Thuốc Cenmopen - Điều trị triệu chứng thoái hoá khớp - Hộp 200 viên - Cách dùng

Thuốc Cenmopen thường được dùng thuốc trong điều trị triệu chứng thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp. Vậy thuốc Cenmopen được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Cenmopen

Cenmopen có thành phần chính là Celecoxib.

Celecoxib là một thuốc chống viêm không Steroid, ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 (COX - 2), có các tác dụng điều trị chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Cơ chế tác dụng của celecoxib được coi là sự ức chế tổng hợp prostaglandin, chủ yếu thông qua tác dụng ức chế isoenzym cyclooxygenase - 2 (COX - 2), dẫn đến làm giảm sự tạo thành các tiền chất của prostaglandin.

Khác với phần lớn các thuốc chống viêm không steroid có trước đây, celecoxib không ức chế isoenzym cyclooxygenase - 1 (COX - 1) với nồng độ điều trị ở người. COX - 1 là một enzym cấu trúc có ở hầu hết các mô, bạch cầu đơn nhân to và tiểu cầu. COX - 1 tham gia tạo huyết khối (như thúc đẩy tiều cầu ngưng tập) duy trì hàng rào niêm mạc bảo vệ của dạ dày và chức năng thận (như duy trì tưới máu thận). Do không ức chế COX - 1 nên celecoxib ít có nguy cơ gây các tác dụng phụ (thí dụ đối với tiểu cầu niêm mạc dạ dày), nhưng có thể gây các tác dụng phụ ở thận tương tự như các thuốc chống viêm không steroid không chọn lọc.

Dạng bào chế và hàm lượng thuốc Cenmopen

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nang cứng: Hộp 200 viên

Mỗi viên: Celecoxib 200mg; tá dược vừa đủ.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cenmopen

Chỉ định 

Thuốc Cenmopen giúp giảm đau sau nhổ răng

 

  • Điều trị triệu chứng thoái hoá khớp ở người lớn.
  • Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở người lớn.
  • Điều trị bổ trợ để làm giảm số lượng polyp trong liệu pháp thông thường, điều trị bệnh polyp dạng tuyến đại trực tràng có tính gia đình.
  • Điều trị đau cấp, kể cả đau sau phẫu thuật, nhổ răng.

Điều trị thống kinh nguyên phát.

Chống chỉ định 

  • Bệnh nhân quá mẫn với celecoxib, sulfonamide, aspirin hoặc các NSAID khác.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh suyễn, nổi mề đay hoặc phản ứng dị ứng sau khi dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Điều trị đau khi phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG).
  • Bệnh viêm ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng).
  • Suy tim nặng.
  • Suy thận nặng (hệ số thanh thải creatin dưới 30 ml/phút).
  • Suy gan nặng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cenmopen

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống. Có thể uống không cần chú ý đến bữa ăn, liều cao hơn (nghĩa là 400 mg/lần, ngày uống 2 lần) phải uống vào bữa ăn (cùng với thức ăn) để cải thiện hấp thu.

Liều dùng

Thuốc uống 01 lần hoặc chia làm 2 lần bằng nhau, đều có tác dụng như nhau trong điều trị thoái hóa xương – khớp. Đối với viêm khớp dạng thấp, nên dùng liều chia đều thành 2 lần.

Để điều trị thoái hóa xương – khớp, liều phải điều chỉnh theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bệnh. Tìm liều thấp nhất mà có hiệu quả.

Thoái hóa xương – khớp: 

  • Liều thông thường: 200 mg/ngày uống 1 lần hoặc chia làm 2 liều bằng nhau. 
  • Liều cao hơn 200 mg/ngày (như 200 mg/1 liều, ngày 2 lần) không có hiệu quả hơn.

Viêm khớp dạng thấp ở người lớn: 

  • Liều thông thường: 100 – 200 mg/lần ngày uống 2 lần, liều cao hơn (400 mg x 2 lần/ngày) không có tác dụng tốt hơn liều 100 – 200 mg x 2 lần/ngày.

Polyp đại tràng – trực tràng: 

  • Liều 400 mg/lần, ngày uống 2 lần. Theo nhà sản xuất, độ an toàn và hiệu quả của liệu pháp trên 6 tháng chưa được nghiên cứu.

