Viêm xoang
Xoang là những hốc chứa không khí, được phủ bởi niêm mạc nằm trong các xương xung quanh mũi. Có 4 hệ thống xoang cạnh mũi, với xoang lớn nhất, là xoang hàm trên, nằm trong xương hàm trên, cạnh xương gò má. Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị nhiễm trùng, gây sưng viêm. Xoang bị viêm gây ra các triệu chứng khác nhau như:
Áp xe liên quan răng miệng
Vi khuẩn trong miệng do vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể gây ra áp xe. Đây là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến răng, nướu và xương ổ răng; nhưng có thể lan sang gò má và các mô xung quanh nếu không được điều trị.
Áp xe cũng làm tăng nguy cơ viêm xương tủy hàm, là tình trạng nhiễm trùng lan vào trong xương hàm. Các triệu chứng của nhiễm trùng này bao gồm:
- Đau hàm hoặc đau mặt nghiêm trọng
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đổ mồ hôi
- Mệt mỏi
Rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là khớp kết nối giữa xương hàm dưới với hộp sọ phía trên. Khớp thái dương hàm hoạt động như một khớp bản lề, cho phép hàm di chuyển theo các hướng khác nhau. Đôi khi, khớp này có thể bị di lệch hoặc tổn thương do viêm khớp hoặc các bệnh lý khác và gây ra cảm giác đau khi nuốt, nhai, nói chuyện cũng như âm thanh lạ khi cử động hàm dưới.
Đau dây thần kinh sinh ba
Rối loạn thần kinh như đau dây thần kinh sinh ba cũng có thể gây ra đau vùng gò má. Dây thần kinh sinh ba chi phối cảm giác cho khuôn mặt. Viêm hoặc kích thích lên dây thần kinh này có thể gây đau ở hàm, răng hoặc vùng má.
Nguyên nhân chính xác của viêm dây thần kinh sinh ba vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một số hành động nhất định có thể làm khởi phát các cơn đau như:
- Nhai
- Đánh răng
- Nói chuyện
- Cử động đầu
Đau nguyên nhân do răng
Nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau răng là do sâu răng. Đau răng do sâu răng, hoặc các nguyên nhân khác từ răng có thể có tính chất đau âm ỉ hoặc đau buốt. Ngoài ra, có thể có thêm các triệu chứng như:
- Sưng
- Sốt
- Đau đầu
Các vấn đề răng miệng khác cũng có thể gây ra đau răng, chẳng hạn như:.
- Răng bị nứt
- Vết trám cũ bị bong, vỡ
- Đang mọc răng khôn hoặc răng khôn bị mọc lệch, kẹt
Thủ thuật nha khoa
Hãy nhớ rằng không hiếm gặp các trường hợp bị đau vùng gò má sau khi làm các thủ thuật nha khoa như:
- Nhổ răng
- Điều trị tủy
- Nhổ răng
Đau nhức ở vùng má có thể là bình thường sau những thủ thuật này. Nhưng hãy gọi cho nha sĩ nếu tình trạng sưng hoặc đau vẫn tiếp tục hoặc trầm trọng hơn sau 2 ngày.
Nghiến răng
Nghiến răng là một nguyên nhân khác gây ra đau nhức vùng gò má và hàm. Nghiến răng thường xảy ra khi ngủ, vì vậy bạn có thể không biết mình đang gặp vấn đề này. Nhưng nếu nghiến răng kéo dài có thể gây ra các tình trạng như:
- Nhức đầu
- Đau mặt
- Đau tai
- Giấc ngủ bị gián đoạn
- Mòn răng
- Đau ở khớp thái dương hàm
Viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu (viêm quanh răng) phá hủy mô mềm trong miệng cũng như xương ổ răng nâng đỡ răng. Bệnh này thường do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu không được điều trị, hậu quả là bạn có thể bị mất răng. Nhiễm trùng do bệnh này cũng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể và được cho là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch.
Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành thường liên quan đến đau ngực, khó thở và choáng váng. Nhưng nó cũng có thể biểu hiện đau vùng hàm mặt và khó chịu ở hàm, má và cổ.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành bao gồm:
- Thừa cân
- Thiếu hoạt động thể chất
- Dinh dưỡng không hợp lý
- Hút thuốc
Các biến chứng của bệnh mạch vành bao gồm:
- Nhịp tim bất thường
- Đau thắt ngực
- Đau tim
- Đột tử
Phương pháp điều trị tại nhà để giảm đau vùng gò má?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mà các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu:
- Uống thuốc giảm đau
- Tránh thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh để giảm ê buốt răng.
- Chườm lạnh lên vùng gò má để giảm sưng và viêm.
- Ăn thức ăn mềm hoặc chất lỏng như súp hoặc rau nấu chín.
- Tránh các cử động hàm nhất định cho đến khi hết đau, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hoặc ngáp dài.
- Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng để thư giãn cơ và giảm các triệu chứng của rối loạn chức năng khớp thái dương hàm và nghiến răng.
- Sử dụng máng bảo vệ răng ban đêm để không nghiến răng.
Khi nào nên đi khám?
Hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn bị đau vùng gò má nghiêm trọng hoặc đau răng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn chỉ ra các tình trạng cần được điều trị càng sớm càng tốt như:
- Sâu răng
- Viêm nha chu
- Tổn thương thần kinh
- Nhiễm trùng
Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể tiến triển và xâm nhập vào máu. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:
- Đau
- Sưng
- Đỏ
- Sốt
- Ớn lạnh
- Buồn nôn
- Dịch mủ hoặc có mùi trong miệng
Hãy đi khám nếu bạn bị đau mặt sau một chấn thương, chẳng hạn như ngã hoặc bị va đập vào mặt.
Nếu bạn có các triệu chứng nào sau đây của bệnh mạch vành thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức:
- Đau thắt ngực
- Đau lan từ ngực đến vai, cánh tay, bụng trên, lưng, cổ hoặc hàm
- Yếu cơ
- Khó thở
Phương pháp điều trị cho tình trạng đau nhức vùng gò má hoặc hàm mặt?
Nếu bị viêm xoang hoặc nhiễm trùng do răng, bạn có thể sẽ cần kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Bác sĩ hoặc nha sĩ cũng có thể tiến hành thủ thuật nha khoa tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng như:
- Nhổ răng nguyên nhân
- Trám răng
- Lấy tủy răng hoặc các thủ thuật khác để sửa một chiếc răng bị hư hỏng nặng
Trong trường hợp nhiễm trùng răng miệng nặng, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ mô bị tổn thương.
Bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành cần được dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc phẫu thuật để giúp cải thiện chức năng tim bằng cách giảm sự tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch.
Kết luận
Đau nhức ở vùng gò má không phải lúc nào cũng nghiêm trọng. Nhưng một số nguyên nhân gây đau cần được điều trị bởi bác sĩ hoặc nha sĩ. Hãy đi khám nếu bạn thấy đau nhiều, có các triệu chứng nhiễm trùng hoặc các triệu chứng trở nên xấu đi.
Xem thêm: