Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều? Nhận biết và cách điều trị

Thời gian và mức độ hành kinh ở từng phụ nữ khác nhau là khác nhau. Khi kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài hoặc diễn ra không đều thì có thể gọi tình trạng đó là rong kinh.

Các triệu chứng cụ thể của rong kinh bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
  • Lượng máu kinh nhiều đến mức cần thay băng vệ sinh hơn một lần mỗi giờ. 

Mất máu quá nhiều có thể gây thiếu máu hoặc thiếu sắt, hoặc đó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, tình trạng kinh nguyệt không đều hoàn toàn có thể điều trị khỏi.

Các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

Nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rong kinh, có thể kể đến như:

Sử dụng thuốc

Một số thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu hoặc hormone có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh đó, đặt vòng – một biện pháp tránh thai khá phổ biến hiện nay – cũng có tác dụng phụ là gây chảy máu.  

 Đặt vòng cũng có thể gây rong kinh. Ảnh: Thecut.conĐặt vòng cũng có thể gây rong kinhẢnh: Thecut.con 

Mất cân bằng hormone

Hormone estrogenprogesterone của cơ thể có vai trò điều hòa sự thay đổi của niêm mạc tử cung. Khi nồng độ trong cơ thể tăng cao, 2 hormone này có thể kích hoạt tình trạng chảy máu. 

Mất cân bằng hormone thường xảy ra trên 2 đối tượng: con gái bắt đầu hành kinh và phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

Các tình trạng bệnh lý

Một số bệnh lý của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân khởi phát dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Những tình trạng đó có thể kể đến như:

  • Viêm nhiễm vùng chậu, các bệnh nhiễm trùng liên quan.
  • Lạc nội mạc tử cung. 

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô niêm mạc tử cung phát triển bất thường ở những vị trí khác trong cơ thể, tình trạng này có thể dẫn đến chảy máu hoặc cảm giác đau đớn ở người phụ nữ.

  • Rối loạn di truyền máu.

Các rối loạn xảy ra trong quá trình đông máu cũng có thể là một nguyên nhân gây chảy máu.

  • Các khối u lành tính hoặc ung thư.

Tình trạng chảy máu cũng có thể xuất hiện trên các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng – mặc dù tỉ lệ này không nhiều. Bên cạnh đó, các khối u lành tính cũng có khả năng gây ra tình trạng tương tự. 

Một vài nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, có một vài nguyên nhân khác cũng có thể là tác nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, có thể kể đến như:

  • Rối loạn rụng trứng

Rụng trứng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Khi một vài bất thường nào đó xảy ra, trứng không thể rụng theo chu kỳ, dẫn đến nồng độ hormone progesterone trong máu giảm – điều này có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và có thể gây chảy máu kéo dài.

  • Mang thai ngoài tử cung

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ không có kinh nguyệt. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều thì đó có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung – tình trạng trứng đã thụ tinh làm tổ tại ống dẫn trứng.  

Hình ảnh miêu tả tình trạng mang thai ngoài tử cung. Ảnh: Insider.comHình ảnh miêu tả tình trạng mang thai ngoài tử cungẢnh: Insider.comTrong trường hợp này, bạn cần liên hệ sự trợ giúp y tế ngay lập tức để tránh những biến cố nghiêm trọng có thể xảy ra.

Triệu chứng của kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt của mỗi phụ nữ khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, đa số phụ nữ có chu kỳ dao động từ 24 – 34 ngày, kéo dài khoảng 4 – 5 ngày và lượng máu mất đi trung bình rơi vào khoảng 40 ml. 

Lượng máu mất ở mỗi kỳ kinh của những người khác nhau là khác nhau Ảnh: Everydayhealth.comLượng máu mất ở mỗi kỳ kinh của những người khác nhau là khác nhau.Ảnh: Everydayhealth.comLưu ý rằng những con số trên chỉ là những giá trị trung bình, do đó giá trị “bình thường” của một số người có thể nằm ngoài khoảng đó.

