Vitamin B3 (Niacin): Lợi ích, liều lượng, rủi ro, nguồn cung cấp

Vitamin B3 (niacin) là một chất dinh dưỡng quan trọng. Trên thực tế, mọi bộ phận của cơ thể bạn đều cần nó để hoạt động bình thường. Vậy bạn đã hiểu gì về loại vitamin này hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Video: Sự cần thiết của Vitamin B3 với cơ thể

Tại sao mọi người dùng vitamin B3?

Niacin làm tăng HDL và làm giảm nhẹ LDL, nguồn ảnh nutritionreview.orgNiacin làm tăng HDL và làm giảm nhẹ LDL, nguồn ảnh nutritionreview.orgVitamin B3 là một phương pháp điều trị bệnh liên quan đến cholesterol. Đã có những nghiên cứu tốt cho thấy vitamin B3 giúp làm tăng mức cholesterol HDL tốt và giảm chất béo trung tính. Chúng cũng làm giảm nhẹ hàm lượng cholesterol LDL xấu. Đôi khi nó được kê đơn kết hợp với statin để kiểm soát lượng cholesterol, chẳng hạn như rosuvastatin (Crestor, Ezallor), simvastatin, fluvastatin (Lescol), atorvastatin (Lipitor) và pravastatin (Pravachol).

Tuy nhiên, vitamin B3 chỉ có hiệu quả điều trị cholesterol ở liều khá cao. Những liều này có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như tổn thương gan, các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc không dung nạp glucose. Vì vậy, đừng tự điều trị bằng các thực phẩm chức năng chứa vitamin B3 không kê đơn. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ của bạn, họ có thể kê các liều vitamin B3 được FDA chấp thuận nếu được khuyến nghị.

Ngoài ra, vitamin B3 là một phương pháp điều trị được FDA chấp thuận cho bệnh pellagra, một tình trạng hiếm gặp phát triển từ sự thiếu hụt niacin. 

Bạn nên dùng bao nhiêu vitamin B3?

Vitamin B3 dạng viên. Nguồn ảnh openfit.com Vì vitamin B3 có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm được liều lượng tốt nhất cho bạn.

Mọi người đều cần một lượng vitamin B3 nhất định - từ thức ăn hoặc thực phẩm chức năng - để cơ thể hoạt động bình thường. Lượng này được gọi là lượng tiêu thụ tham chiếu trong chế độ ăn uống (DRI), một thuật ngữ thay thế RDA cũ hơn và quen thuộc hơn (mức trợ cấp hàng ngày được khuyến nghị). Đối với vitamin B3, các DRI thay đổi theo độ tuổi và các yếu tố khác và được tính bằng mg vitamin B3 tương đương:

  • Trẻ em: từ 2-16 mg mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi
  • Đàn ông: 16 mg mỗi ngày
  • Phụ nữ: 14 mg mỗi ngày
  • Phụ nữ (mang thai): 18 mg mỗi ngày
  • Phụ nữ (cho con bú): 17 mg mỗi ngày
  • Lượng hàng ngày tối đa cho người lớn ở mọi lứa tuổi: 35 miligam mỗi ngày

Hầu hết mọi người có thể nhận được lượng niacin cần thiết bằng cách ăn uống lành mạnh.

Nếu bác sĩ kê đơn niacin, bạn có thể uống thuốc trong khi ăn. Điều này giúp ngăn ngừa đau dạ dày. Một tác dụng phụ vô hại nhưng không thoải mái của niacin là gây đỏ và nóng ở mặt và cổ. Để làm giảm điều này, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng niacin cùng với ápirin đồng thời tránh rượu và thức ăn cay. 

Bạn có thể lấy vitamin B3 tự nhiên từ thực phẩm không?

Vitamin B3 từ thực phẩm. Nguồn ảnh hsph.harvard.edu Vitamin B3 từ thực phẩm. Nguồn ảnh hsph.harvard.edu  Niacin tự nhiên có nhiều trong các loại thực phẩm bao gồm rau xanh, thịt, gia cầm, cá và trứng, và một phần nhỏ liều lượng của chúng được chứng minh là có thể làm thay đổi lượng cholesterol. Nhiều sản phẩm cũng được tăng cường niacin trong quá trình sản xuất. 

