Viêm tuyến giáp Hashimoto: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và biến chứng

Viêm tuyến giáp Hashimoto hay bệnh Hashimoto, làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Nó là tình trạng viêm mạn tính của tuyến giáp với thâm nhiễm tế bào lympho. Tại Hoa Kỳ, Hashimoto là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng suy giáp - tuyến giáp hoạt động kém.

Tuyến giáp tiết ra hormone điều chỉnh sự trao đổi chất, nhiệt độ, cơ lực và nhiều chức năng khác của cơ thể.

Nguyên nhân viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto là một chứng rối loạn tự miễn dịch. Tình trạng này khiến các tế bào bạch cầu và kháng thể tấn công nhầm các tế bào của tuyến giáp. Chưa rõ nguyên nhân tại sao điều này xảy ra, nhưng một số nhà khoa học tin rằng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền.

Yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ đã được xác định đối với căn bệnh này. Bệnh có nguy cơ xảy ra ở phụ nữ cao hơn gấp bảy lần so với nam giới, đặc biệt là những phụ nữ đã từng mang thai. Nguy cơ cũng có thể tăng cao nếu bạn có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn dịch, bao gồm:

Triệu chứng viêm tuyến giáp Hashimoto

Các triệu chứng của Hashimoto không đặc trưng. Bệnh gây ra các triệu chứng giống suy giáp. Các dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động bất thường bao gồm:

  • Táo bón
  • Da khô, nhợt nhạt
  • Giọng khàn
  • Cholesterol cao
  • Lo âu
  • Yếu cơ
  • Mệt mỏi
  • Uể oải
  • Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
  • Rụng tóc.
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Có vấn đề về khả năng sinh sản

Thời gian ủ bệnh của Hashimoto có thể lên đến nhiều năm. Bệnh tiến triển thầm lặng trong một khoảng thời gian dài trước khi gây tổn thương đáng kể đến tuyến giáp..

Một số người gặp tình trạng tuyến giáp to lên được gọi là bướu cổ. Bướu cổ hiếm khi gây đau và mềm khi chạm vào. Tuy nhiên, nó gây khó nuốt và cảm giác đầy cổ họng. 

Chẩn đoán viêm tuyến giáp Hashimoto

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị viêm tuyến giáp Hashimoto nếu bạn có các triệu chứng của suy giáp. Trong trường hợp đó, họ sẽ kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) bằng xét nghiệm máu. Xét nghiệm này là một trong những cách tốt nhất để sàng lọc bệnh Hashimoto. Nồng độ hormone TSH cao khi hoạt động của tuyến giáp thấp do cơ thể gửi tín hiệu kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ:

  • Các hormone tuyến giáp khác
  • Kháng thể
  • Cholesterol

Các xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán xác định.

Điều trị viêm tuyến giáp Hashimoto

Hầu hết những người mắc bệnh Hashimoto đều cần được điều trị. Tuy nhiên, nếu tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ sẽ theo dõi những thay đổi trong tuyến giáp của bạn.

Nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, bạn cần dùng thuốc. Levothyroxine là một loại hormone tổng hợp thay thế hormone tuyến giáp thyroxine (T4) bị thiếu. Nó hầu như không có tác dụng phụ. Nếu cần thiết, bạn có thể phải sử dụng loại thuốc này suốt đời.

Sử dụng Levothyroxine thường xuyên giúp đưa mức hormone tuyến giáp của bạn trở lại bình thường và các triệu chứng thường sẽ biến mất. Tuy nhiên, cần xét nghiệm thường xuyên để theo dõi nồng độ hormone của bạn. Điều này giúp bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc khi cần thiết.

Những điều cần chú ý

Một số chất bổ sung và thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ levothyroxine của cơ thể. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Một số sản phẩm được cho là có tương tác với levothyroxine bao gồm:

  • Sắt
  • Canxi bổ sung
  • Thuốc ức chế bơm proton H+, một phương pháp điều trị trào ngược axit dạ dày
  • Một số loại thuốc điều trị cholesterol
  • Estrogen

Bạn có thể cần điều chỉnh thời gian dùng thuốc tuyến giáp trong ngày khi dùng các loại thuốc khác. Một số loại thực phẩm cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc tuyến giáp. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc tuyến giáp dựa trên chế độ ăn uống.

Biến chứng

Nếu không được điều trị, viêm tuyến giáp Hashimoto có thể gây ra các biến chứng, một số biến chứng có thể nặng, bao gồm:

  • Các vấn đề về tim, bao gồm cả suy tim
  • Thiếu máu
  • Suy giảm nhận thức và mất ý thức
  • Cholesterol cao
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Lo âu

Hashimoto cũng có thể gây ra các vấn đề trong thời gian thai kỳ. Nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ mắc bệnh Hashimoto có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ bị dị tật về tim, não và thận.

Để hạn chế những biến chứng này, điều quan trọng là phải theo dõi chức năng tuyến giáp trong quá trình mang thai ở những phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp. Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đối với những phụ nữ không bị rối loạn tuyến giáp, việc kiểm tra tuyến giáp định kỳ không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!