Đặc điểm của cây ngũ gia bì
Ngũ gia bì là loại cây bụi nhỡ cao chừng 1 – 7m. Cành ngũ gia bì mọc vươn dài và có rất nhiều gai. Lá kép chân vịt, mọc so le với nhau, mỗi lá có từ 3 – 5 lá chét, hay gặp nhất là 3 lá chét, lá có hình bầu dục thuôn dài, phía gốc là hơi tròn, đầu nhọn có chiều dài 5 – 8cm, rộng 2 – 4cm, gân lá có gai, mặt trên và mặt dưới lá đều nhẵn, mặt trên có màu sẫm hơn mà bóng, cuống lá kép dài từ 4 – 7cm và có gai.
Ở đầu cành ngũ gia bì hoa mọc thành cụm gồm có 3 – 10 tán, cuống lá dài 3 – 4cm. Hoa có màu trắng lục, kích thước nhỏ, mẫu là 5, không rõ lá đài, cánh hoa có hình tam giác, có 5 nhị, chỉ nhị mảnh, bầu hạ có 2 ô.
Thuộc loại quả mọng có hình cầu mà dẹt, đường kính khoảng 2,5mm, khi chín quả chuyển sang màu đen và có 2 hạt.
Toàn cây có chứa tinh dầu thơm, mùa ra hoa thường vào tháng 9 – 11, mùa quả vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Một số loại ngũ gia bì:
- Ngũ gia bì gai là giống cây đã mô tả ở trên phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai. Cây này thường được sử dụng làm thuốc.
- Ngũ gia bì cẩm thạch cũng là giống cây thuộc họ nhà ngũ bì, phần lá có màu sắc lạ, hay được ưa chuộng bày biện trong nhà ở, phòng khách.
- Ngũ gia bì hương hay tên khác là tế trụ gia bì: Đây là loại thực vật mọc bụi, có chiều cao có thể lên tới vài mét. Loại cây này đã được xếp vào danh sách những loại dược liệu quý cần được bảo tồn.
Bộ phận được dùng để làm thuốc
Điểm đặc biệt của cây ngũ gia bì là không sử dụng toàn bộ thân cây làm thuốc. Mà chỉ dùng vỏ của thân, vỏ của rễ và rễ nhỏ. Ngoài ra lá cây cũng được dùng làm thuốc điều trị sưng đau.
Một điểm nữa là chỉ thu hái ở những cây trên 10 năm tuổi. Sau đó tiến hành bóc vỏ cây. Việc thu hái ngũ gia bì cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Nếu bóc vỏ không đúng cách, cây có thể bị chết. Sau đó, đem thái mỏng, rồi sao hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học
Lá và cành dược liệu này có chứa tinh dầu gồm hơn 60 thành phần. Trong đó, các chất chính là α-pinen, sabinen, terpinen-4-ol, β-pinen và p. cymen.
Ngoài ra, trong vỏ rễ, vỏ thân và lá còn phát hiện nhiều hợp chất khác như 3α, 11α-dihydroxy-23-oxylup-20(29)-en-28-oic, nevadensin, taraxerol…
Công dụng của cây ngũ gia bì
Theo y học hiện đại:
- Chống mệt mỏi tốt hơn nhân sâm. Cây sâm nam làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với môi trường nhiệt độ cao và thiếu oxy.
- Giải độc, chống phóng xạ, điều hòa số lượng hồng cầu, bạch cầu và huyết áp.
- Điều tiết sự cân bằng giữa 2 quá trình hưng phấn và ức chế ở trung khu thần kinh, do đó có tác dụng an thần rõ rệt.
- Tác dụng tăng thể lực, trí lực, chống lão hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng cường chức năng tuyến sinh dục.
- Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kháng tế bào ung thư và kháng virus.
- Tác dụng làm giảm cơn ho suyễn, long đờm và cầm ho.
- Tác dụng kháng viêm.
- Tác dụng chống ung thư và hạ huyết áp.
Theo Đông y:
- Có vị đắng, cay, tính ôn, quy vào 3 kinh can, phế, thận.
- Hen suyễn, cầm ho,…
- Đau nhức xương khớp, mệt mỏi, suy nhược, co quắp, bại liệt
- Cải thiện yếu sinh lý do suy nhược cơ thể và do thận hư yếu
Liều lượng
Có thể dùng dược liệu ở dạng thuốc sắc, ngâm rượu,… Mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.
