Điều trị và phòng ngừa bệnh gút

Gút là bệnh lý liên quan tới tình trạng dư thừa axit uric do cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không thể bài tiết. Bệnh gút bao gồm hai thể là cấp tính và mạn tính.

Bệnh nhân gút thường biểu hiện những triệu chứng như sưng, đau và đỏ ở bàn chân, đặc biệt là khớp đốt bàn ngón chân cái. Bệnh gút cấp tính gây ra các cơn đau cấp xuất hiện ở hầu hết các khớp trên cả tứ chi, trong đó những khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Bệnh nhân gút mạn tính thường nổi hạt tophi tại vị trí các khớp. Đây là những khối cứng, hình thành từ axit uric, chúng có thể phát triển đạt kích thước rất lớn, thậm chí xuyên thủng da.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả.

Phương pháp điều trị bệnh gút truyền thống

Mục tiêu của liệu pháp điều trị nhằm giảm triệu chứng và tần suất xuất hiện những cơn gút cấp. Phương pháp điều trị truyền thống bao gồm thay đổi chế độ ăn và dùng một số loại thuốc.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân gút nên ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt – Nguồn ảnh: homepage.sgBệnh nhân gút nên ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt – Nguồn ảnh: homepage.sgĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong những việc làm quan trọng nhất giúp giảm số lượng các cơn gút cấp. Mục đích chính trong thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế lượng axit uric được cơ thể hấp thuĐồ uống chứa cồn làm suy giảm chức năng gan thận gây mất cân bằng quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể - Nguồn ảnh: princegeorgecitizen.comĐồ uống chứa cồn làm suy giảm chức năng gan thận gây mất cân bằng quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể - Nguồn ảnh: princegeorgecitizen.com

Dưới đây là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế triệu chứng bệnh gút:

  • Giảm hoặc bỏ đồ uống chứa cồn, đặc biệt là bia.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn các sản phẩm ít béo hoặc không béo nguồn gốc từ sữa.
  • Không ăn thực phẩm giàu purin như nội tạng (thận, gan) và những loài cá giàu chất béo (cá mòi, cá cơm và cá trích).
  • Hạn chế thịt và ưu tiên bổ sung protein có nguồn gốc thực vật như các loại đậu.
  • Bổ sung tinh bột nguồn gốc từ bánh mì nguyên hạt, trái cây và rau thay vì đồ ngọt chứa đường và tinh bột tinh chế như bánh mì trắng.

Thuốc điều trị bệnh gút

Dưới đây là thông tin của một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị gút:

  • Thuốc chống viêm không steroid – NSAID (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs), corticosteroid và colchicine đều có tác dụng giảm triệu chứng đau và viêm của cơn gút cấp tính.
  • Chất ức chế enzym xanthine oxidase như allopurinol làm giảm lượng axit uric sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Probenecid cải thiện khả năng đào thải axit uric của thận.

Ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị gút cấp tính bằng thuốc là giảm đau và chống viêm. Ba loại thuốc được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa cơn gút cấp gồm NSAID, colchicine và corticosteroid. Hai loại thuốc khác được dùng hàng ngày giúp phòng ngừa xuất hiện các cơn gút cấp gồm chất ức chế xanthine oxidase và probenecid.

NSAID 

NSAID ức chế cyclo-oxygenase (COX), một loại enzyme quan trọng trong tổng hợp hóa chất gây viêm prostaglandin – Nguồn ảnh: healthline.comNSAID ức chế cyclo-oxygenase (COX), một loại enzyme quan trọng trong tổng hợp hóa chất gây viêm prostaglandin – Nguồn ảnh: healthline.comThuốc chống viêm không steroid – NSAID (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs) làm giảm cả triệu chứng đau và viêm. Nhiều loại NSAID không kê đơn có sẵn với liều lượng đa dạng từ thấp tới cao. Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid là rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy và loét dạ dày. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây tổn thương thận hoặc gan.

