Vai trò của kẽm đối với sự phát của trẻ nhỏ và cách bổ sung

Các ước tính toàn cầu gần đây chỉ ra rằng hơn 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị thấp còi, suy dinh dưỡng, có nguy cơ cao hơn trong việc gặp các biến cố bất lợi về sức khỏe.

Video Bổ sung kẽm cho bé thế nào là an toàn, đúng cách?

Kẽm là một yếu tố vi lượng thiết yếu tham gia vào quá trình sinh học bao gồm tăng trưởng tế bào, biệt hóa và chuyển hóa, có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ em. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng này làm hạn chế sự phát triển của trẻ nhỏ, làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, góp phần đáng kể vào tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ. Tình trạng thiếu kẽm với các mức độ từ nhẹ đến trung bình gặp  phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, những khu vực dân cư ít tiêu thụ thực phẩm giàu kẽm có  nguồn động vật. Việc bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống và sử dụng các chế phẩm bổ sung hoàn toàn có thể giúp phòng ngừa được tình trạng thiếu kẽm, hạn chế được những biến chứng xảy ra. Bài viết sau đây cung cấp các thông tin cần thiết về việc bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ.

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe

Kẽm có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ. Nguồn: TikiKẽm có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ. Nguồn: Tiki

Kẽm rất quan trọng đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe và có liên quan đến nhiều lợi ích. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Các vai trò của kẽm đối với cơ thể:

  • Cải thiện chức năng miễn dịch

Kẽm có trong thức ăn hoặc các thuốc bổ sung được chứng minh giúp tăng cường chức năng miễn dịch và có tác dụng chống viêm. Một đánh giá của bảy nghiên cứu cho thấy viên ngậm kẽm chứa 80-92 mg kẽm có thể làm giảm thời gian cảm lạnh thông thường lên đến 33%. Kẽm cũng có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính.

  • Tham gia vào các hoạt động của hệ thần kinh

Kẽm tham gia vào cấu tạo và các chức năng vận động của tế bào thần kinh trong vỏ não, trong não. Kẽm tham gia điều hòa chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu kẽm có thể gây ra rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tới năng lực phát triển, học tập của trẻ nhỏ

Kẽm cũng giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt.

  • Tham gia vào các hoạt động của hệ nội tiết

Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận. Kẽm tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động sống bên trong tế bào, hỗ trợ cơ thể phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài, làm tăng tính thích nghi với biến đổi của môi trường. Bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của ngoại cảnh.

  • Kẽm tham gia cấu tạo hệ cơ, xương: Thiếu kẽm, trẻ thấp còi, chậm lớn, giảm khả năng phát triển thể chất.
  •  Kẽm là thành phần có trong da, tóc, móng và giúp chúng phát triển bình thường. Thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, úa vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da.
  • Kẽm là yếu tố vi lượng cần thiết cho quá trình tiêu hóa, thúc đẩy cảm giác ngon miệng: Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng...
  • Có thể thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu: Kẽm được biết đến với vai trò kiểm soát đường máu và bài tiết insulin. Insulin là hormone chịu trách nhiệm vận chuyển đường từ máu đến các mô trong cơ thể.
  • Giúp chống lại mụn trứng cá: Các chất bổ sung kẽm thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe làn da và điều trị các tình trạng da phổ biến như mụn trứng cá. Kẽm sulfat đã được chứng minh là đặc biệt hữu ích để giảm các triệu chứng của mụn trứng cá nặng.
  • Có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

 Một số nghiên cứu cho thấy rằng dùng kẽm có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim và thậm chí có thể làm giảm lượng chất béo trung tính và cholesterol.

Đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Việc bổ sung kẽm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai

Nhu cầu của cơ thể trẻ nhỏ về lượng kẽm

Nhu cầu mỗi ngày về lượng kẽm của trẻ em ở từng thời kỳ là không giống nhau. Cụ thể: 

Trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi: Nếu trẻ sinh đủ tháng, đủ cân nặng, bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung kẽm

Trẻ từ 5 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày

Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày

Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày

Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ

Việc bổ sung bao nhiêu kẽm mỗi ngày tùy thuộc vào từng loại, vì mỗi loại thực phẩm bổ sung chứa một lượng kẽm nguyên tố khác nhau.