Một số bài thuốc từ cây ngũ gia bì
Chữa chứng thống phong (gout) khiến toàn thân mệt mỏi, sưng đau khớp đột ngột và khó đi lại: Xương bồ, ngũ gia bì, trinh nữ, kinh giới, cà gai leo, đơn hoa, cát căn, bồ công anh, đinh lăng mỗi thứ 16g, rễ cỏ xước 20g, tất bát 12g, quế chi 10g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.
Trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30 độ 1 lít. Đem dược liệu ngâm rượu trong khoảng 10 ngày. Sau đó có thể dùng 30ml/ ngày, nên dùng trước khi ăn tối.
Trị huyết áp thấp: Ngũ gia bì tán bột. Đem làm thành viên, mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 3 lần.
Trị thấp khớp: Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.
Trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm: Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, bưởi bung 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g. Đem dược liệu sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Trị yếu sinh lý ở nam giới: Cam thảo 10g, ngũ gia bì 16g, khởi tử 12g, thục địa 12g, phá cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, phòng sâm 16g, hạt sen 12g, nhục thung dung 10g, tần giao 10g, thỏ ty tử 16g. Đem sắc với 1.8l nước, còn lại khoảng 400ml. Bỏ bã và chia nước sắc thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.
Chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn: Liên nhục, khởi tử, thục địa và cẩu tích mỗi thứ 12g, ngũ gia bì, đương quy, hắc táo nhân và tục đoạn mỗi thứ 16g, quế chi, xuyên khung mỗi thứ 10g, cam thảo 11g. Ngâm các vị trong bình sành với nước trong khoảng 15 ngày. Mỗi lần dùng 20ml trước bữa ăn, ngày dùng 2 lần.
Trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp: Kinh giới, thổ phục linh, ngũ gia bì, tang ký sinh và rễ cỏ xước mỗi thứ 16g, quế chi, phòng phong và cố chỉ mỗi thứ 10g, tế tân 6g. Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.
Chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị: Trần bì 10g, ngũ gia bì 16g, lệ chi 16g, quế chi 6g, bạch linh 10g, đinh lăng 16g, bạch truật 12 và xa tiền tử 10g. Đem các vị sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược: Hoài sơn 12g, ngũ gia bì 16g, cao lương khương 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, biển đậu 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, táo tàu 5 quả, sinh khương 6g. Đem sắc với 400ml nước, bỏ bã và chia thành 2 lần uống.
Trị dày da bụng do thấp tỳ: Hoài sơn, ngấy hương, bạch truật, ngũ gia bì, ngải diệp, đinh lăng và lá đắng mỗi thứ 16g, trần bì 10g. Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
Trị thấp khớp: Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.
Trị gãy xương, giúp xương mau phục hồi: Địa cốt bì 40g, ngũ gia bì 40g và 1 con gà. Đem các vị thuốc tán nhuyễn, sau đó giã nát thịt gà, trộn đều với bột thuốc. Dùng đắp bên ngoài vùng xương bị gãy, lấy vải quấn lại trong 1 tuần.
Trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm: Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, bưởi bung 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g. Đem dược liệu sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây ngũ gia bì
Khi sử dụng ngũ gia bì, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:
- Không dùng ngũ gia bì cho người âm hư hỏa vượng. Một số bài thuốc từ ngũ gia bì chứa các dược liệu phối hợp có tính nóng (can khương) có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng.
- Là một vị thuốc đông y nên bạn cần tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y trước khi sử dụng.
- Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác đang dùng có thể gây ra những tương tác với vị thuốc này gây hiệu quả không mong muốn.
- Trong quá trình sử dụng, nếu như thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
- Tránh nhầm ngũ gia bì với cây đùm đũm (cây ngấy) tên khoa học Rubus cochinchinensis Tratt, họ Hoa hồng (Rosaceae) cũng có nơi được gọi là cây ngũ gia bì trong dân gian.
- Ngũ gia bì được biết đến nhiều tác dụng đặc biệt với xương khớp, trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng cần lưu ý dùng đúng đối tượng, thường kết hợp các vị khác để tăng tác dụng.
Xem thêm: