Bệnh tiểu đường type 1: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa biến chứng

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) type 1 là một bệnh mạn tính. Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1, các tế bào trong tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy và cơ thể không thể tạo ra insulin.

Insulin là một loại hormone giúp các tế bào của cơ thể sử dụng glucose để sinh năng lượng. Cơ thể nhận được glucose từ thực phẩm bạn ăn vào. Insulin cho phép glucose đi từ máu vào các trong tế bào của cơ thể.

Khi các tế bào đã đủ glucose, gan và mô cơ của bạn sẽ dự trữ glucose máu (hay đường máu) dưới dạng glycogen. Nó sẽ được phân hủy thành glucose và được giải phóng khi bạn cần năng lượng giữa các bữa ăn, trong khi tập thể dục hoặc khi bạn ngủ.

Trong bệnh tiểu đường type 1, cơ thể không thể xử lý glucose do thiếu insulin. Glucose từ thức ăn không thể đi vào tế bào. Nó dẫn tới tích tụ nhiều glucose trong máu. Lượng đường máu cao có thể dẫn đến các biến chứng cả ngắn hạn và dài hạn.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Sau đây là các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1:

Một người cũng có thể bị nhiễm toan ceton – là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Các triệu chứng của tình trạng này là:

Nếu bạn có một hoặc nhiều triệu của tiểu đường type 1, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nhưng nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm toan ceton, bạn nên đi khám cấp cứu ngay, đây là một tình trạng nguy hiểm cần được khám ngay lập tức.

Bệnh tiểu đường type 1 khác gì so với type 2

Xét nghiệm tiểu đườngCó 2 loại bệnh tiểu đường chính: type 1 và type 2. Chúng có các triệu chứng giống nhau và có thể dẫn đến nhiều biến chứng giống nhau. Tuy nhiên, chúng là những bệnh rất khác nhau.

Bệnh tiểu đường type 1 là kết quả của việc cơ thể không tự sản xuất insulin. Dùng insulin là cần thiết để tồn tại, để di chuyển glucose từ máu vào các tế bào của cơ thể.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2, các tế bào đã ngừng phản ứng với insulin. Cơ thể phải cố gắng để di chuyển glucose từ máu vào các tế bào mặc dù đã có đủ lượng hormone này. Cuối cùng, cơ thể có thể ngừng sản xuất toàn bộ insulin.

Bệnh tiểu đường type 1 phát triển rất nhanh và các triệu chứng rõ ràng. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2, tình trạng bệnh có thể phát triển trong nhiều năm. Trên thực tế, một người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể không biết họ mắc bệnh cho đến khi họ bị biến chứng.

2 loại bệnh tiểu đường này là do những nguyên nhân khác nhau. Chúng cũng có những yếu tố nguy cơ riêng biệt. 

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nó được cho là một bệnh tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào beta trong tuyến tụy. Đây là những tế bào sản xuất insulin. Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu được lý do.

Các yếu tố di truyền và môi trường, như nhiễm vi rút, có thể đóng một vai trò nào đó. 

Chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán thông qua một loạt các xét nghiệm. Một số có thể được tiến hành nhanh chóng, trong khi một số khác cần hàng giờ chuẩn bị hoặc theo dõi.

Bệnh tiểu đường type 1 thường phát triển nhanh chóng. Một người được chẩn đoán bệnh nếu họ đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

  • Đường huyết lúc đói > 126 mg / dL trong 2 xét nghiệm riêng biệt
  • Đường huyết ngẫu nhiên> 200 mg / dL, cùng với các triệu chứng của bệnh tiểu đường
  • Hemoglobin A1C (HbA1C) > 6,5 trong 2 lần xét nghiệm riêng biệt

Các tiêu chí này cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Trên thực tế, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 đôi khi bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh type 2.

Bác sĩ có thể không nhận ra bạn đã bị chẩn đoán sai cho đến khi bạn bắt đầu xuất hiện các biến chứng hoặc các triệu chứng xấu đi mặc dù đã điều trị.

Khi lượng đường máu cao đến mức xảy ra tình trạng nhiễm toan ceton, bạn sẽ bị suy sụp. Đây thường là lý do khiến mọi người phải đến bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ và được chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 lúc này.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm xét nghiệm. 

