Đau đầu: Nguyên nhân, phân loại, điều trị và các biện pháp khắc phục tại nhà

Đau đầu là một vấn đề rất phổ biến - hầu hết mọi người đều đã từng bị đau đầu.

Video: Bệnh đau đầu | Triệu chứng của cơn đau đầu rất nguy hiểm không được chủ quan.

Các yếu tố dẫn đến đau đầu:

  • Cảm xúc: căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng
  • Bệnh lý nền như chứng đau nửa đầu hoặc huyết áp cao
  • Chấn thương hoặc các tổn thương ở não
  • Môi trường như thời tiết, tiếng ồn,... 

Đau đầu thường xuyên hoặc dữ dội có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu về cách nhận biết các nguyên nhân gây đau đầu để có hướng xử trí đúng đắn và kịp thời. 

Nguyên nhân đau đầu

Đau đầu có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào và cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau.  

Tính chất các cơn đau cũng rất đa dạng và việc phân loại cơn đau có thể giúp bác sĩ chẩn đoán.

Các bác sĩ cũng phân loại đau đầu dựa trên vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có phải là nguyên nhân gây ra cơn đau hay không. Nói cách khác, theo Hiệp hội Đau đầu Quốc tế, đau đầu có hai loại là nguyên phát hoặc thứ phát. 

Đau đầu nguyên phát

Đau đầu nguyên phát không phải là triệu chứng của bệnh lý có từ trước. Thay vào đó, những cơn đau đầu này là do các vấn đề liên quan đến cấu trúc vùng đầu và cổ. 

Đau đầu nguyên phát có thể do:

  • Các cấu trúc của não
  • Mạch máu
  • Các cơ vùng đầu mặt cổ
  • Dây thần kinh
  • Các hoạt chất trong não 

Hai dạng phổ biến của đau đầu nguyên phát là đau đầu từng cơn và đau đầu do căng thẳng. 

Ngoài ra, đau đầu có thể là hậu quả của việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên. Trong trường hợp này, người bệnh bị đau đầu do lạm dụng thuốc và đây cũng được coi là một dạng đau đầu nguyên phát. 

Đau đầu thứ phát

Đây là triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn. Nguyên nhân của đau đầu thứ phát có thể là: 

  • Mang thai
  • Vấn đề sức khỏe toàn thân, như nhiễm trùng
  • Suy giáp
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ
  • Đột quỵ
  • U não 
Đau đầu thứ phát có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Nguồn ảnh: www.regionalneurological.com Đau đầu thứ phát có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Nguồn ảnh: www.regionalneurological.com 

Đau đầu thứ phát có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu cơn đau đầu: 

  • Dữ dội hoặc gây cản trở cuộc sống
  • Dai dẳng
  • Xảy ra thường xuyên
  • Không đỡ khi dùng thuốc
  • Đi kèm với các triệu chứng khác như lú lẫn, sốt, thay đổi cảm giác hoặc cứng cổ 

Phân loại đau đầu

Đau đầu được chia thành rất nhiều loại, trong đó có một số loại phổ biến bao gồm: 

Đau đầu do căng thẳng

Đây là một dạng đau đầu nguyên phát phổ biến. Cơn đau thường khởi phát từ từ, vào giữa ngày.  

Khi đó người bệnh cảm cảm thấy:

  • Như có một sợi dây buộc chặt quanh đầu
  • Đau âm ỉ,liên tục ở cả hai bên đầu
  • Đau lan đến hoặc xuất phát từ cổ 

Đau đầu do căng thẳng có thể:

  • Từng đợt: Những cơn này thường kéo dài trong vài giờ, thậm chí vài ngày.
  • Mãn tính: Tình trạng đau đầu xuất hiện ít nhất 15 ngày mỗi tháng và kéo dài trong ít nhất 3 tháng. 

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu có thể kèm theo cơn đau nhói, thường xảy ra ở một bên nhưng đôi khi lại có thể đổi bên.  

Trong cơn đau, bệnh nhân có thể thấy:

  • Choáng váng
  • Rối loạn thị giác, chẳng hạn như thay đổi thị lực, mắt bị chớp sáng
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
  • Buồn nôn, nôn mửa 
Đau nửa đầu có thể kèm theo buồn nôn. Nguồn ảnh: www.gutcare.com.sg  Đau nửa đầu có thể kèm theo buồn nôn. Nguồn ảnh: www.gutcare.com.sg  

Đau nửa đầu là dạng đau đầu nguyên phát phổ biến thứ hai, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Một cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ đến 2-3 ngày. Tần suất của các đợt có thể dao động từ một tuần một lần đến một năm một lần. 

Đau đầu do lạm dụng thuốc

Đây còn được gọi là chứng đau đầu hồi ứng, xảy ra khi bạn sử dụng thuốc để điều trị đau đầu thường xuyên, lâu dài. 

Nguyên nhân thường do sử dụng các thuốc giảm đau nhóm Opioid, chẳng hạn như những thuốc có chứa Codein hoặc Morphine. 

Ngoài cơn đau đầu, bệnh nhân còn gặp phải:

  • Đau cổ
  • Bồn chồn
  • Cảm giác nghẹt mũi
  • Ngủ không ngon giấc

Các triệu chứng có thể khác nhau và cơn đau có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác. 

Theo The Migraine Trust, một tổ chức có trụ sở đặt tại Vương quốc Anh, những người bị chứng đau nửa đầu thường mắc thêm chứng đau đầu do lạm dụng thuốc. Khi đó, các cơn đau nửa đầu xảy ra thường xuyên hơn và trở nên dữ dội, nghiêm trọng hơn. 