Những rủi ro khi dùng niacin là gì?

Đỏ mặt là một trong những tác dụng phụ khi dùng Vitamin B3Đỏ mặt là một trong những tác dụng phụ khi dùng Vitamin B3

Phản ứng phụ. Niacin có thể gây đỏ mặt, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu dùng nó. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị tăng liều từ từ để giảm vấn đề này. Họ cũng có thể kê loại thuốc giải phóng chậm để kiểm soát cơn bốc hỏa. Niacin có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Tuy nhiên, tất cả các tác dụng phụ này có xu hướng mất dần theo thời gian.

Rủi ro. Niacin có rủi ro. Nó có thể gây ra các vấn đề về gan, loét dạ dày, thay đổi nồng độ glucose, tổn thương cơ, huyết áp thấp, thay đổi nhịp tim và các vấn đề khác. Những người có các bệnh gan hoặc thận, tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề tim mạch cần phải nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng chứa niacin. Không tự ý điều trị tình trạng tăng cholesterol bằng các loại thực phẩm chức năng có niacin không kê đơn.

Tương tác thuốc. Nếu bạn đang dùng bất kì loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào trước đó, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng niacin. Bởi nó có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc tiểu đường, thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật, thuốc huyết áp, hormone tuyến giáp và thuốc kháng sinh cũng như các thực phẩm chức năng như ginkgo biloba và một số chất chống oxy hoá khác. Rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan. Mặc dù niacin thường được sử dụng cùng với statin để điều trị tình trạng cholesterol cao, sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ. Nhận lời khuyên bác sĩ của bạn.

Ở liều DRI thấp, niacin an toàn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, với liều cao hơn để điều trị các bệnh, nó có thể có các tác dụng phụ. Vì lý do đó, trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên bổ sung niacin vượt quá DRI trừ khi được bác sĩ khuyến nghị.

Những người bị bệnh gút không kiểm soát được cũng không nên bổ sung niacin.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Tăng cường hàng rào bảo vệ da Duy trì độ ẩm cho da Giảm mẩn đỏ, kích ứng Hỗ trợ điều trị mụn Hạn chế dầu nhờn Chống lão hóa da Giảm thâm và làm sáng da
Xem thêm
Rối loạn tiêu hóa Thiếu năng lượng Rối loạn thần kinh Da và tóc hư tổn
Xem thêm
Nature’s Bounty Niacin 500mg Flush Free Capsules Sản phẩm bổ sung vitamin B3 Slo Niacin 500mg Nutricost Niacinamide 500mg Viên uống bổ sung vitamin B3 Nicotinamide 500mg
Xem thêm
The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% Paula’s Choice Resist 10% Niacinamide Booster Cerave Facial Moisturizing Lotion PM SkinCeuticals B3 Metacell Renewal
Xem thêm
Trẻ sơ sinh Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi cần 2mg mỗi ngày, thường sữa mẹ là nguồn cung cấp đầy đủ cho trẻ. Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi cần bổ sung lượng lớn hơn là 4mg mỗi ngày. Trẻ nhỏ Trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 6mg mỗi ngày. Trẻ từ 4 - 8 tuổi cần 8 mg mỗi ngày. Trẻ từ 9 - 13 tuổi cần 12 mg mỗi ngày Thanh thiếu niên và người trưởng thành Nam giới từ 14 tuổi trở lên: Cần bổ sung 16mg mỗi ngày. Nữ giới từ 14 tuổi trở lên: Cần 14mg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai: nhu cầu vitamin B3 tăng lên 18 mg mỗi ngày. Phụ nữ đang cho con bú: Nhu cầu vitamin B3 tăng lên 17 mg mỗi ngày.
Xem thêm
gan, ức gà, cá ngừ, gà tây, cá hồi, cá cơm, thịt lợn thịt bò, đậu phộng, trái bơ, gạo lứt Lúa mì, Nấm, Đậu xanh, Khoai tây, Các loại thực phẩm bổ sung khác
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Vitamin B3
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!