Oxidative stress ( mất cân bằng oxy hóa ) là gì?

Mất cân bằng oxy hóa là một tình trạng của cơ thể xảy ra khi lượng chất chống oxy hóa giảm thấp. Nồng độ các chất này có thể đo lường được qua huyết tương.

Khi có sự mất cân bằng của các dạng ôxy phản ứng, hay còn gọi là các gốc tự do và các chất bảo vệ chống oxy hóa, cơ thể sẽ gặp phải tình trạng mất cân bằng oxy hóa. Sự mất cân bằng này có khả năng đóng vai trò trong một số bệnh ví dụ như bệnh tiểu đường. 


Cơ chế mất cân bằng oxy hóa: các gố c tự do lớn hơn lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể (nguồn: en.engormix.com)

Cơ chế mất cân bằng oxy hóa: các gố c tự do lớn hơn lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể (nguồn: en.engormix.com)

Mất cân bằng oxy hóa có thể dẫn đến sự phân hủy tế bào và mô. Tuy nhiên, sự mất cân bằng này đôi khi có thể đem đến lợi ích, ví dụ như một vài nghiên cứu đã chứng minh mất cân bằng oxy hóa giúp chống lại một số bệnh như ung thư. 

Những điều cần biết về mất cân bằng oxy hóa?

‌Mất cân bằng oxy hóa phần lớn được coi là có hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, vẫn có một số ích lợi của sự mất cân bằng này. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất cân bằng oxy hóa có thể đóng vai trò tham gia vào hình thành một số bệnh liên quan đến thói quen hàng ngày của con người. Việc đo lường mức độ oxy hóa và chất chống oxy hóa trong cơ thể giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của các chất này đến cơ chế của từng bệnh cụ thể. Đồng thời đặc điểm di truyền cũng được xem xét đến. 

Mất cân bằng oxy hóa có nhiều đặc tính có hại hơn là đặc tính có lợi. Nó có thể gây phá vỡ mô tế bào và gây tổn thương DNA. Tổn thương này dẫn đến quá trình viêm. Tất cả những quá trình này có thể dẫn đến các bệnh mạn tính suốt đời như tiểu đường hoặc ung thư. 

Dù vấn đề nằm ở chỗ lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể cực thấp, nhưng việc bổ sung chất chống oxy hóa đơn thuần cũng không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề này. Đó là lý do tại sao mất cân bằng oxy hóa trở thành một vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bạn.

Hiểu được tầm quan trọng của chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể. Chúng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại và tăng lên trong quá trình mất cân bằng oxy hóa. Vì vậy chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại, góp phần ngăn ngừa hoặc giảm tác động của bệnh tim, ung thư và các bệnh do lối sống khác .

Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (nguồn: ar.pinterest.com)

Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (nguồn: ar.pinterest.com)

Chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong vitamin C và E, carotenoid, flavonoid và tannin. Nguồn cung cấp các chất này bao gồm trái cây, rau, quả hạch, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và gia vị. Chất chống oxy hóa cũng có thể được tìm thấy trong ca cao, trà và cà phê. 

Các yếu tố nguy cơ của mất cân bằng oxy hóa

‌ Bởi vì các gốc tự do phá hủy mô tế bào nên mất cân bằng oxy hóa gây ra những tác động lâu dài với cơ thể. Một số rối loạn mạn tính có liên quan đến quá trình này bao gồm:

‌Bên dưới đây bạn sẽ tìm thấy thêm thông tin về ảnh hưởng của mất cân bằng oxy hóa đến các bệnh mạn tính. 

Ảnh hưởng của mất cân bằng oxy hóa

‌Mất cân bằng oxy hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trên nhiều mặt. Khi cơ thể mất cân bằng và lượng các gốc tự do vượt quá chất chống oxy hóa, điều này có thể gây ra những tác hại lâu dài. Các bệnh lý sau đây có liên quan đến mất cân bằng oxy hóa.

  • Tăng huyết áp: Tình trạng này rất phổ biến và hơn 50 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp tâm thu. Tăng huyết áp là tăng áp lực của máu lên thành mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu khác. Mất cân bằng oxy hóa có vai trò như một cầu nối giữa tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Khi enzyme oxydase ( là enzyme có tác dụng ngăn ngừa mất cân bằng oxy hóa) không được kích hoạt thì tình trạng tăng huyết áp sẽ dễ xuất hiện hơn.
  • Xơ vữa động mạch: Mất cân bằng oxy hóa có thể là yếu tố xúc tác cho xơ vữa động mạch. Đó là bởi vì khi lượng chất chống oxy hóa thấp và mức độ viêm cao, đặc biệt là trong các mạch máu, thì các mảng bám xơ vữa động mạch bắt đầu hình thành. Lipoprotein tỷ trọng thấp, hoặc cholesterol xấu cả dạng tích tụ và lưu thông đều bị oxy hóa bởi các gốc tự do. Điều này dẫn đến việc tạo ra các tế bào mới và tích tụ lipid, dẫn đến hình thành mảng bám và các vấn đề về tim.
  • Suy tim: Mất cân bằng oxy hóa có thể gây ra suy tim mạn tính vì lượng chất chống oxy hóa giảm. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa một số bệnh lý như phì đại tim, hiện tượng chết tế bào theo chương trình của tế bào tim và đờ cơ tim. Những vấn đề này đều dẫn đến suy tim, và nếu các hiện tượng này không được kìm hãm lại thì có thể gây ra những tác động nguy hiểm cho cơ thể.
  • Đột quỵ: Nguy cơ đột quỵ tăng lên khi cơ thể bạn đang mất cân bằng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất cân bằng oxy hóa có thể gây ra tổn thương não do thiếu máu cục bộ. Điều này xảy ra bởi vì tổn thương DNA xuất hiện cùng lúc với quá trình oxy hóa protein. Nếu bạn bị đột quỵ trong tình trạng lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể thấp thì khả năng tổn thương não sẽ cao hơn.  
  • Bệnh tim mạch (CVD): Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên đáng kể khi cơ thể mất cân bằng oxy hóa. Nếu không có quá trình chữa lành của chất chống oxy hóa, thì các yếu tố như tăng đường huyết, béo phì, hút thuốc, chế độ ăn uống không cân bằng và căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mất cân bằng oxy hóa ảnh hưởng đến lượng cholesterol của bạn, có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám và bệnh mạch máu.
  • Ung thư: Tình trạng này xảy ra khi kích hoạt các thay đổi ở tế bào và phân tử. Thông qua mất cân bằng oxy hóa, tổn thương oxy hóa DNA có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư trong cơ thể bạn. 
  • ‌Bệnh thần kinh: Mất cân bằng oxy hóa có liên quan đến nhiều bệnh thần kinh khác nhau như Alzheimer, bệnh xơ cứng teo cơ một bên, bệnh đa xơ cứng và mất trí nhớ. Mất cân bằng oxy hóa làm tăng số lượng các tế bào thần kinh thoái hóa và có thể đẩy nhanh tiến triển của sa sút trí tuệ. Các gốc tự do đã được chứng minh là tạo ra các peptide độc hại ảnh hưởng đến người bệnh Alzheimer.

Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về mức độ các gốc tự do và lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể để xem bạn có nên bắt đầu bổ sung chất chống oxy hóa hay không.

Xem thêm :

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!