Chỉ số đường huyết bình thường và ở bệnh nhân đái tháo đường

Hiểu biết về nồng độ đường huyết trong cơ thể là một phần quan trọng trong quá trình tự quản lý bệnh tiểu đường.

Video Chỉ số đường huyết bình thường và bảng đo đường huyết trước/ sau ăn

Bài viết này sẽ cung cấp cho quý vị các thông tin về chỉ số đường huyết '’bình thường’' và chỉ số đường huyết ở người lớn, trẻ em mắc đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1, typ 2 cũng như ngưỡng chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường.

Khi bệnh nhân tiểu đường tự kiểm tra đường huyết ở nhà bằng máy đo và que thử, điều quan trọng là người bệnh cần phải hiểu được nồng độ đường huyết có ý nghĩa như thế nào. Mức đường huyết được khuyến cáo ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố và người bệnh nên nhận sự tư vấn từ bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình. 

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết mục tiêu cũng có thể cần được đặt ra ở nhiều phụ nữ mang thai để ngăn ngừa sự xuất hiện và tiến triển của tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Phạm vi đường huyết dưới đây được tham khảo từ hướng dẫn của Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (National Institute of Health and Care Excellence - NICE), tuy nhiên chỉ số đường huyết mục tiêu của từng cá nhân cần được xác định cụ thể bởi bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia về bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết mục tiêu được khuyến cáo

Dưới đây là khuyến cáo về chỉ số đường huyết mục tiêu của NICE áp dụng cho ĐTĐ typ 1,2 ở người lớn và typ 1 ở trẻ em.

Ngoài ra, Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) cũng nêu rõ phạm vi đường huyết mục tiêu dành cho những người không mắc ĐTĐ.

Typ ĐTĐ

Sau khi thức dậy

Trước bữa ăn

Sau khi ăn ít nhất 90’

Bình thường*

 

4.0 – 5.9 mmol/L

< 7.8 mmol/L

ĐTĐ typ 2

 

4 – 7 mmol/L

< 8.5 mmol/L

ĐTĐ typ 1

5 – 7 mmol/L 

4 – 7 mmol/L

5 – 9 mmol/L

ĐTĐ typ 1 ở trẻ em

4 – 7 mmol/L

4 – 7 mmol/L

5 – 9 mmol/L

Giá trị bình thường được cung cấp để tham khảo – không bao gồm trong hướng dẫn NICE. 

Đối với phần lớn những người khỏe mạnh, lượng đường trong máu sẽ dao động trong khoảng:

  • Từ 4,0 đến 5,4 mmol/L (72 đến 99 mg/dL) khi đói
  • ≤ 7,8 mmol/L (140 mg/dL) sau ăn 2 giờ

Đối với bệnh nhân ĐTĐ, đường huyết lý tưởng cần duy trì trong khoảng:

  • Trước ăn: 4 – 7 mmol/L với bệnh nhân ĐTĐ typ 1 hoặc 2
  • Sau ăn: dưới 9 mmol/L với bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và dưới 8.5 mmol/L với bệnh nhân ĐTĐ typ 2

Ngưỡng đường huyết chẩn đoán đái tháo đường

Bảng sau đây đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết

Bình thường

Tiền tiểu đường

Tiểu đường

Đường huyết bất kỳ

< 11.1 mmol/l

(< 200 mg/dl)

Không rõ

≥ 11.1 mmol/l

(≥ 200 mg/dl)

Đường huyết lúc đói

< 5.5 mmol/l           (< 100 mg/dl)

5.5 – 6.9 mmol/l

(100 – 125 mg/dl)

≥ 7.0 mmol/l

(≥ 126 mg/dl)

2 giờ sau ăn

< 7.8 mmol/l

(< 140 mg/dl)

7.8 – 11.0 mmol/l

(140 – 199 mg/dl)

≥ 11.1 mmol/l

(≥ 200 mg/dl)

 Định lượng đường huyết bất kỳ

Mẫu máu để xét nghiệm đường huyết bất kỳ có thể được lấy vào bất cứ thời điểm nào. Do đó xét nghiệm này không đòi hỏi người bệnh phải chuẩn bị nhiều.

Định lượng đường huyết lúc đói

Xét nghiệm này được thực hiện ít nhất tám giờ sau khi ăn và do đó thường được tiến hành vào buổi sáng.

Theo hướng dẫn của NICE, người có kết quả đường huyết lúc đói từ 5,5 đến 6,9 mmol/l có nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường typ 2 cao hơn, đặc biệt là khi có các yếu tố nguy cơ đi kèm. 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT) 

Nguồn ảnh: vinmec.comDung nạp glucose

Quy trình thực hiện:

  • Đầu tiên lấy một mẫu máu lúc đói
  • Sau đó cho bệnh nhân uống một lượng 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút. Trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày. 
  • Cho bệnh nhân nghỉ ngơi và lấy mẫu máu thứ hai sau 2 giờ.

Xét nghiệm HbA1c 

Xét nghiệm HbA1c không trực tiếp đo nồng độ đường huyết, tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm bị ảnh hưởng bởi đường huyết và là thông số tốt nhất để đánh giá mức độ kiểm soát đái tháo đường của bệnh nhân trong 2-3 tháng trước đó.

Các ngưỡng HbA1c chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường được quy định như sau:

  • Bình thường: Dưới 42 mmol/mol (6,0%)
  • Tiền tiểu đường: 42 đến 47 mmol/mol (6,0 đến 6,4%)
  • Tiểu đường: 48 mmol/mol (6,5% trở lên) 

Tại sao cần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức hợp lý?

Vì lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, vì vậy bạn luôn cần cố gắng duy trì đường huyết ở mức tốt nhất có thể. 

Các biến chứng tiểu đường thường bao gồm:

Biến chứng tiểu đường ở một số cơ quan. Nguồn ảnh: wikipedia.orgBiến chứng tiểu đường ở một số cơ quan. 

Các biến chứng trên nghe thật đáng sợ nhưng nguy cơ của chúng có thể được giảm thiểu thông qua việc kiểm soát tốt nồng độ đường huyết. Kiên trì thay đổi lối sống, chế độ ăn cũng như tuân thủ chặt chẽ việc dùng thuốc có thể giúp người bệnh đưa đường huyết về mức lý tưởng và sống khỏe mạnh với căn bệnh này.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!