Vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn và được kiểm soát bởi hệ thống quản lý vắc xin quốc gia. WHO và UNICEF hỗ trợ hệ thống quản lý vắc xin quốc gia trong việc rà soát kết quả thử nghiệm lâm sàng, quy trình sản xuất, cơ sở sản xuất và kiểm tra chất lượng vắc xin theo lô.
Tất cả các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đều được cung cấp miễn phí, tại tất cả các Trung tâm Y tế trên toàn quốc.
Vai trò của tiêm chủng
Video Các mũi tiêm vắc xin cần thiết cho bé từ 0-12 tháng tuổi
Tiêm chủng là quá trình đưa vắc xin vào trong cơ thể, nhằm kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, xây dựng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng trước khi tiếp xúc với căn nguyên vi sinh.
Vắc xin là sinh phẩm chứa các dạng vi trùng bị giảm độc lực, độc tố hoặc các protein bề mặt của chúng đã bị suy yếu hoặc làm giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể, nhằm bảo vệ cơ thể một cách chủ động trước một số tác nhân bệnh truyền nhiễm. Vắc xin chỉ chứa các dạng vi trùng bị tiêu diệt hoặc làm suy yếu như virus hoặc vi khuẩn nên chúng không gây ra bệnh cũng như không gây ra các biến chứng của bệnh. Khi chúng ta tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin sẽ tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể bé, giúp cơ thể:
- Nhận biết vi trùng xâm nhập, chẳng hạn như virús hoặc vi khuẩn.
- Sản xuất kháng thể. Kháng thể là các protein được sản xuất tự nhiên bởi hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.
- Gi nhớ cắc căn nguyên gây nhiễm trùng và cách chiến đấu với bệnh. Nếu sau đó cơ thẻ tiếp xúc với vi trùng trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ biết cách để tiêu diệt nhanh chóng vi trùng, bảo vệ cơ thể.
Hệ thống miễn dịch của chúng ta có đặc tính ghi nhớ các tác nhân gây bệnh và các phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân đã từng tiếp xúc. Sau khi cơ thể tiếp xúc với một hoặc nhiều liều vắc-xin, hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ và biết cách bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tật trong nhiều năm, và thậm chí suốt đời. Do đó, tiêm chủng vắc-xin là một cách an toàn và hiệu quả giúp tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể mà không gây bệnh.
Bộ Y Tế Việt Nam đã ban hành các quyết định xây dựng Chương trình tiêm chủng quốc gia nhằm đẩy lùi và tiến tới thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Quyết định số 845 / QĐ-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2010 về tiêm vắc xin phòng lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, Hib theo chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng, Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm Y tế bắt buộc. Thông tư Quy định:
Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin bắt buộc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng bao gồm: Viêm gan B, Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Bệnh do Heamophilus Inffluenzae týp B, Sởi, Viêm não Nhật Bản, Rubella.
Thời điểm tiêm chủng và các vắc xin trong chương tình tiêm chủng quốc gia mở rộng
Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 17/10/2017:
STT | Tuổi của trẻ | Loại vắc xin |
1 | Sơ sinh | Tiêm vắc xin viêm gan B (VGB) trong 24h đầu sau sinh Tiêm BCG phòng lao |
2 | 02 tháng | Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 1: DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván), VGB, Hib. Uống vắc xin bại liệt lần 1 |
3 | 03 tháng | Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 2: DPT, VGB, Hib. Uống vắc xin bại liệt lần 2 |
4 | 04 tháng | Tiêm vắc xin 5 trong 1 mũi 3: DPT, VGB, Hib. Uống vắc xin bại liệt lần 3 |
5 | 09 tháng | Tiêm vắc xin sởi mũi 1 (chương trình tiêm chủng mở rộng) |
6 | 18-24 tháng | Tiêm vắc xin DPT mũi 4 Tiêm vắc xin sởi, rubella (MR) |
7 | Từ 12 tháng -5tuổi | Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 2 (02 tuần sau tiêm mũi 1) Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3 (01 năm sau tiêm mũi 2) |
8 | Từ 2 đến 5 tuổi | Uống vắc xin tả đối với vùng nguy cơ cao (lần 2 sau lần 1 hai tuần) |
9 | Từ 3-10 tuổi | Tiêm vắc xin thương hàn 01 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao) |
Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ | ||
10 | Phụ nữ có thai, trong độ tuổi sinh đẻ | Tiêm càng sớm càng tốt với phụ nữ mang thai lần đầu, hoặc nữ 15 -35 tuổi ở vùng nguy cơ cao 01 tháng sau mũi 1 06 tháng sau mũi 2 hoặc lần mang thai sau 01 năm sau mũi 3 hoặc lần mang thai sau 01 năm sau mũi 4 hoặc lần mang thai sau |
Thông tư 38 BYT quy định:
- Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp.
Ngoài ra, việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vắc xin do Sở Y tế xem xét, quyết định hoặc chỉ đạo của Bộ Y tế trên cở sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương.
Xem thêm: