Vitamin K: lợi ích sức khỏe, nhu cầu hàng ngày và nguồn cung cấp

Vitamin K là loại vitamin tan trong dầu có vai trò trong quá trình đông máu, khoáng hóa xương và điều hòa nồng độ canxi máu. Cơ thể cần vitamin K để sản xuất prothrombin, một yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông. Thiếu hụt vitamin K sẽ gây tăng thời gian đông máu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới xuất huyết hoặc tử vong.

Có hai loại vitamin K dạng tự nhiên là K1 và K2. Vitamin K1 hay phylloquinone, có nguồn gốc từ thực vật và đây cũng là nguồn cung cấp chính cho cơ thể.  

Tác dụng của vitamin K

Trẻ thiếu Vitamin K

Ngoài việc tham gia vào quá trình tạo các yếu tố đông máu,   các tác dụng quan trọng khác của vitamin có thể kể đến như:

Giúp xương chắc khỏe

Một số nghiên cứu đã chỉ ra răng vitamin K hỗ trợ duy trì xương chắc khỏe, cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Dường như có mối tương quan giữa lượng vitamin K thấp và bệnh loãng xương. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu thêm về các tác dụng này.

Tăng cường sức khỏe tinh thần

Việc tăng nồng độ vitamin K trong máu có liên quan đến việc cải thiện trí nhớ theo từng giai đoạn ở người lớn tuổi.

Trong một nghiên cứu, những người khỏe mạnh trên 70 tuổi có nồng độ vitamin K1 trong máu cao nhất có khả năng ghi nhớ từng đoạn hội thoại nhiều nhất.

Duy trì sức khỏe tim mạch

Vitamin K có vai trò trong việc phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp bằng cách ngăn ngừa sơ hóa động mạch. Tác dụng này là do vitamin K giúp điều hòa nồng độ canxi máu. Sự tích tụ canxi trên thành mạch theo thời gian sẽ làm cho mạch máu trở nên xơ cứng làm tăng huyết áp và nó là một yếu tố chính gây ra các bệnh tim mạch. Bổ sung đầy đủ vitamin K cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Lượng vitamin K cần thiết

Vitamin K có trong nhiều loại rau xanh và thực phẩm. Do vậy việc thiếu hụt vitamin K thường rất hiếm khi xảy ra. Tình trạng này hay gặp ở trẻ sơ sinh hoặc những người kém hấp thu như chứng ruột ngắn, bệnh celiac, viêm loét đại trạng.

Bình thường vitamin K1 hay Phylloquinone ở trong các loại thực vật. Sau khi tiêu hóa thức ăn, các vi khuẩn có ích trong ruột sẽ chuyển nó thành dạng dự trữ là vitamin K2, được hấp thụ tại ruột non và dự trữ trong mô mỡ và gan.

Trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa chưa hoạt động bình thường sẽ được tiêm vitamin K để phòng tránh tình trạng xuất huyết nội sọ, có thể gây tử vong.

Lượng vitamin K phù hợp tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Theo khuyến cáo phụ nữ từ 19 tuổi trở lên nên cung cấp 90 microgam (mcg) mỗi ngày và nam giới là 120 mcg/ ngày. 

Các loại thực phẩm giàu viamin K

Natto – đậu tương lên men truyền thống của Nhật. Ảnh: songkhoe365.com.vnNatto – đậu tương lên men truyền thống của Nhật. Ảnh: songkhoe365.com.vnVitamin K1 có nhiều trong các loại rau lá xanh, chẳng hạn như cải xoăn và các cây họ cải khác. Ngoài ra chúng còn có trong các loại dầu thực vật và trái cây.

Nguồn menanoquines hay vitamin K2 thường có trong thịt, các sản phẩm từ sữa, trứng và “natto” - một dạng đậu nành lên men của Nhật Bản.

Dưới đây là một số nguồn thực phẩm giàu vitamin K:

  • 10 nhánh mùi tây chứa 90 microgam (mcg)
  • 1 khẩu phần 85 gam (g) Natto chứa 850 mcg
  • 1 nửa cốc rau cải xanh luộc chứa 530 mcg
  • 1 cốc rau bina sống chứa 145 mcg
  • 1 muỗng canh dầu đậu nành chứa 25 mcg
  • 1 nửa cốc nho chứa 11 mcg
  • 1 quả trứng luộc chín chứa 4 mcg

Mách nhỏ: chất béo trong bữa ăn giúp tăng cường sự hấp thụ vitamin K, vì vậy một món salad trộn dầu ô liu với rau lá xanh sẽ vừa cung cấp vitamin K vừa giúp tăng khả năng hấp thu.

Những điều cần lưu ý về vitamin K

Lượng vitamin K từ thực phẩm là an toàn. Ảnh: healthplus.vnLượng vitamin K từ thực phẩm là an toàn. Ảnh: healthplus.vn

  • Liều lượng tối đa:

Không có khuyến cáo về lượng tối đa vitamin K cung cấp mỗi ngày. Lượng vitamin K nhận từ thức ăn hàng ngày là an toàn. Tuy nhiên bạn có thể gặp những tác dụng phụ hoặc độc tính nếu dùng các sản phẩm bổ sung.

  • Tương tác với các loại thuốc khác 

Thuốc chống đông 

Ví dụ như warfarin được sử dụng để ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong lòng mạch cản trở máu đến não hoặc tim. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm hoặc làm chậm khả năng đông máu của vitamin K. Tăng hoặc giảm lượng vitamin K đột ngột có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc này. 

Thuốc chống co giật,

Nếu dùng trong khi mang thai hoặc đang cho con bú, có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin K ở thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Ví dụ về thuốc chống co giật là phenytoin và dilantin.

Thuốc giảm cholesterol máu

Thuốc này có tác dụng cản trở sự hấp thụ chất béo trong chế độ ăn hàng ngày do đó cũng làm giảm lượng vitamin K được cơ thể hấp thu. Vì vậy những người đang dùng thuốc này có thể có nguy cơ thiếu hụt cao hơn.

Ngoài ra còn một số loại khác như thuốc kháng sinh, thuốc giảm cân cũng có ảnh hưởng nhất định. Do vậy, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này nên trao đổi với bác sĩ về lượng vitamin K phù hợp.

Cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng cần thiết là tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, với nhiều trái cây và rau quả. Các sản phẩm bổ sung chỉ nên được sử dụng trong trường hợp thiếu hụt và dưới sự giám sát y tế.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Vitamin K1 có thể sử dụng trong một số trường hợp sau: Điều trị chảy máu hay đe dọa chảy máu do thiếu prothrombin hay yếu tố đông máu (yếu tố VII trong máu). Giải độc thuốc chống đông máu kháng vitamin K. Giảm vitamin K trong một số trường hợp như ứ mật, bệnh gan, bệnh ở ruột. Dự phòng và điều trị thiếu vitamin K cho trẻ sơ sinh.
Xem thêm
Vitamin K2 cũng được sản xuất bởi vi khuẩn đường ruột trong ruột già. Một số bằng chứng cho thấy rằng kháng sinh phổ rộng góp phần làm thiếu hụt K2. Vitamin K2 chủ yếu được tìm thấy trong một số loại thực phẩm lên men và động vật, mà hầu hết mọi người không ăn nhiều. Các nguồn động vật phong phú bao gồm các sản phẩm sữa giàu chất béo từ bò ăn cỏ, lòng đỏ trứng, cũng như gan và các loại thịt hoặc tạng của động vật. Ngoài ra, Vitamin K hòa tan trong chất béo, có nghĩa là các sản phẩm động vật ít chất béo và nạc không chứa nhiều vitamin K. Vitamin K2: có tên gọi là menaquinone, được tìm thấy trong các thực phẩm lên men hoặc thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Chúng còn được tìm thấy ở thực phẩm có chứa chất béo, nên dễ hấp thu hơn vitamin K1. Vitamin K2 được chia thành nhiều loại nhỏ, nhưng có hai loại vitamin K2 được nhắc đến nhiều nhất là MK-4 và MK-7.
Xem thêm
Đặc biệt bầm xung quanh đầu hoặc mặt của trẻ Chảy máu mũi hoặc cuống rốn. Màu da nhợt nhạt hơn bình thường hoặc nướu răng nhợt nhạt ở trẻ da sẫm màu. Ở trẻ sơ sinh trên 3 tuần tuổi, lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng. Có máu trong phân của trẻ (phân đen, sẫm màu hoặc tanh). Trẻ bị nôn ra máu. Nếu trẻ cáu kỉnh, ngủ li bì, co giật hoặc nôn ói nhiều, có thể trẻ đã bị chảy máu não.
Xem thêm
Theo ODS khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày 120 microgam (mcg) vitamin K đối với nam giới trưởng thành và 90 mcg đối với phụ nữ trưởng thành. Chưa có khuyến nghị cụ thể cho vitamin K-2. Tiến sĩ Miriam Ferrer khuyến cáo liều lượng vitamin K2 hằng ngày ở người trưởng thành: 100 đến 300 mcg/ngày Theo Tiến sĩ Dennis Goodman liều lượng vitamin K2 MK-7 cho tình trạng loãng xương: 50 đến 180 mcg/ngày
Xem thêm
Vitamin K3 thì ngược lại không tốt cho sức khỏe của bạn vì nó liên quan đến tổn thương gan và phá hủy các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Hiện nay, vitamin này không được bán hợp pháp ở dạng bổ sung cho người do lo ngại về an toàn. Nhưng nó thường được sử dụng trong thức ăn cho gia cầm, gia súc, cũng như cho chó và mèo.
Xem thêm
Vitamin K1 10mg mỗi ngày và vitamin K2 45 mg mỗi ngày đã được sử dụng an toàn cho đến 2 năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hiệu quả điều trị khi sử dụng vitamin K1 mà bác sĩ sẽ kết luận sử dụng tới thời gian nào.
Xem thêm
Theo thống kê về tương tác của vitamin K1 trên trang drugs.com, có tổng cộng 10 loại thuốc được biết là có tương tác với Vitamin K1 (phytonadione). Một số tương tác thuốc điển hình của vitamin K1: - Vitamin K1 và các thuốc chống đông máu (anisindione, warfarin, dicumarol..) - Vitamin K1 và chất cô lập acid mật (colestipol, cholesdtyramine) - Vitamin K1 và thuốc kháng sinh
Xem thêm
Được dùng trên các nhóm có nguy cơ thiếu vitamin K. Những nhóm sau đây nằm trong số những nhóm có nhiều khả năng bị thiếu vitamin K nhất. Trẻ sơ sinh không được điều trị bằng vitamin K khi sinh Người bị rối loạn hấp thu
Xem thêm
Bệnh xuất huyết não-màng não ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách bổ sung vitamin K cho tất cả trẻ mới sinh. Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể: Đối với trẻ > 1.500 gram: tiêm bắp 1mg Vitamin K1 Đối với trẻ ≤ 1.500 gram: tiêm bắp 0,5 mg Vitamin K1
Xem thêm
Những người có hàm lượng vitamin K thấp, như người suy dinh dưỡng, người lớn tuổi hoặc người đang sử dụng warfarin có nguy cơ cao bị thiếu vitamin này khi dùng kèm những kháng sinh như: Cefamandole Cefoperazone Cefmetazole Cefotetan Những chất kiềm hãm axit mật thường được dùng để giảm cholesterol máu, giảm lượng chất béo cơ thể hấp thu và giảm hấp thu những vitamin tan trong dầu. Nếu bạn sử dụng những thuốc này, bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung vitamin K: Cholestyramin Colestipol Colesevelam
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Vitamin K
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!