NSAID thường được dung để điều trị bệnh gút bao gồm:

  • Aspirin (Bufferin)
  • Celecoxib (Celebrex)
  • Ibuprofen (Advil)
  • Indomethacin (Indocin)
  • Ketoprofen
  • Naproxen (Aleve)

Colchicine

Colchicin có tác dụng hạn chế sự di chuyển bạch cầu, ức chế thực bào và tạo thành acid lactic, giữ pH tại chỗ được ổn định – Nguồn ảnh: larepubriquedespyrenees.frColchicin có tác dụng hạn chế sự di chuyển bạch cầu, ức chế thực bào và tạo thành acid lactic, giữ pH tại chỗ được ổn định – Nguồn ảnh: larepubriquedespyrenees.frColchicine (Colcrys) là thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh gút cấp. Tác dụng của colchicine bao gồm ngăn chặn quá trình lắng đọng axit uric hình thành tinh thể urat cũng như ngăn ngừa đau và sưng hiệu quả nếu được dùng ngay sau khi xuất hiện triệu chứng cơn gút cấp. Loại thuốc này còn được kê đơn để sử dụng hàng ngày nhằm giảm nguy cơ khởi phát bệnh gút trong tương lai.

Tuy nhiên, colchicine gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy nên thường được chỉ định cho bệnh nhân chống chỉ định NSAID.

Corticosteroid

Corticoid có tác dụng ức chế sản xuất kháng thể, ức chế quá trình vận chuyển và tập trung của bạch cầu, cản trở thực bào, hạn chế giải phóng enzym ty lạp thể - Nguồn ảnh: the-scientist.comCorticoid có tác dụng ức chế sản xuất kháng thể, ức chế quá trình vận chuyển và tập trung của bạch cầu, cản trở thực bào, hạn chế giải phóng enzym ty lạp thể - Nguồn ảnh: the-scientist.com

 Corticosteroid rất hiệu quả trong việc giảm viêm. Bệnh nhân có thể dùng corticoid qua đường uống, tiêm trực tiếp vào khớp hoặc tiêm tĩnh mạch. Corticoid gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng trong thời gian dài như:

  • Đái tháo đường
  • Loãng xương
  • Tăng huyết áp
  • Đục thủy tinh thể
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Chết mô xương (hoại tử vô khuẩn) đặc biệt ở khớp háng và khớp vai

Vì những lý do trên, chúng là lựa chọn cuối cùng cho bệnh nhân không thể dùng NSAID hoặc colchicine. Những chế phẩm corticosteroid được sử dụng để điều trị bệnh gút gồm:

  • Dexamethasone (DexPak)
  • Methylprednisolone (Medrol)
  • Prednisolone (Omnipred)
  • Prednisone (Rayos)
  • Triamcinolone (Aristospan)

Thuốc ức chế xanthine oxidase

Thuốc ức chế xanthine oxidase làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp trong thời gian đầu sử dụng thuốc – Nguồn ảnh: healthXchange.sgThuốc ức chế xanthine oxidase làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp trong thời gian đầu sử dụng thuốc – Nguồn ảnh: healthXchange.sgThuốc ức chế xanthine oxidase – enzyme chuyển hóa purin thành axit uric trong cơ thể.

Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra cơn gút cấp tính trong thời gian đầu sử dụng thuốc, đồng thời làm cơn gút cấp tính trở nên tồi tệ hơn nếu sử dụng trong đợt cấp. Vì vậy, bệnh nhân gút thường được kê đơn colchicine kết hợp với thuốc ức chế xanthine oxidase.

Tác dụng phụ của loại thuốc này bao gồm phát ban và buồn nôn.

Có hai chất ức chế xanthine oxidase chính được sử dụng để điều trị bệnh gút:

  • Allopurinol (Lopurin, Zyloprim)
  • Febuxostat (Uloric)

Probenecid

Probenecid (Probalan) có tác dụng thúc đẩy thận đào thải axit uric ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tác dụng phụ bao gồm phát ban, đau bụng và sỏi thận.

Phương pháp điều trị bệnh gút bổ sung

Các phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh gút nhằm mục đích giảm triệu chứng các cơn gút cấp hoặc giảm nồng độ axit uric trong máu giúp ngăn chặn các đợt tiến triển của bệnh. Cũng giống với bất kỳ một bệnh lý nào khác, tồn tại nhiều ý kiến trái chiều về mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị đó. Nghiên cứu về phương pháp này thường rất ít so với các phương pháp điều trị gút truyền thống.

Tuy nhiên, nhiều người đã thành công trong việc sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung trong việc kiểm soát nhiều tình trạng bệnh lý, bao gồm cả bệnh gút. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị bổ sung nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo các phương pháp này an toàn và phù hợp với bạn.