Đau nói chung và thống kinh: 

  • Liều thông thường ở người lớn: 400 mg uống một lần, tiếp theo 200 mg nếu cần, trong ngày đầu. Để tiếp tục giảm đau, có thể cho liều 200 mg ngày uống 2 lần, nếu cần.

Nhóm đối tượng đặc biệt

  • Những người cao tuổi (trên 65 tuổi): Không cần điều chỉnh liều, mặc dù nồng độ thuốc tăng trong huyết tương. Tuy nhiên đối với người cao tuổi có trọng lượng cơ thể dưới 50 kg, phải dùng liều khuyến cáo thấp nhất khi bắt đầu điều trị.
  • Suy thận: Chưa được nghiên cứu và không khuyến cáo dùng cho người suy thận nặng, phải giám sát cẩn thận chức năng thận. Nhà sản xuất không có khuyến cáo nào đặc biệt về điều chỉnh liều cho người suy thận mãn.
  • Suy gan: Chưa được nghiên cứu. Theo nhà sản xuất, không được dùng cho người bệnh suy gan nặng. Đối với suy gan vừa, nhà sản xuất khuyến cáo giảm liều khoảng 50%.

Tác dụng phụ thuốc Cenmopen

Thuốc Cenmopen có thể gây ra một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóaTiêu chảy, đầy hơi, viêm họng, triệu chứng cảm lạnh, tăng cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, mệt mỏi quá mức, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, ngứa, thiếu năng lượng, ăn mất ngon, đau ở phần trên bên phải dạ dày, vàng da hoặc mắt, triệu chứng giống cúm, rộp da, cảm sốt, phát ban, nổi mề đay, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, khó nuốt hoặc khó thở, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, nước tiểu đục, mất máu hoặc có máu, đau lưng, tiểu khó hoặc đau đớn, đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Celecoxib có thể gây ra các tác dụng phụ khác. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cenmopen

Lưu ý chung

Cần thận trọng dùng celecoxib cho người có tiền sử loét dạ dày tá tràng, hoặc chảy máu đường tiêu hoá, mặc dù thuốc được coi là không gây tai biến đường tiêu hoá do ức chế chọn lọc COX – 2.

Cần thận trọng dùng celecoxib cho người có tiền sử hen, dị ứng khi dùng aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid vì có thể xảy ra sốc phản vệ.

Cần thận trọng dùng Celecoxib cho người cao tuổi, suy nhược vì dễ gây chảy máu đường tiêu hóa và thường chức năng thận bị suy giảm do tuổi.

Celecoxib có thể gây độc cho thận, nhất là khi duy trì lưu lượng máu qua thận phải cần đến prostaglandin thận hỗ trợ. Người có nguy cơ cao gồm có người suy tim, suy thận hoặc suy gan. Cần thận trọng dùng Celecoxib cho những người bệnh này.

Cần thận trọng dùng Celecoxib cho người bị phù, giữ nước (như suy tim, thận) vì thuốc gây ứ dịch, làm bệnh nặng lên.

Cần thận trọng khi dùng Celecoxib cho người bị mất nước ngoài tế bào (do dùng thuốc lợi tiểu mạnh). Cần phải điều trị tình trạng mất nước trước khi dùng Celecoxib.

Vì chưa rõ Celecoxib có làm giảm nguy cơ ung thư đại – trực tràng liên quan đến bệnh polyp dạng tuyến đại tràng có tính chất gia đình hay không, cho nên phải tiếp tục chăm sóc bệnh này như thường lệ, nghĩa là phải theo dõi nội soi, cắt bỏ đại – trực tràng dự phòng khi cần. Ngoài ra cần theo dõi nguy cơ biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ). Celecoxib không có hoạt tính nội tại kháng tiểu cầu và như vậy không bảo vệ được các tai biến do thiếu máu cơ tim, nhất là nếu dùng liều cao kéo dài (400 – 800 mg/ngày).

Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được thành lập ở bệnh nhân nhi dưới 2 tuổi.

Bệnh nhân suy gan: Giảm 50% liều ở bệnh nhân suy gan trung bình. Không dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan nặng.

Bệnh nhân suy thận: Không khuyến cáo dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận nặng.