Điều trị bệnh tiểu đường type 1

Nếu bạn nhận được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 1, cơ thể bạn không thể tự tạo ra insulin. Bạn sẽ cần dùng insulin để giúp cơ thể sử dụng đường máu. Các phương pháp điều trị khác cũng có thể có một số hứa hẹn trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1.

Insulin

Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 phải dùng insulin mỗi ngày. Bạn thường dùng insulin qua đường tiêm.

Một số người sử dụng máy bơm insulin. Máy bơm sẽ tiêm insulin qua vị trí trên da. Đối với một số người, nó có thể dễ dàng hơn so với việc tự dùng kim tiêm. Nó cũng có thể giúp cân bằng lượng đường máu.

Lượng insulin bạn cần sẽ thay đổi trong ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 thường xuyên kiểm tra lượng đường máu để biết họ cần bao nhiêu insulin. Cả chế độ ăn uống và tập thể dục đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu.

Có nhiều loại insulin, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thử nhiều loại thuốc để tìm ra loại thuốc nào phù hợp nhất với bạn.  

Metformin

Metformin là một loại thuốc điều trị tiểu đường dạng uống. Trong nhiều năm qua, nó chỉ được sử dụng ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể bị kháng insulin. Điều đó có nghĩa là insulin họ nhận được từ tiêm cũng không hoạt động tốt như bình thường.

Metformin giúp giảm lượng đường máu bằng cách giảm sản xuất đường trong gan. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng metformin cùng với insulin.

Vắc-xin

Vắc xin lao có thể là phương pháp hứa hẹn cho những người bị bệnh tiểu đường type 1. Một nghiên cứu rất nhỏ cho thấy những người mắc bệnh được tiêm 2 mũi vắc xin phòng lao (bacillus Calmette-Guérin - BCG) đã thấy lượng đường máu của họ ổn định trong ít nhất 5 năm.

Tuy nhiên nó vẫn chưa được chấp nhận vào điều trị. BCG vẫn đang được thử nghiệm và không có sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Tuy nhiên, nó vẫn hứa hẹn cho việc điều trị bệnh tiểu đường type 1 trong tương lai.

Các loại thuốc khác

Một loại thuốc uống mới đang được triển khai cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1. Sotagliflozin (Zynquista) đang chờ FDA chấp thuận. Nếu được thông qua, loại thuốc này sẽ là loại thuốc uống đầu tiên được thiết kế để sử dụng cùng với insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách buộc cơ thể đào thải nó qua nước tiểu và bằng cách giảm sự hấp thụ glucose ở ruột. Các loại thuốc tương tự đã được dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2 nhưng không có loại nào được chấp nhận cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Chế độ ăn uống và tập luyện

Tập luyện để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đườngNhững người mắc bệnh tiểu đường type 1 nên ăn các bữa ăn chính và ăn nhẹ thường xuyên để giữ cho lượng đường máu ổn định. Một bác sĩ dinh dưỡng có thể giúp thiết lập một kế hoạch ăn uống.

Tập thể dục cũng giúp giảm lượng đường máu. Lượng insulin có thể cần được điều chỉnh tùy theo mức độ tập thể dục của bạn.

Yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường type 1

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 1 chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố tiềm ẩn đã được xác định.

Tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình có thể quan trọng trong một số trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1. Nếu bạn có một thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường type 1, nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng lên.

Một số gen có liên quan đến tình trạng này. Tuy nhiên, không phải ai có những gen này đều phát triển bệnh tiểu đường type 1. Nhiều nhà nghiên cứu và bác sĩ tin rằng một số loại gen kích hoạt gây ra bệnh tiểu đường type 1 ở một số người nhưng lại không gặp ở những người khác.

Chủng tộc

Chủng tộc có thể là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 1. Bệnh phổ biến hơn ở người da trắng.

Yếu tố môi trường

Một số vi rút có thể gây ra bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ loại nào có thể là nguyên nhân.

Tương tự như vậy, những người đến từ vùng khí hậu lạnh có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 1 hơn. Các bác sĩ cũng chẩn đoán nhiều trường hợp mắc type 1 vào mùa đông hơn so với mùa hè.

Bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em

Bệnh tiểu đường type 1 từng được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên. Đó là bởi vì nó thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngược lại, bệnh tiểu đường type 2 thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, cả hai loại đều có thể được chẩn đoán ở hầu hết mọi lứa tuổi.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ em bao gồm:

Giống như ở người lớn, trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 cần được điều trị bằng insulin.

Thế hệ đầu tiên của “tuyến tụy nhân tạo” (artificial pancreas) gần đây đã được chấp thuận sử dụng cho trẻ em. Thiết bị này được đưa vào dưới da. Sau đó, nó đo lượng đường máu liên tục, tự động giải phóng lượng insulin phù hợp khi cần thiết.

Hầu hết trẻ em vẫn sử dụng các phương pháp thủ công để tiêm insulin và theo dõi đường huyết. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, điều này đòi hỏi cha mẹ phải nỗ lực rất nhiều để giữ cho chúng được an toàn và khỏe mạnh.

Số liệu thống kê

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các loại bệnh tật tại Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch và ung thư.

Số liệu thống kê từ Liên đoàn Tiểu đường thế giới cho thấy, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới và cứ mỗi 8 giây có 1 người chết do tiểu đường. Họ cũng chỉ ra, bệnh tiểu đường hiện nay có thể coi là một loại bệnh dịch toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành bị bệnh trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đường, chiếm (8,8% dân số thế giới).

Tại Việt Nam, số liệu từ Hội Nội tiết và tiểu đường cho biết, hiện có tới 3,53 triệu người đang “chung sống” với căn bệnh tiểu đường và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Dự báo, số người bắc bệnh có thể tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045.

Yếu tố di truyền

Các nhà nghiên cứu không hiểu chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, họ tin rằng gen của có thể đóng một vai trò nào đó.

Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 từ khi sinh ra đã có khuynh hướng phát triển bệnh. Nó dường như được truyền qua nhiều thế hệ trong một gia đình. Không rõ hình thức như thế nào và tại sao một số người trong một gia đình sẽ mắc bệnh tiểu đường trong khi những người khác thì không.

Các nhà nghiên cứu đã xác định một số biến thể gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một người. Những biến thể này có thể được chia sẻ giữa thế hệ cha mẹ và thế hệ con cái. Tuy nhiên, chỉ 5% những người có các biến thể gen này thực sự phát triển bệnh tiểu đường type 1.

Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu tin rằng gen chỉ là một phần của nguyên nhân. Họ cho rằng có điều gì đó gây ra bệnh ở những người có gen di truyền. Nhiễm vi rút là một yếu tố bị nghi ngờ đóng vai trò kích hoạt.

Ví dụ, những cặp song sinh giống hệt nhau, những người có tất cả các gen giống nhau, có thể không cùng xuất hiện bệnh. Đây là một dấu hiệu cho thấy gen không phải là yếu tố duy nhất.

Chế độ ăn ketogenic

Các chế độ ăn ketogenic (hay keto) đã cho thấy một số lợi ích cho những người bị bệnh tiểu đường type 2. Chế độ ăn ít chất béo, ít carbohydrate (carb) có thể giúp kiểm soát lượng đường máu và thậm chí có thể dẫn đến giảm cân - là mục tiêu của nhiều người mắc type 2.

Tuy nhiên, đối với bệnh tiểu đường type 1, chế độ ăn keto vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Cho đến nay, khuyến nghị về chế độ ăn uống chung cho loại bệnh tiểu đường này là chế độ ăn ít carb. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang xem xét những lợi ích có thể có và sự an toàn của một chế độ ăn hạn chế carb hơn nữa đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường type 1 theo chế độ ăn keto trong hơn 2 năm cho thấy kết quả HbA1C và kiểm soát đường máu tốt hơn. Tuy nhiên, những người này cũng có lipid máu cao hơn và lượng đường máu thấp hơn. Tính an toàn lâu dài vẫn chưa được nghiên cứu.

Nếu bạn quan tâm đến việc thử chế độ ăn keto và bạn mắc bệnh tiểu đường type 1, hãy bắt đầu tham khảo bác sĩ của bạn. Họ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn tìm ra một kế hoạch phù hợp với bạn.

