Video răng khôn là gì? Tại sao phải nhổ răng khôn?
Răng khôn của mỗi người sẽ mọc khác nhau. Có những người răng chỉ nhú lên một phần, có người răng lại chỉ nằm trong mô lợi mà không nhô lên. Những chiếc răng không xuất hiện và vẫn được bao phủ bởi mô hoặc xương này được gọi là răng khôn mọc ngầm. Và răng khôn dù mọc ngầm hay mọc lệch đều gây đau đớn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta.
Triệu chứng có thể gặp phải khi mọc răng khôn
Trên thực tế quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những người phải mất 3-5 tháng răng mới thể trồi lên hết, có người có thể lâu hơn. Đồng thời dấu hiệu mọc răng khôn mỗi người khác nhau.
Triệu chứng bạn có thể gặp nếu răng bị nhiễm trùng và gây các vấn đề khác bao gồm:
- Đau hoặc sưng quanh hàm
- Lợi sưng, đỏ hoặc chảy máu
- Hơi thở hôi
- Ăn uống không ngon miệng
- Co cứng hàm
Răng khôn mọc ngầm có thể gây đau, gây tổn thương các răng bên cạnh và gây ra nhiều vấn đề răng miệng khác.
Nguyên nhân nào khiến răng khôn gây nên các vấn đề răng miệng
Trong độ tuổi từ 17-25 xương hàm trở nên cứng hơn, ít tăng trưởng về kích thước, khiến cho răng khôn không có đủ chỗ để mọc bình thường. Do đó, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn. Bên cạnh đó, do nằm sâu bên trong khiến cho việc vệ sinh khó khăn cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh nha chu.
Các yếu tố nguy cơ
Răng khôn có bạn có thể mọc sai vị trí nếu bạn:
- Ở độ tuổi từ 17 đến 25
- Có cấu trúc hàm nhỏ
Không có cách nào để ngăn ngừa các ảnh hưởng từ việc mọc răng khôn, nhưng vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp bạn tránh các vấn đề tiềm ẩn.
Làm thế nào để chẩn đoán một chiếc răng khôn phải nhổ?
Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, rất khó có thể nhận ra bạn cần hay không cần nhổ răng khôn. Cách tốt nhất để kiểm tra tổng quát tình trạng của bạn là chụp phim X quang, kết quả sẽ cho bạn rõ toàn bộ về xương hàm quanh răng khôn, hệ thống chân răng và dây thần kinh gần răng, hướng mọc của răng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán xem bạn có phải nhổ răng không.
Phẫu thuật nhổ răng khôn
Phẫu thuật nhổ răng khôn thường là một phẫu thuật ngoại trú nghĩa là bạn có thể đến và về nhà ngay trong ngày. Quy trình này thường mất từ 30 đến 60 phút. Tùy vào thể trạng cũng như các đặc điểm sức khỏe hiện thời của bạn, bác sĩ phẫu thuật sẽ khuyến nghị sử dụng các chất gây tê.
- Gây tê tại chỗ để làm tê tại vị trí nhổ răng
- Gây mê an thần để giúp bạn thư giãn và ngăn chặn cơn đau.
- Gây mê toàn thân để làm cho bạn ngủ và không cảm thấy bất cứ điều gì trong quá trình phẫu thuật
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng bằng cách tách lợi và dây chằng, mở ra một khoảng không đủ rộng để sử dụng kìm nhổ ra chiếc răng cần.
Sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu vết thương lại để lợi của bạn có thể lành nhanh chóng.
Nếu răng của bạn bị mọc ngầm và nằm sâu trong nướu hoặc xương hàm, bác sĩ phẫu thuật có thể khó loại bỏ chúng hơn.
Phục hồi sau nhổ răng khôn
Hầu hết mọi người có thể trở lại các hoạt động bình thường sau khi phẫu thuật một vài ngày. Phải mất đến sáu tuần để ổ răng nhổ của bạn hoàn toàn lành lại.
Trong một tuần đầu tiên, bạn có thể gặp khó khăn trong việc há mở miệng vì thế nên chọn thức ăn mềm.
Thông thường sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị đau, chảy máu và sưng tấy. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách kiểm soát sự khó chịu, chẳng hạn như dùng thuốc giảm đau và chườm lạnh.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng bạn có thể gặp tình trạng viêm ổ răng khô. Sau khi nhổ răng, ổ răng thường sẽ hình thành cục máu đông để đậy miệng vết thương lại. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là khi cục máu đông không hình thành hoặc bị bật ra khỏi ổ răng để lộ xương ổ thì sẽ gây tình trạng viêm ổ răng khô.
Các biến chứng thường gặp khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Răng khôn nằm sau trong cùng của cung hàm nên rất khó làm sạch và thức ăn có thể bị mắc kẹt trong đó. Nếu răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm mà không được loại bỏ, nó có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng
- Sâu răng
- Hôi miệng
- Chen chúc các răng lân cận
- Khó dùng chỉ nha khoa
- Gây tổn thương ác răng khác
- U nang
- Bệnh viêm quanh răng
Do những biến chứng này, một số bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật răng khôn, ngay cả khi chúng không gây ra triệu chứng.
Tổng kết
Trong trường hợp răng khôn mọc ngầm không gây ra vẫn đề gì, bác sĩ có thể khuyên bạn không nhất thiết phải nhổ nó. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định nhổ răng có thể giúp bạn tránh được biến chứng sau này. Nhổ răng khôn khi còn trẻ có thể mang lại kết quả tốt hơn.
Tự mình đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn là một quyết định không hề dễ dàng. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng răng miệng của mình để có được lời khuyên tốt nhất.