Việc mất máu nhiều bất thường có thể dẫn đến các triệu chứng của thiếu máu như:

  • Mệt mỏi.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao.
  • Khó thở.
  • Chóng mặt, đau đầu.

Các trường hợp cần đến sự can thiệp y tế

Việc thăm khám định kỳ là điều cần thiết đối với mọi phụ nữ. Tuy nhiên, bạn sẽ cần liên hệ bác sĩ ngay khi xảy ra chảy máu trong những trường hợp sau:

  • Giữa các kỳ kinh nguyệt.
  • Sau khi quan hệ tình dục.
  • Trong khi mang thai.
  • Sau khi mãn kinh.

Bên cạnh đó, việc tự theo dõi chu kì kinh nguyệt, bao gồm thời gian hành kinh và số lượng băng vệ sinh sử dụng trong mỗi chu kỳ, là điều khá hữu ích. 

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán kinh nguyệt không đều có thể bao gồm những cách sau:

  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung – kiểm tra xem liệu có tình trạng nhiễm trùng hay các tế bào ung thư xuất hiện hay không.
  • Xét nghiệm máu – kiểm tra tình trạng thiếu máu, khả năng đông máu cũng như chức năng tuyến giáp.
  • Siêu âm vùng chậu – chẩn đoán tổn thương hoặc các bất thường xuất hiện tại tử cung, buồng trứng và khung chậu.
  • Siêu âm tử cung – bơm một loại chất lỏng đặc biệt vào tử cung để xác định hình ảnh, từ đó chẩn đoán tình trạng bệnh.

Điều trị 

Có khá nhiều phương pháp điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều Ảnh: Inlifehealthcare.comCó khá nhiều phương pháp điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều Ảnh: Inlifehealthcare.comViệc điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó một số yếu tố chính bao gồm:

  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất thường.
  • Lịch sử sinh sản và các kế hoạch thai sản tương lai.

Phương án điều trị cũng rất đa dạng, có thể kể đến một số biện pháp như:

Dùng thuốc

Có thể sử dụng một số thuốc đề điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ví dụ như:

Các loại thuốc chống viêm phi steroids (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen, giúp làm giảm tình trạng mất máu.

Các loại thực phẩm bổ sung sắt, giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu.

Liệu pháp hormone thay thế, giúp tái cân bằng nội tiết tố cơ thể. 

Can thiệp phẫu thuật

Một số can thiệp phẫu thuật thường dùng trong điều trị có thể kể đến như:

  • Nạo tử cung

Nạo tử cung là thủ thuật loại bỏ một phần các mô khỏi niêm mạc tử cung.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với các bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng đối với bệnh nhân u xơ – các khối u lành tính. 

Thủ thuật này có thể thực hiện bằng phương pháp nội soi.

  • Cắt bỏ một phần nội mạc tử cung

Cắt bỏ một phần nội mạc tử cung thường được tiến hành ở những bệnh nhân thất bại trong điều trị bằng thuốc. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách phá hủy một phần niêm mạc tử cung. 


Hình ảnh miêu tả quá trình cắt bỏ nội mạc tử cung.Ảnh: Healthdirect.comHình ảnh miêu tả quá trình cắt bỏ nội mạc tử cung.Ảnh: Healthdirect.com

 Phương pháp này sẽ làm giảm khả năng mang thai của người mẹ, do đó những bệnh nhân có kế hoạch sinh con trong tương lai cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành.

  • Cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ tử cung được thực hiện bằng cách cắt bỏ cổ tử cung, tử cung và buồng trứng – nếu cần thiết. 

Điều này sẽ dẫn đến mãn kinh sớm, đồng thời cũng loại bỏ khả năng sinh con của bệnh nhân.

Biến chứng

Mất máu không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu lượng máu mất đi quá lớn thì có thể gây cạn kiệt lượng sắt của cơ thể và gây ra tình trạng thiếu máu.

Nếu thiếu máu ở thể nhẹ thì có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược,…các trường hợp thiếu máu nặng hơn thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh,…

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!