Bilirubin: Định nghĩa, ứng dụng lâm sàng và ý nghĩa

Bilirubin là một sản phẩm của sự phân hủy tế bào hồng cầu. Sau đó, nó được giữ lại và chuyển hóa tại gan để tạo nên sắc tố mật - một chất có vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn.

Nếu gan bị tổn thương, bilirubin có thể rò rỉ vào máu và dẫn đến vàng da, vàng mắt hoặc một số triệu chứng khác. Do đó, xét nghiệm chỉ số bilirubin máu sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh ảnh hưởng đến cơ quan này. 

Các dạng bilirubin

Video Bilirubin là gì ? Bilirubin gián tiếp, Bilirubin trực tiếp là gì?

Một trong những chức năng chính của gan là phá hủy các tế bào hồng cầu già hoặc bị tổn thương, quá trình đó sẽ sản sinh ra bilirubin. Chất này tiếp tục liên hợp với một số thành phần khác để tạo nên sắc tố mật. 

Dịch mật được sản xuất tại gan và lưu trữ trong túi mật và giải phóng vào ruột non để tham gia vào quá trình phân giải chất béo từ thức ăn. Nó cũng là nguyên nhân gây màu vàng nâu cho phân và nước tiểu. 

Có hai dạng bilirubin trong máu,đó là: 

  • Bilirubin gián tiếp: dạng không hòa tan trong nước. Nó đi từ máu đến gan và được chuyển hóa thành bilirubin trực tiếp. 
  • Bilirubin trực tiếp : dạng hòa tan được trong nước. 

Cả hai dạng bilirubin cũng như tổng lượng bilirubin toàn phần đều được đo đạc để đánh giá tình trạng sức khoẻ người bệnh. Thông thường, sự gia tăng các chỉ số này là dấu hiệu của bệnh lý về gan (viêm gan), máu cũng như tắc nghẽn đường mật.

Triệu chứng của tăng bilirubin máu


Vàng da, vàng mắt là triệu chứng dễ nhận biết của tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Healthdigest.comVàng da, vàng mắt là triệu chứng dễ nhận biết của tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Healthdigest.comSự gia tăng nồng độ bilirubin trong máu là biểu hiện của các bệnh lý sức khỏe nghiêm trọng.

Do đó, bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Vàng da, vàng mắt 
  • Sốt 
  • Phân, nước tiểu sẫm màu 
  • Phân nhạt màu
  • Mệt mỏi 
  • Chán ăn 
  • Đau bụng 
  • Ợ nóng 
  • Táo bón 
  • Chướng bụng 
  • Buồn nôn 
  • Nôn 

Nguyên nhân gây tăng nồng độ bilirubin máu


Sự gia tăng nồng độ bilirubin là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 

Chúng bao gồm: 

Viêm gan. Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm virus: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D và viêm gan E. Ngoài ra, việc sử dụng ma túy, lạm dụng rượu hoặc bệnh tự miễn cũng có thể là yếu tố khởi phát. 

Viêm gan virus là nguyên nhân thường gặp gây tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Familydoctor.orgViêm gan virus là nguyên nhân thường gặp gây tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Familydoctor.org

Xơ gan là hậu quả của việc tổn thương gan kéo dài do viêm gan, uống quá nhiều rượu, lạm dụng chất gây nghiện và một số nguyên nhân khác.

Thiếu máu tan máu được đặc trưng bởi việc cơ thể thể sản xuất đủ lượng hồng cầu tốc độ phá hủy chúng diễn ra quá nhanh.

Sỏi mật là những viên sỏi được kết tinh từ cholesterol hình thành trong túi mật. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể để lại các hậu quả nghiêm trọng. 

Ung thư gan thường liên quan đến viêm gan B, viêm gan C và là một bệnh lý rất nguy hiểm.

Sự tắc nghẽn của đường mật cũng làm gia tăng nồng độ bilirubin. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết hoặc các bệnh gan mạn tính. 

Các bệnh gan liên quan đến tiêu thụ quá nhiều rượu. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kì (CDC - centers for disease control) cho rằng phụ nữ không nên uống quá một ly rượu mỗi ngày, trong khi con số đó là 2 đối với nam giới. 

Uống quá nhiều rượu cũng có thể làm tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Familydoctor.orgUống quá nhiều rượu cũng có thể làm tăng bilirubin máu. Nguồn ảnh: Familydoctor.org

Vàng da nhân (kernicterus) là một dạng tổn thương não xảy ra do sự tăng cao bilirubin máu ở trẻ sơ sinh. Nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ và thậm chí còn gây tử vong. 

Xét nghiệm bilirubin máu

Đây là một xét nghiệm được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ có các bệnh lý liên quan ở cả người lớn và trẻ sơ sinh. 

Đầu tiên, mẫu máu lấy từ cánh tay và người bệnh. Sau đó, nó được nhanh chóng chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích. Kết quả thường có sau vài ngày đến một tuần. 

Dựa trên những chỉ số về tổng lượng bilirubin cũng như thành phần trong đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bình thường hay bất thường. Thông thường, nồng độ bilirubin trực tiếp sẽ ở dưới 0,3 mg/dl, trong khi đó, bilirubin trực tiếp ở mức từ 0,1-0,2 mg/dl. Các chỉ số nằm ngoài phạm vi trên là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Khi đó, bác sĩ sẽ đề nghị các bước tiếp theo để chẩn đoán xác định.

Tổng kết

Bilirubin đóng một vai trò thiết yếu trong cơ thể bạn. Xét nghiệm bilirubin là công cụ mạnh mẽ để chẩn đoán và đánh giá một số bệnh lý khác nhau. Nhờ đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý nguy hiểm.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!