Đau đầu từng cơn

Những cơn đau đầu này thường kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ, và có thể xảy ra từ 1-8 lần mỗi ngày. 

Đau đầu từng cơn có thể xuất hiện thường xuyên trong 4-12 tuần, sau đó biến mất và có xu hướng xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày. 

Giữa các cơn đau, có thể không có triệu chứng. Giai đoạn này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. 

Đau đầu từng cơn có thể kèm theo vã mồ hôi. Nguồn ảnh: www.sweatblock.com  Đau đầu từng cơn có thể kèm theo vã mồ hôi. Nguồn ảnh: www.sweatblock.com  Đau đầu từng cơn thường liên quan đến:

  • Cơn đau ngắn nhưng dữ dội
  • Đau quanh một bên mắt
  • Chảy nước mắt hoặc đỏ mắt
  • Sụp mí mắt
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Co đồng tử một bên mắt
  • Vã mồ hôi mặt
Đau đầu “sét đánh”
Đây là những cơn đau đầu dữ dội, đột ngột mà mọi người thường mô tả là “cơn đau đầu kinh khủng nhất trong đời”. Đau đầu đột ngột xuất hiện và mức độ đau tăng cực kỳ nhanh chóng, trở nên rất đau sau dưới 1 phút và chỉ kéo dài hơn 5 phút. 

Đau đầu “sét đánh” là một dạng đau đầu thứ phát, có thể là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Phình động mạch
  • Hội chứng co thắt mạch não hồi phục
  • Viêm màng não
  • Đột quỵ tuyến yên
  • Chảy máu não
  • Cục máu đông trong não 

Nếu xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, đột ngột, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Điều trị đau đầu 

Nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau là phương pháp điều trị chính cho chứng đau đầu

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc giảm đau theo đơn
  • Thuốc phòng ngừa từng chứng bệnh cụ thể, chẳng hạn như chứng đau nửa đầu
  • Các phương pháp điều trị nguyên nhân khác

Để ngăn ngừa đau đầu do lạm dụng thuốc, bạn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Đau đầu do lạm dụng thuốc cần được bác sĩ chỉ định giảm liều từ từ. Nguồn ảnh: www.ldnscience.org Đau đầu do lạm dụng thuốc cần được bác sĩ chỉ định giảm liều từ từ. Nguồn ảnh: www.ldnscience.org 

Điều trị chứng đau đầu do lạm dụng thuốc cần giảm liều hoặc ngừng thuốc. Bác sĩ sẽ giảm liều từ từ để đảm bảo an toàn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần nằm viện để kiểm soát việc giảm liều thuốc một cách an toàn và hiệu quả. 

Phương pháp điều trị thay thế và tích hợp

Hiện nay có một số hình thức điều trị đau đầu tích hợp, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị mới nào. 

Một số phương pháp điều trị thay thế như:

  • Châm cứu
  • Liệu pháp hành vi nhận thức
  • Thực phẩm chức năng và thảo dược
  • Thôi miên
  • Thiền 
Thiền mang lại hiệu quả nhất định trong việc giảm đau đầu. Nguồn ảnh: www.verywellmind.com Thiền mang lại hiệu quả nhất định trong việc giảm đau đầu. Nguồn ảnh: www.verywellmind.com 

Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng các phương pháp này đều đem lại hiệu quả nhất định. 

Một số bằng chứng cho thấy rằng các cơn đau nửa đầu có thể dễ xảy ra hơn khi nồng độ Magie và vitamin D thấp. Bằng chứng chưa được đưa ra, nhưng có thể thấy rằng dùng 400–500mg Magie Oxit mỗi ngày giúp ngăn ngừa các cơn đau.

Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể do chế độ ăn uống, các vấn đề kém hấp thu hoặc các bệnh lý khác. 

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe và có thể ngăn ngừa cơn đau đầu. Nguồn ảnh: www.emedihealth.com  Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe và có thể ngăn ngừa cơn đau đầu. Nguồn ảnh: www.emedihealth.com  Một biện pháp có thể giúp ngăn ngừa đau đầu hoặc giảm bớt cơn đau. Cụ thể như:

  • Dùng túi chườm nóng hoặc nước đá để chườm lên đầu hoặc cổ, tránh nhiệt độ quá cao và không chườm đá trực tiếp lên da.
  • Tránh các tác nhân gây căng thẳng 
  • Chế độ ăn uống lạnh mạnh và hạn chế ăn đồ ngọt
  • Ngủ đủ giấc bằng cách thiết lập một thói quen và giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ, tối và yên tĩnh.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.
  • Hạn chế uống rượu và uống nhiều nước.
  • Thư giãn một chút khi làm việc để tránh căng thẳng và chống mỏi mắt.  

Triệu chứng đau đầu 

Các đặc điểm của cơn đau đầu có thể rất đa dạng: 

  • Xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu
  • Đau lan ra từ một điểm trung tâm
  • Đau nhói hoặc đau âm ỉ
  • Xuất hiện từ từ hoặc đột ngột
  • Kéo dài từ dưới một giờ đến vài ngày 

Các đặc điểm của cơn đau thường phụ thuộc vào loại đau đầu mà bạn gặp phải. 

Chẩn đoán đau đầu 

Bác sĩ thường có thể đưa ra chẩn đoán sau khi nắm được:

  • Các triệu chứng của bệnh nhân
  • Vị trí, mức độ đau
  • Thời gian mỗi cơn đau kéo dài
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột hay từ từ

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây đau đầu. Các xét nghiệm có thể là lấy mẫu máu hoặc chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI . 

Kết luận

Có người trải qua nhiều dạng đau đầu khác nhau. Trong trường hợp bạn bị đau đầu dữ dội hoặc hay tái phát, hãy đi khám bác sĩ.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!