tinh hoàn hoặc rối loạn cương dương
  • Loại trừ các vấn đề liên quan đến tuyến yên hoặc vùng dưới đồi

Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm prolactin cũng giống như xét nghiệm máu, thường chỉ mất phải phút để lấy mẫu xét nghiệm. Bạn không cần phải chuẩn bị gì trước khi lấy mẫu. Mẫu thường được thu thập từ ba đến bốn giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng. Máu được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay, thường là rất ít đau nhưng bạn cũng có thể chỉ cảm thấy hơi châm chích khi kim đâm vào và sau đó hơi đau nhức nhẹ.

Một số loại thuốc tránh thai, thuốc cao huyết áp hoặc thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng trước khi làm xét nghiệm. Các vấn đề về giấc ngủ, căng thẳng và tập thể dục nặng nhọc trước khi kiểm tra cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Làm xét nghiệm có nguy cơ gì không?

Xét nghiệm prolactin ít có nguy cơ biến chứng. Bạn có thể có một vết bầm nhỏ tại chỗ lấy máu sau khi kim được rút ra. Giữ chặt vết thương trong vài phút sau khi rút kim để giúp giảm bầm tím. Bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tĩnh mạch có thể bị viêm sau khi xét nghiệm, được gọi là viêm tĩnh mạch. Điều trị viêm tĩnh mạch bằng một miếng gạc ấm chườm vào chỗ bị đau nhiều lần trong ngày.

Bạn có thể gặp phải tình trạng chảy máu không cầm nếu bạn bị rối loạn đông cầm máu. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng các loại thuốc dễ gây chảy máu như aspirin hoặc warfarin, hãy nói với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.

Kết quả như thế nào là bình thường?

Bác sĩ sẽ đánh giá liệu kết quả của bạn có bình thường hay không dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm thể trạng chung. Giá trị prolactin có thể thay đổi một chút giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Kết quả bình thường như sau (ng / mL = nanogam trên mililit):

  • Phụ nữ không có thai <25 ng / mL
  • Phụ nữ mang thai từ 34 đến 386 ng / mL
  • Nam giới <15 ng / mL

Mức độ prolactin cao có nghĩa là gì?

Mức độ thấp của prolactin thường không đáng lo ngại ở phụ nữ hoặc nam giới. Tuy nhiên, mức prolactin rất cao, được gọi là tăng prolactin máu, có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó. Khoảng 10 phần trăm dân số bị tăng prolactin máu.

Mức prolactin tăng cao là bình thường trong khi mang thai và trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, tăng prolactin máu cũng có thể gây ra do chán ăn tâm thần, bệnh gan, bệnh thận và suy giáp. Suy giáp có thể gây ra sự phát triển quá mức của tuyến yên, điều này có thể điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp. Mức độ cao của prolactin cũng có thể được gây ra bởi các khối u tuyến yên. Những khối u này có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật.

Một số loại thuốc có thể gây ra mức prolactin cao. Các loại thuốc tâm thần như risperidone và haloperidol có thể làm tăng mức độ prolactin. Metoclopramide cũng có thể làm tăng mức prolactin. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày hoặc buồn nôn do thuốc điều trị ung thư.

Một số tác nhân gây căng thẳng thông thường cũng có thể làm tăng mức prolactin. Những yếu tố gây căng thẳng này bao gồm hạ đường huyết, các hoạt động thể dục nặng nhọc và thậm chí là tình trạng khó chịu nhẹ. Nếu bạn phát hiện ra rằng mức prolactin của bạn cao, bạn có thể cần phải tìm cách để giảm căng thẳng và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Cỏ ba lá đỏ, cỏ cà ri hoặc thì là có thể làm tăng mức prolactin. Tránh ăn bất cứ thứ gì có những thành phần này nếu bạn phát hiện ra mình có mức prolactin cao.

Prolactin và khả năng sinh sản

Trong một số trường hợp, mức prolactin cao có thể dẫn đến vô sinh. Các khối u tuyến yên có thể gây áp lực lên tuyến yên và khiến ngừng sản xuất hormone. Tình trạng này được gọi là suy tuyến yên. Ở nam giới, điều này gây ra giảm ham muốn tình dục và rụng lông trên cơ thể. Ở phụ nữ, nó có thể dẫn đến vô sinh.