Bệnh nhân có sự chuyển hóa kém các chất nền CYP2C9: Bắt đầu điều trị với liều bằng 1/2 liều khuyến nghị.

Người lái xe và vận hành máy móc

Chưa có báo cáo.

Phụ nữ có thai 

Cho tới nay, chưa có các nghiên cứu đầy đủ về Celecoxib ở phụ nữ mang thai. Chỉ nên dùng Celecoxib cho phụ nữ mang thai khi lợi ích cao hơn nguy cơ và có thể xảy ra đối với thai. Không dùng Celecoxib ở 3 tháng cuối của thai kỳ, vì các chất ức chế tổng hợp prostaglandin có thể có tác dụng xấu trên hệ tim mạch của thai.

Phụ nữ cho con bú

Chưa biết Celecoxib có được phân bố vào sữa mẹ hay không. Vì Celecoxib có thể có những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ bú sữa mẹ, cần cân nhắc lợi/hại hoặc ngừng cho con bú, hoặc ngừng dùng Celecoxib.

Tương tác thuốc Cenmopen

Chung:

Chuyển hóa của Celecoxib qua trung gian cytochrom P450 2C9 trong gan. Sử dụng đồng thời Celecoxib với các thuốc có tác dụng ức chế enzym này có thể ảnh hưởng đến dược động học của Celecoxib, nên phải thận trọng khi dùng đồng thời các thuốc này. Ngoài ra, Celecoxib cũng ức chế cytochrom P450 2D6. Do đó có khả năng tương tác giữa Celecoxib và các thuốc được chuyển hóa bởi P450 2D6. Thuốc ức chế enzym chuyển hóa angiotensin: Các thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin. Cần chú ý đến tương tác này khi dùng Celecoxib đồng thời với các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.

Thuốc lợi tiểu:

Các thuốc chống viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng bài tiết natri niệu của furosemid và thiazid ở một số bệnh nhân, có thể do ức chế tổng hợp prostaglandin và nguy cơ suy thận có thể gia tăng.

Aspirin:

Mặc dù có thể dùng Celecoxib cùng với liều thấp aspirin, việc sử dụng đồng thời hai thuốc chống viêm không steroid này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ loét đường tiêu hóa hoặc các biến chứng khác, so với việc dùng Celecoxib riêng rẽ. Vì không có tác dụng kháng tiểu cầu, Celecoxib không phải là chất thay thế aspirin đối với việc dự phòng bệnh tim mạch.

Fluconazol:

Dùng đồng thời Celecoxib với fluconazol có thể dẫn đến tăng đáng kể nồng độ huyết tương của Celecoxib. Tương tác dươc động học này có vẻ do fluconazol ức chế isoenzym P450 2C9 có liên quan với sự chuyển hóa Celecoxib. Nên bắt đầu điều trị bệnh Celecoxib với liều khuyên dùng thấp nhất ở người bệnh dùng fluconazol đồng thời.

Lithi:

Celecoxib có thể làm giảm sự thanh thải thận của lithi, điều này dẫn đến tăng nồng độ lithi trong huyết tương. Cần theo dõi chặt chẽ người bênh dùng đồng thời lithi và Celecoxib về các dấu hiệu độc của lithi và cần điều chỉnh liều cho phù hợp khi bắt đầu hoặc ngừng dùng Celecoxib.

Warfarin:

Các biến chứng chảy máu kết hợp với tăng thời gian prothrombin đã xảy ra ở một số người bệnh (chủ yếu người cao tuổi) khi dùng Celecoxib đồng thời với warfarin. Do đó, cần theo dõi các xét nghiệm về đông máu như thời gian prothrombin, đặc biệt trong mấy ngày đầu sau khi bắt đầu hoặc thay đổi liệu pháp, vì các người bệnh này có nguy cơ biến chứng chảy máu cao.

Bảo quản thuốc Cenmopen

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: Thiếu năng lượng, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, đau bụng, chất nôn có máu hoặc giống như bã cà phê, phân có máu hoặc đen, mất ý thức, nổi mề đay, phát ban, sưng mắt, mặt, lưỡi, môi, cổ họng, cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khó thở hoặc khó nuốt.

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!