Thực phẩm, thảo mộc và chất bổ sung

Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung được phản hồi tích cực trong việc điều trị gút.

Cà phê chất chống oxi hóa và chất chống viêm trong thành phần – Nguồn ảnh: behance.netCà phê chất chống oxi hóa và chất chống viêm trong thành phần – Nguồn ảnh: behance.net

  • Cà phê. Theo phòng khám Mayo, có bằng chứng cho thấy uống một lượng cà phê vừa đủ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Trái cây giàu chất chống oxy hóa. Các loại trái cây có màu sẫm như quả dâu đen, việt quất, nho, mâm xôi và đặc biệt là anh đào có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
  • Vitamin C. Tiêu thụ một lượng vitamin C hợp lý cũng có thể làm giảm nồng độ axit uric. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ lượng lớn vitamin C có thể làm tăng nồng độ axit này.
  • Thực phẩm bổ sung khác. Một số thảo dược bổ sung đã được sử dụng để giảm viêm hiệu quả như cây vuốt quỷ, dứa và nghệ. Dù chưa được nghiên cứu cụ thể về tác dụng trên bệnh gút, nhưng chúng làm giảm triệu chứng sưng đau của các cơn đau cấp hiệu quả.

Châm cứu

Châm cứu làm gián đoạn đường dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau – Nguồn ảnh: heelthatpain.comChâm cứu làm gián đoạn đường dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau – Nguồn ảnh: heelthatpain.comĐây là kỹ thuật bắt nguồn từ y học cổ truyền Trung Hoa, bằng cách châm những chiếc kim rất mỏng vào huyệt đạo trên cơ thể. Phương pháp này đã cho thấy hiệu quả trong việc điều trị nhiều chứng đau mạn tính khác nhau. Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được thực hiện về tác dụng điều trị bệnh gút của châm cứu, nhưng đặc tính giảm đau của phương pháp này rất hứa hẹn.

Chườm nóng và lạnh

Chườm nóng trong ba phút xen kẽ với chườm lạnh trong 30 giây trên vùng bị ảnh hưởng giúp giảm triệu chứng sưng đau của cơn gút.

Phòng ngừa bệnh gút

Phần lớn những cơn gút cấp tính khởi phát lần đầu mà không có dấu hiệu báo trước cũng như bất kỳ một triệu chứng nào khác do tình trạng axit uric tăng cao. Mục đích của biện pháp phòng ngừa bệnh gút là giảm tần số xuất hiện và ngăn chặn triệu chứng nghiêm trọng của các cơn gút cấp.

Thuốc

Thuốc ức chế xanthine oxidase và probenecid đều có tác dụng ngăn ngừa gút bằng cách giảm lượng axit uric trong máu. Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc NSAID hoặc colchicine để uống mỗi ngày nhằm giảm triệu chứng các cơn gút cấp.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân gút nên ăn cá hồi thay vì một số loại cá như cá trích, cá ngừ, cá đốm,… - Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comBệnh nhân gút nên ăn cá hồi thay vì một số loại cá như cá trích, cá ngừ, cá đốm,… - Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comTheo dõi chế độ ăn uống một cách cẩn thận giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn thiết lập thực đơn phù hợp với bản thân. Dưới đây là một số thay đổi phổ biến nhất:

  • Uống nhiều nước và các chất lỏng không có cồn khác.
  • Sủ dụng ít đồ uống có cồn, đặc biệt là bia.
  • Ăn ít thịt.
  • Hạn chế các loại thịt và hải sản có nhiều purin.
  • Hạn chế bổ sung đường và nước ngọt.
  • Tăng cường ăn trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

Bệnh gút biểu hiện những triệu chứng giống với viêm khớp nên chế độ dinh dưỡng được khuyến nghị cho bệnh nhân viêm khớp như tránh thực phẩm chứa gluten và sữa có thể hiệu quả trên bệnh nhân gút.

Duy trì cân nặng hợp lý

Ngoài ra, thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng có thể kèm theo mục tiêu giảm trọng lượng cơ thể. Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh gút. Duy trì cân nặng hợp lý thông qua một chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các cơn gút cấp.

Chủ đề liên quan: Gút, thống phong, axit uric chế độ dinh dưỡng, purin, NSAIDS, colchicine, corticoid, thuốc ức chế xanthine oxidase, probenecid, cà phê, vitamin C, cơ xương khớp. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!