Vitamin K3 (menadione): lợi ích, sử dụng và tác dụng phụ

Vitamin K là tên gọi chung của một tập hợp các chất có cấu trúc hóa học tương tự nhau, trong đó có vitamin K3.

Vitamin K3, còn được gọi là menadione, là một dạng vitamin K tổng hợp hay vitamin nhân tạo.

Video: Trẻ thiếu Vitamin K

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những điều cần biết về vitamin K3, bao gồm lợi ích, cách sử dụng và các tác dụng phụ tiềm ẩn của loại vitamin này.

Vitamin K3 là gì?

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, vitamin K cũng có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ canxi trong các mô, cơ quan và mạch máu của cơ thể, hạn chế các bệnh lý tim mạch, thận và tiểu đường

Vitamin K3 là một dạng vitamin tổng hợp. Ảnh: Healthline.com Vitamin K3 là một dạng vitamin tổng hợp. Ảnh: Healthline.com

Vitamin K3 là một dạng vitamin K tổng hợp, được con người sản xuất ra khác với hai dạng khác là K1 và K2 có nguồn gốc tự nhiên

Vitamin K3 có thể được hấp thu và chuyển đổi thành K2 trong gan của người và một số loài động vật.

Do lo ngại về tính an toàn nên vitamin K3 không được cho phép bán ở dạng bổ sung cho người, nhưng nó thường được sử dụng trong thức ăn cho gia cầm và lợn, cũng như thức ăn công nghiệp cho chó và mèo

Độc tính của vitamin K3

Theo những nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1980 – 1990, vitamin K3 có hại cho sức khỏe con người.

Những nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng vitamin K3 với những tổn thương tại gan và tế bào hồng cầu. Do đó, hiện nay chỉ có dạng K1 và K2 của vitamin K được sử dụng cho con người dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc.

Tuy có tác hại đối với con người, nhưng vitamin này không gây hại cho gia súc hoặc vật nuôi khi được bổ sung vào thức ăn với liều lượng quy định.

Khả năng chống ung thư và kháng khuẩn của vitamin K3

Mặc dù có tác hại đối với sức khỏe con người, vitamin K3 đã chứng minh được tác dụng chống ung thư và chống viêm ở các nghiên cứu trong ống nghiệm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin K3 có tác dụng diệt các tế bào ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư đại trực tràng và ung thư thận bằng cách hoạt hóa một loại protein đặc biệt. Thêm nữa, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy khi kết hợp vitamin C và vitamin K3 có tác dụng ức chế sự phát triển và đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư vúung thư tuyến tiền liệt.

Vitamin K3 có tác dụng chống ung thư và kháng khuẩn Ảnh: Healthjade.comVitamin K3 có tác dụng chống ung thư và kháng khuẩn Ảnh: Healthjade.com

Ngoài khả năng chống ung thư kể trên, vitamin K3 cũng có khả năng kháng khuẩn. Đã có nghiên cứu cho thấy rằng vitamin K3 có khả năng ức chế sự phát triển của một loại vi khuẩn đường tiêu hóa là Helicobacter pylor bằng cách giảm khả năng nhân lên của chúng.

Mặc dù có đầy triển vọng, nhưng vitamin K3 vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra kết luận về tính an toàn và hiệu quả đối với điều trị.

Lượng vitamin K cần cung cấp cho cơ thể

Các chuyên gia khuyến cáo, nam giới cần cung cấp 120 microgam vitamin K cho cơ thể mỗi ngày. Con số này ở phụ nữ là 90 microgam. Ngoài ra, lượng tối thiểu cần cung cấp là 1 microgam/ 1 kilogam cân nặng mỗi ngày để có thể ngăn ngừa tình trạng chảy máu.

Nhu cầu vitamin K của cơ thể có thể được đáp ứng đủ thông qua chế độ ăn uống bình thường.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K1 có trong các loại rau lá xanh, bao gồm cải thìa, rau bina, cải xoăn, cải xanh…và các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải. Bên cạnh đó, các loại trái cây như nho, việt quất cũng chứa một lượng vitamin này.

Vitamin K2 có trong các loại thực phẩm lên men như dưa cải bắp, natto – một loại đậu nành lên men truyền thống của Nhật Bản, một số loại thịt động vật như thịt gà, thịt lợn. Ngoài ra vi khuẩn đường ruột cũng tổng hợp một lượng nhỏ vitamin K2

Rau cải bó xôi là nguồn thực phẩm giàu vitamin K Ảnh: Supplements.selfdecode.comRau cải bó xôi là nguồn thực phẩm giàu vitamin K Ảnh: Supplements.selfdecode.com

Mức độ vitamin K hấp thu vào cơ thể sẽ phụ thuộc vào loại thực phẩm mà bạn ăn. Ví dụ, vitamin K trong các loại rau xanh liên kết mạnh với các tế bào lục lạp. Do đó, cơ thể khó hấp thu những vitamin này hơn. Do đó, để tăng khả năng hấp thu vitamin K từ trong các loại rau lá xanh bạn nên ăn cùng với các loại chất béo khác như dầu, lạc, hoặc quả bơ…

Lời kết

Vitamin K có vai trò quan trọng đối với cơ thể như tham gia vào quá trình đông máu, thúc đẩy tăng cường sức khỏe xương khớp, duy trì nồng độ canxi máu ổn định. Vitamin K3 là một dạng vitamin K nhân tạo, trong khi vitamin K1 và K2 tồn tại ở dạng tự nhiên.

Mặc dù có tác dụng chống ung thư và kháng khuẩn ở các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, vitamin K3 lại có tác dụng gây hại đối với sức khỏe con người. Do đó, dạng vitamin này không được sử dụng như sản phẩm bổ sung hay thuốc kê đơn như K1 và K2. Và do chế độ ăn uống hoàn toàn cung cấp đủ lượng vitamin K nên việc sử dụng thực phẩm bổ sung là không cần thiết.

Nhu cầu vitamin K của cơ thể có thể được đáp ứng dễ dàng thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Do đó, việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung là không cần thiết.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!