Phân biệt bệnh ghẻ và bệnh vảy nến: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Nếu không đi khám, bạn sẽ không biết liệu mình đang bị vảy nến hay bị ghẻ. Hai bệnh này trông khá tương tự nhau.Bài viết này sẽ giúp bạn biết sự khác nhau giữa bệnh ghẻ và bệnh vẩy nến, bao gồm sự xuất hiện, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa.

Hình ảnh lâm sàng bệnh ghẻ và bệnh vảy nến

Mặc dù ghẻ và vảy nến có vẻ giống nhau, nhưng có thể phân biệt chúng bằng hình thái lâm sàng trên da.

Bệnh ghẻ

Ghẻ ở bàn tayGhẻ ở bàn tay Ghẻ là bệnh truyền nhiễm xuất hiện sau khi ký sinh trùng ghẻ xâm nhập vào da. Ghẻ cái đào hang sâu vào lớp biểu bì hoặc lớp da bên ngoài và đẻ trứng.

Bệnh ghẻ gây phát ban trên da. Dưới kính lúp, bạn cũng có thể thấy những đường hầm nơi ký sinh trùng chui vào.

Những đường hầm này có thể xuất hiện ở các vị trí:

  • Ngón tay
  • Cổ tay
  • Khuỷu
  • Nách
  • Bộ phận sinh dục
  • Ngực

Ở người lớn tuổi hoặc trẻ sơ sinh, chúng cũng có thể xuất hiện trên da đầu và cổ.

Các tổn thương da do ghẻ gây ra gồm xuất hiện mụn nước, phát ban đỏ trên da, có thể xuất hiện viêm loét do gãi.

Bệnh vảy nến

Bệnh ghẻ vảy nếnBệnh ghẻ vảy nếnVảy nến là một bệnh tự miễn. Bệnh có thể xảy ra trên bất kỳ bộ phận của cơ thể, bao gồm:
  • Mặt
  • Tay
  • Lòng bàn chân
  • Nách
  • Các khớp

Vảy nến có nhiều thể khác nhau, phổ biến nhất là bệnh vảy nến thể mảng.

Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da dày lên, đóng vảy màu trắng bạc. Da cũng có thể đỏ, kích ứng và viêm.

Biểu hiện của bệnh thay đổi tùy theo màu da của mỗi người.

Triệu chứng bệnh ghẻ và bệnh vảy nến

Có thể dựa vào triệu chứng để phân biệt sự khác nhau giữa hai bệnh ghẻ và vảy nến

Triệu chứng của ghẻ

Ghẻ có hai triệu chứng thường gặp: 

Phát ban

Bệnh ghẻ tạo ra các ban đỏ trên da hoặc phát ban, hình thành các đường hầm dọc theo da nơi ghẻ đào.

Ngứa

Là phản ứng của cơ thể khi ghẻ đào hầm, ngứa rất dữ dội và thường tăng lênvào ban đêm,có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Các triệu chứng bệnh vảy nến

Các thể của bệnh vảy nến có nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng chủ yếu gồm  :

  • Vết nứt da
  • Đau
  • Chảy máu
  • Da dày lên
  • Cảm giác ngứa hoặc nóng 
  • Khô hoặc đỏ
  • Các móng bị rỗ, nứt

Mụn mủ

Vảy nến thể mủ chiếm khoảng 3% các trường hợp bệnh vảy nến, đặc trưng bởi cácvùng da sưng lên và đầy mủ.

Chẩn đoán bệnh ghẻ và bệnh vảy nến

Chẩn đoán bệnh ghẻ

Thường có thể chẩn đoán bệnh từ hình thái lâm sàng đặc trưng.

Chẩn đoán xác định bằng việc lấy mẫu, sau đó soi dưới kính hiển vi tìm ghẻ hoặc trứng của nó. 

Chẩn đoán bệnh vảy nến  

Bác sĩ da liễu sẽ khám tổng quát tình trạng da và tiền sử gia đình bạn để chẩn đoán bệnh.Vảy nến là một bệnh có thể di truyền.

Điều trị bệnh ghẻ và bệnh vảy nến

Điều trị ghẻ

Một số thuốc có thể tiêu diệt được cả cái ghẻ và trứng ví dụ như Elimite.

Bạn cần bôi Elimite lên toàn bộ cơ thể từ đầu đến chân, giữ thuốc trong 8-14h và sau đó rửa sạch.

Nếu vết gãi nhiễm trùng bạn cũng cần phối hợp điều trị kháng sinh.

Điều trị bệnh vảy nến

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Bạn nên bôi trực tiếp các loại kem dưỡng ẩm, steroid hoặc các chế phẩm lạnh của chúng lên da giúp làm giảm triệu chứng.

Bệnh vảy nến mức độ trung bình đến nặng nên phối hợp thêm thuốc có tác dụng toàn thân, ví dụ Cimzia.

Nếu không đáp ứng điều trị hoặc bệnh vảy nến tiến triển nặng thêm, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp thêm liệu pháp ánh sáng UV và kê thuốc chống viêm đường uống.

Phòng ngừa bệnh ghẻ và bệnh vảy nến

Phòng ngừa bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ dễ lây lan ở những nơi có nhiều người tiếp xúc gần với nhau. Bạn nên tránh tiếp xúc da kề da với người bệnh.

Bệnh đôi khi khó phát hiện vì người nhiễm bệnh có thể không có các triệu chứng như ngứa hoặc ban đỏ trong 4-8 tuần,  trong thời gian này vô tình lây sang người khác.

Phòng ngừa bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây bênh còn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò khởi phát bệnh.

Khi mắc bệnh bạn cần tránh các yếu tố gây nặng thêm như :

  • Căng thẳng tâm lý
  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương
  • Môi trường ẩm ướt
  • Sử dụng ma túy
  • Uống rượu
  • Hút thuốc
  • Tiếp xúc với tia cực tím

Một nghiên cứu năm 2016 đã xác nhận mối liên hệ giữa hút thuốc lá và bệnh vảy nến. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống miễn dịch.

Tiên lượng 

Bệnh ghẻ có thể biến mất khi dùng thuốc, trong khi bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính.

Bệnh ghẻ

Điều trị bệnh ghẻ cần dùng các thuốc bôi có chứa permethrin.

Thông thường, bạn chỉ cần một liệu trình để điều trị bệnh.

Bạn nên tái khám khi triệu chứng ngứa hoặc khó chịu vẫn tồn tại sau 4 tuần điều trị.

Khi quá trình điều trị kết thúc, bệnh ghẻ sẽ không tái phát trừ khi bạn tiếp xúc lại với ký sinh trùng ghẻ.

Bệnh vảy nến

Những người bị bệnh vảy nến cần một chiến lược quản lý lâu dài vì đây là một bệnh mạn tính và không có thuốc chữa.

Những người bị bệnh vảy nến có xu hướng bùng phát bệnh trở lại với các triệu chứng ngày càng nặng hơn.

Kiểm soát các yếu tố bên ngoài như căng thẳng, có thể giúp ngăn ngừa bệnh bùng phát.

Mặc quần áo rộng rãi, dùng dưỡng ẩm thường xuyên cũng giúp bạn  kiểm soát bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bệnh ghẻ, vảy nến và bệnh chàm

Chàm là một tình trạng kích ứng da. Cả bệnh ghẻ và vảy nến đều có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh chàm.

Ghẻ và chàm

Mặc dù ghẻ do ký sinh trùng kí sinh trong da và rất dễ lây lan nhưng có thể điều trị khỏi bằng thuốc.

Còn chàm là bệnh mạn tính, không lây và được điều trị giảm nhẹ bằng kem corticosteroid và các loại thuốc mỡ khác.

Bệnh vảy nến và bệnh chàm

Dù cả bệnh vảy nến và chàm đều gây ra tình trạng da đỏ, ngứa ngáy, nhưng chúng khác nhau về hình thái lâm sàng, nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Giống như vảy nến, chàm không thể chữa khỏi, nhưng nếu bạn dùng các loại kem bôi hoặc thuốc uống, ví dụ như corticosteroid có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Bệnh ghẻ, vảy nến và mề đày

Nếu nổi mề đay kéo dài dưới 6 tuần thì đây là một triệu chứng của phản ứng dị ứng.

Dị ứng là phản ứng của cơ thể với các tác nhân, làm giải phóng histamine. Gây ra các vết sưng và các mảng màu đỏ nhạt trên da.

Có rất nhiều tác nhân khác nhau gây giải phóng histamine, nên rất khó xác định nguyên nhân chính xác dẫn tới nổi mề đay.

Nếu nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần thì đây có thể là bệnh mạn tính và không có tác nhân gây bệnh.

Ghẻ và nổi mề đay

Triệu chứng nổi mề đay thì xuất hiện sớm. Còn bệnh ghẻ sẽ mất một thời gian lâu hơn, thường là vài tháng, trước khi bạn phát hiện ra mình bị nhiễm bệnh.

Vảy nến và mề đay

Bệnh vảy nến gây ra tổn thương có dạng vảy tiết, các mảng da khô, nứt nẻ. Trong khi nổi mề đay tạo những vết sưng mịn hơn trên da.

Kết luận

Bệnh ghẻ là bệnh do nhiễm ký sinh trùng trên da, trong khi bệnh vảy nến là một tình trạng viêm da mạn tính.

Hai bệnh ghẻ và vảy nến này có biểu hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt.

Bạn có thể không biết mình nhiễm ghẻ và lây cho người khác khi tiếp xúc gần.Vì vậy cần tránh tiếp xúc da kề da với người bệnh. Ghẻ có thể điều trị khỏi bằng thuốc.

Vảy nến cần có kế hoạch điều trị lâu dài, phối hợp các phương pháp thay đổi lối sống và dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa sựtái phát trong tương lai.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!