Bài viết dưới đây giúp cho bạn nắm được đặc điểm của giun đầu gai cùng các dấu hiệu nhận biết khi nhiễm giun.
Đặc điểm sinh học của giun đầu gai
Giun đầu gai có tên khoa học là Gnathostoma spp, thường gặp nhất là Gnathostoma spinigerum.
Giun đầu gai có thể tồn tại trong cơ thể vật chủ chính là động vật hoang dã như chó, mèo, chồn, sư tử hoang dã. Trứng được tiết qua phân có thể tồn tại trong nước và đất, và nở thành ấu trùng. Ấu trùng có thể sống trong các loài lưỡng cư, giáp xác, ếch, cá, gà, lợn, tiếp tục hoàn thành chu kỳ phát triển trong cơ thể vật chủ chính và trên cơ thể người. Người bị nhiễm khi họ ăn phải ấu trùng giai đoạn 3 dính trong rau sống hoặc thịt nấu chưa chín từ các vật chủ chính (cá, ếch, rắn, gà, lợn), hoặc khi họ uống nước chưa chính, làm việc, bơi lội trong nước bị nhiễm ấu trùng hoặc có các loài thân giáp bị nhiễm sẵn ấu trùng.
Trong cơ thể người, trong vòng 48 giờ sau khi ăn vào, ấu trùng xâm nhập vào thành dạ dày hoặc ruột non, dẫn đến hình thành triệu chứng tại chỗ và tăng bạch cầu ái toan. Chúng di chuyển đến và đi khắp gan. Sự di chuyển và chu du của chúng khắp cơ thể bắt đầu 3-4 tuần đến vài năm sau khi nhiễm. Điển hình, giai đoạn đó có thể kéo dài 1-2 tuần, qua thời gian thì các triệu chứng và dấu hiệu này ngày càng hiếm gặp mà nó thường ngắn hơn. Bệnh hình thành có thể do cơ chế tổn thương cơ học đến mô do quá trình di chuyển, sinh sản và tác độc của độc tố tương tự như acetylcholine, hyaluronidase, protease và hemolysin cũng như đáp ứng của vật chủ với nhiễm ký sinh trùng.
Giun đầu gai có thể tồn tại trong cơ thể người đến 10-12 năm nếu không được điều trị.
Bệnh thường có liên quan tới tập quán ăn uống đồ sống, chưa nấu chín: Gỏi cá, cá nước ngọt hoặc lươn chưa nấu chín, sashimi kiểu Nhật, ăn sum-fak kiểu Thái Lan.
Dấu hiệu bệnh nhiễm trùng giun đầu gai
Giun đầu gai xâm nhập vào cơ thể người có thể gây bệnh ở khắp các cơ quan, do ấu trùng tồn tại lâu trong cơ thể và có thể di bệnh bất cứ đâu: dạ dày, phổi, não, mắt, da, gan, tiết niệu,…Triệu chứng của bệnh cũng sẽ rất phong phú và nhiều mức độ khác nhau.
- Dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt, mệt mỏi, môi lưỡi bẩn, viêm da, nổi mề đay, tăng bạch cầu trong máu, trong đó tăng cao bạch cầu ưa acid.
- Người bệnh có thể cảm thấy đau ở cơ quan có ấu trùng di bệnh: đau bụng hạ sườn phải khi ấu trùng tới gan, đau bụng, buồn nôn khi ấu trùng ký sinh và tổn thương trên thành dạ dày, ho, tức ngực khi giun tới phổi, đau đầu, đau và tổn thương thị lực khi tới mắt.
- Dấu hiệu tổn thương trên da: Vùng da có giun tới gây tổn thương nổi cục di động, da sưng phồng kèm nóng, đỏ, đau trong cơ và mô mềm, ngứa, nổi mụn.
- Di chuyển đến hệ tiết niệu gây đái máu
- Di chuyển đến mắt gây giảm thị lực, mù, đau mắt, sợ ánh sáng
- Di chuyển đến tai gây giảm thính lực, ù tai,...
- Xuất hiện ổ áp xe dưới da, có thể gây nhiễm khuẩn huyết
- Di chuyển đến phổi gây ho, đau ngực, khó thở, ho ra máu, ho ra giun.
- Gây bệnh tại hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não cấp tính, sưng cơ vùng mang tai giống bệnh quai bị; ấu trùng cũng có thể chui vào mắt gây viêm mống mắt, tiền phòng. Bệnh có thể gây ra liệt do tổn thương rễ thần kinh, có thể gây di chứng thần kinh kéo dài.
Chẩn đoán giun đầu gai
Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, dấu hiệu kể trên, kết hợp làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh:
- Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao
- Xét nghiệm thử phản ứng huyết thanh Elisa chẩn đoán Gnathostoma dương tính
- Soi trực tiếp tìm thấy ấu trùng giun đầu gai ở các vết loét, nhọt, áp xe,...
- Chọc dịch não tủy có thể hỗ trợ: Thường để định hướng viêm màng não, viêm não do căn nguyên vi khuẩn, vi rus, ký sinh trùng hay xuất huyết não.
- Có thể điều trị thử bằng thuốc điều trị đặc hiệu có đáp ứng hiệu quả tốt để chẩn đoán.
Điều trị giun đầu gai
Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
< 5 tuổi: không có chỉ định;
> 5 tuổi: chỉ định liều như người lớn
- Corticosteroids: Những thuốc thuộc nhóm này đóng vai trò như bổ sung điều trị, có tác dụng hỗ trợ giảm viêm liên quan đến thể tổn thương thần kinh do bệnh giun đầu gai.
- Người bị bệnh giun đầu gai cần phải được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới và / hoặc chuyên khoa ký sinh trùng.
Phòng bệnh giun đầu gai
- Đảm bảo sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Uống nước đun sôi để nguội không được uống nước lã.
- Không nên ăn các thức ăn sống, tái, chưa chín kỹ,... đặc biệt các thức ăn thủy sản, hải sản như lươn, cá, ếch, nhái, tôm...
- Ấu trùng giun đầu gai có thể chun xuyên qua da vì vậy khi chế biến thức ăn đặc biệt chế biến thịt lươn, cá, ếch, nhái, tôm... nên mang găng tay cao su bảo vệ.