12 Công dụng làm đẹp của dầu dừa

Dầu dừa từ lâu đã được coi là một biện pháp làm đẹp, đặc biệt là đối với làn da và mái tóc. Tuy nhiên, dầu dừa không phải là thuốc điều trị bệnh.

Mặc dù dầu dừa không phải là thuốc điều trị bệnh nhưng nó có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt. Ngoài ra, dầu dừa còn chứa một số axit béo như axit lauric, có tác dụng kháng khuẩn, giúp chống lại các mầm bệnh như vi khuẩn, virus và nấm.

Video: Công dụng thần lỳ của dầu dừa trong làm đẹp.

Có thể nói, dầu dừa rất có ích đối với việc chăm sóc cơ thể nhưng nó không phải là thuốc điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cho biết những công dụng phổ biến của dầu dừa đối với việc làm đẹp.

Dưỡng ẩm toàn thân

Dầu dừa có thể gây mụn nên nhiều bác sĩ da liễu không khuyến khích sử dụng nó cho da mặt, đặc biệt với những người dễ bị mụn. Thay vì sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm da mặt, bạn có thể sử dụng nó để dưỡng ẩm cho cơ thể vì dầu dừa rất giàu axit béo, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Các axit béo trong dầu dừa giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da theo hai cơ chế chính. Đó là tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ và khả năng giữ ẩm của da. Vì vậy, dầu dừa vừa có thể hỗ trợ điều trị, vừa có thể ngăn ngừa tình trạng khô da.

Cải thiện triệu chứng của bệnh chàm

Dầu dừa không thể chữa khỏi bệnh chàm nhưng nó có thể làm giảm một số triệu chứng như khô da và ngứa da. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy dầu dừa nguyên chất có thể làm dịu vết chàm tốt hơn dầu khoáng. Với khả năng bảo vệ da và khóa ẩm, dầu dừa rất hữu ích cho những người có làn da nhạy cảm và những người bị bệnh chàm. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da trước, cuối cùng bôi dầu dừa lên da để khóa ẩm.

Để điều trị bệnh chàm, bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Tẩy trang

Bạn có thể sử dụng dầu dừa để tẩy trang vì nó có thể loại bỏ các tạp chất tan trong dầu như lớp trang điểm và bã nhờn trên da. Nếu bạn trang điểm nhiều hoặc có làn da thường xuyên đổ dầu, bạn có thể sử dụng dầu dừa để tẩy trang. Tuy nhiên, sau đó bạn cần phải dùng nước tẩy trang để làm sạch hoàn toàn.

Dầu dừa có thể loại bỏ bụi bẩn và dầu tích tụ trong suốt một ngày. Nhưng nếu không rửa sạch, nó có thể để lại dầu thừa trên da và gây ra mụn. Vì vậy, nếu bạn dễ bị nổi mụn nhưng vẫn muốn dùng dầu dừa để tẩy trang thì bạn cần sử dụng sữa rửa mặt nhẹ dịu cho da để loại bỏ dầu thừa.

Ủ tóc

Nếu bạn có mái tóc khô cứng, hư tổn và dễ gãy rụng, bạn có thể sử dụng dầu dừa để phục hồi. Dầu dừa có thể giúp phục hồi hư tổn do hóa chất, nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.

Trước khi gội đầu, bạn có thể ủ tóc bằng dầu dừa trong ít nhất 1 tiếng để dầu dừa ngấm sâu vào tóc.

Tẩy tế bào chết cho da

Nếu có làn da xỉn màu và thô ráp, bạn có thể sử dụng dầu dừa để làm hỗn hợp tẩy tế bào chết toàn thân tại nhà, giúp da sáng và mềm mại hơn. Dầu dừa có thể ngăn phản ứng kích ứng do tẩy da chết, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết không quá 1 lần/tuần để đảm bảo da của bạn có thể làm quen với việc này.

Vệ sinh cọ trang điểm

Bạn có thể sử dụng dầu dừa để làm sạch 2 bước cho cọ trang điểm của mình. Bạn nên bôi dầu dừa lên cọ để làm sạch lớp trang điểm bám trên cọ, sau đó tiếp tục bôi thêm lần nữa để loại bỏ dầu thừa trước khi rửa sạch bằng xà phòng và nước. Không nên kết hợp xà phòng và dầu dừa cùng một lúc vì sẽ làm giảm khả năng gắn với bụi bẩn trên cọ trang điểm của dầu dừa.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào nhưng không nên sử dụng loại có nhiều hương liệu vì nó có thể để lại mùi hương quá nồng trên cọ trang điểm.

Dưỡng môi

Dầu dừa có thể sử dụng để dưỡng môi. Nguồn ảnh: Allure.comDầu dừa có thể sử dụng để dưỡng môi. Nguồn ảnh: Allure.com

Dầu dừa chứa nhiều chất béo, khi thoa lên môi sẽ tạo một hàng rào mỏng nhưng có tác dụng giữ nước và tránh các chất gây kích ứng da môi.

Dầu dừa cũng là một giải pháp lý tưởng cho đôi môi nứt nẻ vì bình thường dầu dừa ở dạng bán rắn, ít bị nhờn dính hơn các loại dầu khác. Bạn có thể cho dầu dừa vào một hũ nhỏ và thoa lên môi nhiều lần trong ngày.

Trị gàu

Dầu dừa có khả năng chống viêm và kháng khuẩn nên có thể cải thiện tình trạng viêm da tiết bã, hay còn gọi là gàu. Mặc dù dầu dừa có thể cải thiện tình trạng gàu nhưng nó không làm tóc mọc nhanh hơn. Hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy dầu dừa có khả năng kích thích tóc phát triển.

Bạn có thể ngăn ngừa gàu bằng cách dùng dầu dừa mỗi tối. Chỉ cần thoa nhẹ dầu lên chân tóc và dùng đầu ngón tay xoa bóp theo vòng tròn. Dầu dừa sẽ không làm gàu biến mất nhưng nó có thể giúp làm mềm vảy gàu và bong gàu dễ dàng hơn.

Khử mùi hôi

Bạn có thể sử dụng dầu dừa để khử mùi hôi vì các đặc tính kháng khuẩn vốn có của dừa có thể làm giảm mùi hôi do vi khuẩn gây ra. Dầu dừa cũng có mùi hương dễ chịu nên đây là một chất khử mùi thường được sử dụng.

Dưỡng móng tay

Dầu dừa có thể sử dụng trong trường hợp bị xước măng rô. Khi lớp da quanh móng tay bị khô và nứt nẻ, móng sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn.

Bạn có thể sử dụng dầu dừa ở vùng da quanh móng tay để cải thiện tình trạng xước măng rô.

Bảo vệ tóc

Trước khi đi bơi, bạn có thể bôi một lớp dầu dừa lên tóc. Dầu dừa có thể bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời và clo vì nó ngăn tóc tiếp xúc với nước. Ngoài ra, tóc của bạn cũng sẽ mượt hơn vì dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm tốt.

Làm lành vết thương

Với đặc tính kháng khuẩn và có gốc dầu, dầu dừa có thể được sử dụng trên các vết mổ và vết bỏng nhỏ, đồng thời hỗ trợ quá trình liền sẹo. Bôi dầu dừa vào vùng da bị tổn thương vài lần một ngày cho đến khi lành. Hãy đi khám ngay nếu vết thương của bạn không hồi phục hoặc tiến triển nặng lên. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!