11 biện pháp tự nhiên giảm đau răng tại nhà nhanh nhất

Nếu bạn bị đau răng, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra sự khó chịu cho bạn. Từ đó, bạn có thể xác định cách tốt nhất để giảm sưng đau hoặc các triệu chứng khác. Việc súc miệng bằng nước muối thường xuyên và chườm lạnh có thể khắc phục tình trạng kích ứng nhẹ, nhưng những trường hợp đau răng nghiêm trọng hơn cần đến sự can thiệp của nha sĩ.

Video Hướng dẫn bấm huyệt đẩy lùi cơn đau nhức răng

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 hoặc 2 ngày, hãy đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán, điều trị bệnh và ngăn ngừa bị đau răng lại trong tương lai. Bạn cũng nên hỏi ý kiến các nha sĩ trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp giảm đau nào sau đây nếu đang mang thai, cho con bú hoặc có bất kỳ bệnh lý nào có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần thảo dược. 

Các biện pháp tự nhiên

Bạn có thể thực hiện các biện pháp khắc phục sau đây tại nhà, nhưng cần phải có được nguồn nguyên liệu có chất lượng từ nhà sản xuất có uy tín. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bạn bị kích ứng. 

Súc miệng bằng nước muối

Đối với nhiều người, súc miệng bằng nước muối là một phương pháp điều trị đầu tiên hiệu quả. Nước muối là một chất khử trùng tự nhiên và giúp làm trôi các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng. Nước muối cũng có thể giúp giảm viêm và chữa lành vết thương ở miệng. Hãy trộn 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và sử dụng nó như một loại nước súc miệng. 

Súc miệng

Oxy già có thể làm giảm mảng bám và chữa lành nướu bị chảy máu. (nguồn: drpolley.com)Oxy già có thể làm giảm mảng bám và chữa lành nướu bị chảy máu. 

Nước súc miệng bằng oxy già cũng có thể giúp giảm đau và viêm. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, oxy già có thể làm giảm mảng bám và chữa lành nướu bị chảy máu. Đảm bảo rằng bạn pha loãng oxy già đúng cách. Hãy trộn 3% oxy già với các phần nước bằng nhau và sử dụng nó như một loại nước súc miệng (lưu ý là không được nuốt). 

Chườm lạnh

Bạn có thể chườm lạnh để giảm bớt cơn đau răng – đặc biệt khi nguyên nhân gây đau răng là do chấn thương. Việc chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở khu vực đó co lại làm giảm sưng, viêm tại chỗ và giúp giảm đau. Để áp dụng phương pháp này, bạn hãy đặt một túi đá đã được quấn khăn để chườm lên vùng bị đau trong 20 phút mỗi lần. Bạn có thể lặp lại điều này vài giờ mỗi lần. 

Túi 

Túi trà bạc hà có thể được sử dụng để làm tê và làm dịu nướu nhạy cảm. Để túi trà đã qua sử dụng và hơi ấm một chút để đắp lên vùng da liên quan đến chỗ đau. 

Ngoài ra thay vì làm ấm, bạn cũng có thể làm lạnh khu vực bị đau bằng cách đặt một túi trà đã qua sử dụng vào ngăn đá vài phút để làm lạnh, rồi sau đó áp túi lên phần nướu bị sưng đau.  

Tỏi

Trong hàng nghìn năm, tỏi đã được công nhận và sử dụng vì các đặc tính chữa bệnh. Tỏi không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong mảng bám răng mà còn có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau. Hãy nghiền nát một tép tỏi (có thể cho thêm 1 chút muối vào) để tạo thành hỗn hợp sền sệt và đắp lên vùng bị đau răng. Ngoài ra, bạn có thể nhai chậm một nhánh tỏi tươi. 

Chiết xuất vani

Với đặc tính chống oxy hóa và chứa cồn, chiết xuất vani có thể giúp làm dịu cơn đau. (nguồn:   anallievent.com)Với đặc tính chống oxy hóa và chứa cồn, chiết xuất vani có thể giúp làm dịu cơn đau.

Với đặc tính chống oxy hóa và chứa cồn, chiết xuất vani có thể giúp làm dịu cơn đau. Hãy đảm bảo đó là vani thật chứ không phải giả. Để áp dụng biện pháp này, bạn chấm một lượng nhỏ chiết xuất vani lên ngón tay hoặc bông gòn, rồi áp trực tiếp vào khu vực lợi bị đau một vài lần mỗi ngày. 

Đinh hương

Cây đinh hương đã được sử dụng để điều trị răng từ rất lâu. Dầu đinh hương có chứa eugenol – một chất khử trùng tự nhiên, có tác dụng giảm viêm, đau một cách hiệu quả.  Để làm giảm đau răng, hãy pha loãng dầu đinh hương với dầu dẫn (như dầu hướng dương hoặc dầu jojoba) – pha khoảng 15 giọt dầu đinh hương với 30 ml dầu dẫn. Sau đó, chấm một lượng nhỏ dầu đã pha loãng vào một miếng bông gòn và thoa lên vùng bị ảnh hưởng vài lần một ngày. Bạn cũng có thể thêm một giọt dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ để làm nước súc miệng. 

Lá ổi

Lá ổi có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn có thể hỗ trợ chăm sóc răng miệng. Để sử dụng bài thuốc này, bạn hãy nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi đã giã nát vào nước sôi để làm nước súc miệng. 

Cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì có vô số đặc tính chữa bệnh, như đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm hàm lượng chất diệp lục cao, giúp chống lại vi khuẩn. Bạn có thể uống nước cỏ lúa mì hoặc sử dụng nó như một loại nước súc miệng. 

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp điều trị bệnh răng miệng, chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Để sử dụng loại thảo dược này, hãy pha loãng tinh dầu cỏ xạ hương với dầu dẫn, sau đó thoa lên phần răng bị đau. Bạn cũng có thể thêm một giọt dầu vào một cốc nước nhỏ và làm nước súc miệng. 

Cúc áo hoa vàng

Hợp chất spilanthol của cúc áo hoa vàng có đặc tính chống viêm và khi nhai cũng gây ra cảm giác tê.   (nguồn:  pondplantsofamerica.com)

Hợp chất spilanthol của cúc áo hoa vàng có đặc tính chống viêm và khi nhai cũng gây ra cảm giác tê. 

Cúc áo hoa vàng là một loài thực vật có hoa mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hợp chất spilanthol của nó có đặc tính chống viêm và khi nhai cũng gây ra cảm giác tê. Mặc dù loại cây này thường được coi là an toàn, nhưng bạn không nên sử dụng cúc áo hoa vàng nếu:

Đi khám nha sĩ

Các biện pháp trên hay thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen chủ yếu để làm giảm đau chứ không thể chữa khỏi nguyên nhân gây đau răng của bạn. Khi bị đau răng, bạn nên đến nha sĩ để được kiểm tra, đặc biệt nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sốt
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Đau kéo dài hơn 1 hoặc 2 ngày
  • Sưng 
  • Đau khi nhai
  • Nướu đỏ bất thường
  • Tiết dịch có mùi hôi hoặc mủ

Những gì mong đợi từ nha sĩ của bạn

Trong lần đi khám, nha sĩ sẽ kiểm tra trong miệng để tìm ra nguyên nhân gây đau răng cho bạn. Bạn cũng có thể được chụp X-quang.

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân.

  • Nếu nguyên nhân đau răng là do sâu răng, nha sĩ có thể sẽ loại bỏ phần mô răng bị sâu và trám lại chiếc răng.
  • Nếu miếng trám hiện có gây đau, nha sĩ có thể thay thế bằng miếng trám mới hoặc nếu lỗ sâu mới đến tủy, bạn có thể được điều trị tủy răng.
  • Nếu bị áp xe, nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thực hiện lấy tủy răng hoặc nhổ răng cho bạn.
  • Nếu cơn đau là do nghiến răng, họ có thể làm dụng cụ bảo vệ răng miệng cho bạn. 

Kết luận

Khi bị đau răng thì bạn cần đến nha sĩ để khám và xác định nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên có một số biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như chườm lạnh và súc miệng bằng nước muối để giúp bạn giảm bớt sự khó chịu trong thời gian bạn chưa thể đến gặp nha sĩ được ngay.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!