5 biện pháp điều trị bệnh ghẻ tại nhà

Bệnh ghẻ là một bệnh lý của da gây ra bởi ký sinh trùng ghẻ, có tên là Sarcoptes scabiei. Ghẻ chui vào da gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, cũng có thể gây phát ban, mẩn đỏ và nổi mụn nước trên da. Bệnh ghẻ rất dễ lây lan và sẽ không khỏi nếu không điều trị.

Ghẻ cái đào hang dưới da và đẻ trứng. Sau khi trứng nở, chúng di chuyển lên bề mặt da và bắt đầu lại chu kỳ.

Nhiều phương pháp điều trị ghẻ truyền thống có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số người không đáp ứng với các phương pháp điều trị hoặc kháng thuốc. Do đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị ghẻ tại nhà sau đây.

Trường hợp phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc có bất kỳ bệnh lý nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tinh dầu trà điều trị bệnh ghẻ

Tinh dầu trà là một phương pháp điều trị ghẻ tại chỗ hiệu quả, giúp giảm ngứa và chữa lành vết phát ban, tuy nhiên nó kém hiệu quả đối với trứng ghẻ sâu trong da. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt tinh dầu trà vào bình xịt và xịt lên ga giường.

Các nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy rằng, tinh dầu trà là một lựa chọn điều trị đầy hứa hẹn cho bệnh ghẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp không đáp ứng các phương pháp điều trị thông thường. Tinh dầu trà đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị bệnh ghẻ trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm và ở trên người. Mặc dù vẫn cần các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, quy mô lớn hơn. Ngưng sử dụng tinh dầu trà nếu có biểu hiện dị ứng.

Tác dụng của tinh dầu trà:

  • Diệt khuẩn
  • Chống viêm
  • Diệt ghẻ
  • Giảm ngứa 

Dầu sầu đâu (Neem oil) điều trị bệnh ghẻ

Dầu sầu đâu, dưới dạng xà phòng và kem bôi, có thể là một phương pháp điều trị thay thế hữu ích cho bệnh ghẻ nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau.

Các thành phần trong dầu sầu đâu đã được chứng minh là có thể tiêu diệt ghẻ trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu từ năm 2008 cho thấy rằng, việc sử dụng dầu gội chiết xuất từ hạt sầu đâu đã chữa thành công bệnh ghẻ ở những con chó bị nhiễm bệnh. Gần như 10 con chó có sự cải thiện sau 7 ngày. Sau 14 ngày, 8 con chó đã khỏi hoàn toàn, 2 con còn lại chỉ còn vài con ghẻ. Cần có các nghiên cứu sâu hơn trên người và sử dụng cỡ mẫu lớn hơn.

Lô hội điều trị bệnh ghẻ

Gel lô hội có tác dụng làm dịu, chữa lành tình trạng da bị cháy nắng. Đồng thời có thể làm giảm ngứa và tiêu diệt ghẻ. Một nghiên cứunăm 2009 cho thấy gel lô hội đã thành công trong việc điều trị bệnh ghẻ, tác dụng tương tự như benzyl benzoate (một phương pháp điều trị phổ biến). Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận.

Đây là một nghiên cứu nhỏ chỉ tiến hành thử nghiệm trên 16 người, vì vậy cần có cỡ mẫu lớn hơn. Nên sử dụng gel lô hội nguyên chất không có chất phụ gia.

Ớt cayenne điều trị bệnh ghẻ

Ớt cayenne có hiệu quả trong việc giảm đau và ngứa do ghẻ. Một số người tin rằng nó cũng có thể giết chết ghẻ, tuy nhiên vẫn còn thiếu bằng chứng khoa học chứng minh cho điều này. Chất capsaicin trong ớt cayenne làm giảm mẫn cảm các tế bào thần kinh trên da khi bôi tại chỗ. Một nghiên cứu từ năm 2010 cho thấy kem capsaicin có hiệu quả trong việc giảm đau mô mềm mạn tính sau ba tuần sử dụng. Để tránh dị ứng, bạn hãy test thử trước khi sử dụng.

Dầu đinh hương (Clove oil) điều trị bệnh ghẻ

Dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn, gây tê và chống oxy hóa. Đồng thời cũng là một chất diệt côn trùng hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy dầu đinh hương có hiệu quả trong việc tiêu diệt ghẻ. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm điều trị ghẻ trên lợn và thỏ. Dầu nhục đậu khấu (nutmeg oil) cũng có hiệu quả, dầu ngọc lan tây (ylang- ylang oil) kém hiệu quả nhất. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả của những loại dầu này trên người.