Tăng prolactin máu có thể gây khó khăn cho việc mang thai của phụ nữ. Mức prolactin cao có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất bình thường của các hormone estrogen và progesterone. Điều này có thể khiến việc rụng trứng có thể diễn ra không đều hoặc ngừng hoàn toàn.

Thuốc và các phương pháp điều trị u tuyến yên khác giúp phục hồi khả năng sinh sản ở hầu hết phụ nữ. Nếu bạn phát hiện ra mình có nồng độ prolactin cao hoặc khối u tuyến yên, hãy đi khám để có thể điều trị. Bạn cũng có thể được tư vấn về việc các phương pháp để loại bỏ hoặc giảm kích thước khối u.

Điều trị tình trạng prolactin

Hình ảnh phẫu thuật u tuyến yên. Nguồn ảnh: pacificneuroscienceinstitute.orgHình ảnh phẫu thuật u tuyến yên. Nguồn ảnh: pacificneuroscienceinstitute.orgChất chủ vận dopamine như bromocriptine (Parlodel và Cycloset) là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với tăng prolactin. Những loại thuốc này giúp não sản xuất dopamine để kiểm soát mức prolactin cao. Chúng cũng có thể giúp thu nhỏ các khối u tuyến yên.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng cabergoline. Cabergoline là một thuốc điều trị u tuyến yên mới với các tác dụng phụ nhẹ hơn so với các loại thuốc prolactinoma thông thường khác. Tham vấn ý kiến bác sĩ về cabergoline nếu bạn phải đối mặt với các tác dụng phụ nghiêm trọng từ các phương pháp điều trị khác, bao gồm cả bromocriptine.

Không phải tất cả mọi người có mức prolactin cao đều sẽ đáp ứng tốt với thuốc chủ vận dopamine. Bác sĩ có thể đề nghị xạ trị nếu những loại thuốc đó không giúp giảm mức độ prolactin hoặc khối u tuyến yên.

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu thuốc không làm thu nhỏ khối u. Phẫu thuật có thể được thực hiện qua mũi hoặc mở sọ. Phẫu thuật và thuốc kết hợp có thể đưa mức prolactin của bạn trở lại bình thường.

Các bước khác bạn có thể thực hiện để giảm mức prolactin bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống và giảm căng thẳng 
  • Ngừng tập luyện cường độ cao hoặc các hoạt động quá mức
  • Tránh quần áo gây khó chịu cho ngực 
  • Tránh các hoạt động và quần áo làm kích thích quá mức núm vú 
  • Uống bổ sung vitamin B6 và vitamin E

Vitamin B6 là một phần của quá trình sản xuất dopamine và hàm lượng cao có thể làm giảm mức prolactin. Vitamin E ngăn ngừa sự gia tăng nồng độ prolactin một cách tự nhiên. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi lượng vitamin hoặc các chất bổ sung khác.

Kết luận

Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ nội tiết nếu bạn có mức prolactin cao. Bác sĩ nội tiết có thể điều trị cho bạn.

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI để kiểm tra xem liệu khối u tuyến yên có phải là nguyên nhân khiến mức prolactin của bạn tăng lên hay không. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc để thu nhỏ kích thước khối u.

Đôi khi không thể xác định nguyên nhân cụ thể dẫn đến tăng prolactin máu. Đây được gọi là chứng tăng prolactin máu vô căn. Nó thường biến mất mà không cần điều trị sau vài tháng. Nếu nồng độ prolactin không giảm, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc cho bạn.

Có thể mang thai trong khi bạn được điều trị cho mức prolactin cao. Nếu điều này xảy ra, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc chuyên gia nội tiết. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, đừng tự ý dừng thuốc cho đến khi bạn được yêu cầu.

U tuyến yên và tăng prolactin máu không nguy hiểm đến tính mạng. Các tác dụng phụ tồi tệ nhất của thuốc thường biến mất sau khi điều trị. Vô sinh do tăng prolactin có thể được điều trị và phục hồi cho tới khi mức prolactin trở lại bình thường. Chất lượng cuộc sống của bạn sẽ vẫn được duy trì ngay cả khi bạn cần điều trị lâu dài.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!