Ví dụ, kẽm sulfat bao gồm khoảng 23% kẽm nguyên tố, vì vậy 220 mg kẽm sulfat sẽ tương đương với khoảng 50 mg kẽm

Lượng này thường được liệt kê trên nhãn thực phẩm bổ sung của bạn, giúp bạn dễ dàng xác định lượng bạn nên dùng để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình

Các thực phẩm giàu kẽm

Nguồn: Today World NewsCác thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là yếu tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể. Kẽm có thể được cung cấp từ các nguồn thực phẩm giàu kẽm như:

  • Hàu là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách giàu kẽm và cả sắt, có thể là nguồn thực phẩm cho trẻ em. Trong 6 con hàu chứa đến 32 mg kẽm, cung cấp 400% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
  • Tôm hùm, cua cũng là nguồn thực phẩm giàu đạm, giàu sắt và giàu kẽm.
  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn. Trong gần 100g thịt bò chứa khoảng 7mg kẽm.
  • Thịt gia cầm: Thịt gà, thịt chim, …Trong gần 100g thịt gà chứa 2.3 mg kẽm.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Hạt điều, hạt đỗ tương (đậu tương), hạt hướng dương, hạnh nhân, yến mạch, đậu gà, các sản phẩm ngũ cốc.

Các loại rau củ: Nấm, rau cải, các loại rau xanh chứa nhiều axit pholic

Các sản phẩm bơ, sữa là nguồn thực phẩm phổ biến cung cấp kẽm cho trẻ.

Các chế phẩm bổ sung kẽm

Nguồn: My my StoreChế phẩm bổ sung kẽm

Khi chọn thực phẩm bổ sung kẽm, bạn có thể nhận thấy rằng có nhiều loại khác nhau. Những dạng kẽm khác nhau tác động đến sức khỏe theo những cách riêng biệt.

Dưới đây là một số loại bạn có thể tìm thấy trên thị trường:

  • Kẽm gluconat: Là một trong những dạng kẽm không kê đơn phổ biến nhất, kẽm gluconat thường được sử dụng trong các biện pháp điều trị cảm lạnh, chẳng hạn như viên ngậm và thuốc xịt mũi.
  • Kẽm axetat: Giống như kẽm gluconat, kẽm axetat thường được thêm vào viên ngậm lạnh để giảm các triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục.
  • Kẽm sulfat: Ngoài việc giúp ngăn ngừa thiếu kẽm, kẽm sulfat đã được chứng minh là làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.
  • Kẽm picolinate: Một số nghiên cứu cho thấy rằng cơ thể có thể hấp thụ dạng này tốt hơn các dạng kẽm khác, bao gồm kẽm gluconat và kẽm citrate.
  • Kẽm orotate: Dạng này liên kết với axit orotic và một trong những loại chất bổ sung kẽm phổ biến nhất trên thị trường.
  • Kẽm citrate: Một nghiên cứu cho thấy rằng loại chất bổ sung kẽm này được hấp thu tốt như kẽm gluconat nhưng có vị ít đắng hơn, hấp dẫn hơn.

Các chế phẩm kẽm có sẵn ở nhiều dạng: viên nang, viên nén và viên ngậm, có rất nhiều lựa chọn để bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thuốc xịt mũi có chứa kẽm có liên quan đến việc mất mùi và nên tránh.

Những điểm cần nhớ

Kẽm là yếu tố vi lượng không thể thiếu đối với cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ, gây ra nhiều biểu hiện ở các cơ quan khác nhau. Có thể bổ sung kẽm bằng nhiều loại thực phẩm giàu kẽm và các chế phẩm bổ sung.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!