Các loại tinh dầu sau đây được khuyên dùng để điều trị bệnh ghẻ:

  • Hoa oải hương
  • Cỏ xạ hương
  • Bạc hà
  • Ngọc lan tây
  • Hạt hồi 
  • Đinh hương
  • Sả
  • Cam
  • Nhục đậu khấu

Thói quen vệ sinh

Bọ ghẻ có thể tồn tại đến bốn ngày khi không có vật chủ, vì vậy điều quan trọng khi điều trị ghẻ tại nhà là ngăn ngừa bệnh tái phát. Giặt tất cả ga giường, quần áo và khăn tắm trong nước nóng (122 ° F hoặc 50 ° C), sấy khô trong máy sấy nóng. Những đồ không thể giặt được nên được bọc kín trong túi nhựa ít nhất năm ngày. Nếu nhiều người trong gia đình phát hiện bị ghẻ, tất cả mọi người nên thực hiện thói quen vệ sinh như trên, bất kể họ có thực sự bị cắn hay không.

Khi nào cần đi khám 

Điều trị ghẻ sẽ mất một thời gian, triệu chứng ngứa có thể kéo dài hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn gặp các triệu chứng sau điều trị một vài tuần, bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán xem liệu bạn có đúng là bị ghẻ hay không. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, có thể là kem bôi hoặc phối hợp thuốc uống nếu cần.

Kết luận

Khi bị ghẻ cắn, triệu chứng ngứa có thể kéo dài trong một thời gian. Thực hành các thói quen lành mạnh giúp tăng hiệu quả điều trị. Chú ý nghỉ ngơi, tập thể dục vàăn uống lành mạnh để giúp bạn nhanh chóng khỏe mạnh hơn.

Lưu ý là bệnh ghẻ có thể lây, cần thực hiện các biện pháp để tránh lây nhiễm cho người khác.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Sử dụng thuốc Permethrin 5% dạng xịt hoặc dạng cream Sử dụng thuốc DEP Sử dụng lưu huỳnh Sử dụng thuốc Ivermectin
Xem thêm
Ghẻ nước có thể điều trị khỏi nhưng khó dứt điểm hoàn toàn, khả năng tái phát rất cao. Nhiều người sử dụng thuốc bôi một thời gian bệnh tiếp tục xuất hiện nhiều lần không khỏi, có khi kéo dài 4 – 5 năm.
Xem thêm
Trị ghẻ nước bằng lá bạch đàn Trị ghẻ nước bằng lá khế Trị ghẻ nước bằng lá trầu
Xem thêm
Cần sớm nhận ra dấu hiệu và tiếp theo trị liệu phòng tránh ngay việc sinh sôi phát triển của cái ghẻ. Nếu người bệnh sống ở môi trường đông thành viên thì cần phải điều trị tập thể.
Xem thêm
Cái ghẻ sẽ chết sau 10 phút khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 50 độ C trở lên.
Xem thêm
Tắm lá trầu không, cúc tần, lá đào, lá xoan...
Xem thêm
Người bị bệnh ghẻ ngứa vẫn tắm xà phòng bình thường, mà còn nên chọn loại sữa tắm có độ pH trung tính là tốt nhất, tránh dùng loại có quá nhiều mùi thơm và chất bảo quản. Việc dùng nước tắm thảo mộc không được chứng minh sẽ hiệu quả hơn sữa tắm thông thường, ngược lại pha không đúng cách còn có nguy cơ dị ứng da, tắm không sạch.
Xem thêm
Tránh ăn thịt gà; Tránh ăn hải sản, đồ nếp; Tránh rượu bia và các chất kích thích...
Xem thêm
Bệnh ghẻ có gây hại cho thai kỳ hay không là băn khoăn thường gặp ở nhiều bà bầu. Theo các chuyên gia, ghẻ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh ghẻ trong thời gian mang thai có thể khó khăn bởi các loại thuốc được kê cho bà bầu thường rất hạn chế. Nếu bạn đang bị ghẻ, đừng quá lo bởi ngoài việc dùng thuốc, còn có rất nhiều phương pháp điều trị an toàn khác mà bạn có thể cân nhắc.
Xem thêm
Tắm nước muối; Sử dụng lá đào; Sử dụng lá xà cừ; Sử dụng lá ba chạc; Sử dụng nha đam chữa bệnh ghẻ nước...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ghẻ
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!