Mang thai

Mang thai là một thách thức, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh dù mắc bệnh.

Điều quan trọng nhất cần nhớ là tất cả mọi thứ bạn áp dụng cho cơ thể của bạn, bạn cũng áp dụng cho em bé. Phụ nữ có lượng đường máu cao sẽ sinh con có lượng đường máu cao.

Lượng đường máu cao khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như cân nặng khi sinh cao, phải mổ đẻ, sinh non, hạ đường máu, huyết áp cao và thậm chí thai chết lưu.

Nếu bạn bị tiểu đường type 1 và muốn có thai hoặc phát hiện ra mình đang mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức. Họ có thể thảo luận về bất kỳ thay đổi nào bạn có thể cần thực hiện để đảm bảo lượng đường máu duy trì ở mức ổn định, an toàn cho bạn và thai nhi.

Tốt nhất bạn nên lên kế hoạch mang thai trước và trao đổi về các mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường và lượng đường máu với bác sĩ.

Trong thời kỳ mang thai, bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể cần điều chỉnh thuốc và insulin trong suốt thai kỳ.

Uống rượu

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, rượu có thể tác động lớn đến lượng đường máu trong thời gian ngắn. Theo thời gian, sử dụng rượu quá mức có thể góp phần gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Gan có nhiệm vụ xử lý và loại bỏ chất cồn ra khỏi cơ thể. Gan cũng tham gia vào việc kiểm soát lượng đường máu. Nếu bạn bị tiểu đường type 1 và uống rượu, cơ thể bạn sẽ làm chậm quá trình kiểm soát lượng đường máu để giải quyết rượu.

Điều này có thể dẫn đến lượng đường máu thấp, ngay sau và cho đến 12 giờ sau khi uống. Điều quan trọng là phải kiểm tra lượng đường máu của bạn trước khi uống rượu và tiếp tục theo dõi nó sau đó. 

Các biến chứng

Lượng đường máu cao có thể gây ra tổn thương cho các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát đúng cách, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng sau:

  • Tăng nguy cơ đau tim
  • Các vấn đề về mắt, gồm mù lòa
  • Tổn thương thần kinh
  • Nhiễm trùng da, đặc biệt là bàn chân, có thể phải cắt cụt trong những trường hợp nghiêm trọng
  • Tổn thương thận

Bệnh tiểu đường có thể phá hủy các dây thần kinh và dẫn đến một tình trạng gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường. Nó gặp phổ biến ở bàn chân. Những vết cắt nhỏ, đặc biệt là ở dưới bàn chân, có thể nhanh chóng biến thành vết loét và nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt nếu lượng đường máu không được kiểm soát.

Đó là do bạn không thể cảm thấy hoặc nhìn thấy các vết cắt, vì vậy bạn không điều trị chúng. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải kiểm tra bàn chân của bạn thường xuyên nếu bạn bị tiểu đường. Nếu bạn tình cờ nhận thấy bất kỳ vết thương nào ở chân, hãy cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức.

Tập thể dục một cách an toàn

Tập thể dục có thể khó đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, nhưng nó là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh và rất quan trọng đối với những người mắc bệnh này.

Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Họ cũng không nên tập thể dục quá hai ngày liên tục. Tập thể dục nhịp điệu (aerobic) rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1, cũng như rèn luyện sức bền và rèn luyện sức đề kháng.

Tuy nhiên, bạn gặp khó khăn khi tìm phương pháp tốt nhất để kiểm soát lượng đường máu lúc tập thể dục. Đó là bởi vì lượng đường máu có thể tăng đột biến hoặc thậm chí giảm trong và sau khi tập thể dục, khi các tế bào của cơ thể bạn bắt đầu sử dụng insulin hoặc di chuyển glucose vào tế bào.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị những người mắc bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tối ưu. Cần trao đổi với bác sĩ để xây dựng được kế hoạch phù hợp với bản thân

Sống chung với bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một căn bệnh mạn tính không có thuốc chữa khỏi. Tuy nhiên, những người mắc type 1 có thể sống lâu và khỏe mạnh nếu được điều trị thích hợp, như dùng insulin, có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!