Lợi ích sức khỏe của cùi dừa: Tại sao & Làm thế nào để đưa nó vào chế độ ăn

Cùi dừa có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất béo, chất xơ, vitamin B, nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.

Video: Lợi ích của trái dừa trong đông y.

Trái dừa khô được sử dụng chủ yếu để lấy phần cùi dừa. Cùi dừa là phần thịt màu trắng của quả, nằm bên trong, nơi tiếp xúc trực tiếp với nước dừa.

Từ cùi dừa, chúng ta có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác như dầu dừa, nước trái cây hoặc có thể ăn trực tiếp.

Phần cùi dừa của trái dừa khô nổi bật với vị béo và mùi thơm đặc trưng. Chúng có nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Giá trị dinh dưỡng của cùi dừa 

Cùi dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Hãy cùng xem giá trị dinh dưỡng trong 100g cùi dừa:

  • Lượng calo: 354 calo, protein 3,3g, Carbohydrate 15,23g, đường 6,23g, chất xơ 9g, chất béo bão hòa 29,7g, chất béo không bão hòa đơn 1,43g, chất béo không bão hòa đa: 0,37g.
  • Vitamin: vitamin B1 (6%) 0,066 mg, riboflavin B2 (2%) 0,02 mg, niacin B3 (4%) 0,54 mg, axit pantothenic B5 (6%) 0,300 mg, vitamin B6 (4%)) 0,054 mg, folate B9 (7%) 26μg, vitamin C (4%) 3,3 mg.
  • Khoáng chất: Canxi (1%) 14 mg, sắt (19%) 2,43 mg, magiê (9%) 32 mg, phốt pho (16%) 113 mg, kali (8%) 356 mg, kẽm (12%) 1,1 mg.

Lợi ích của cùi dừa đối với sức khỏe

Với thành phần dinh dưỡng giàu chất béo, chất xơ và vitamin B, cùi dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

Cung cấp chất xơ, tốt cho tim mạch

Cùi dừa rất giàu chất xơ, khi ăn dừa, chất xơ được hấp thụ vào cơ thể giúp đào thải nhiều cholesterol xấu gây ra các bệnh tim mạch như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp...

Tăng cường chức năng não

Các dưỡng chất trong cùi dừa non giúp bảo vệ não bộ, giảm nguy cơ tiến triển của bệnh Alzheimer’s, cải thiện sự minh mẫn, an thần, tăng cường khả năng tập trung và tỉnh táo.

Ngăn ngừa vô sinh ở nam giới

Ít ai biết rằng cùi dừa non có khả năng ngăn ngừa vô sinh nam nhờ lượng khoáng chất dồi dào trong thành phần dinh dưỡng của nó. Ăn cùi dừa giúp sản xuất selen cho nam giới.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn cùi dừa non giúp chúng ta phòng tránh được nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, viêm thành ruột, viêm ruột do vi khuẩn, Cùi dừa non ăn khá an toàn, ít khi xảy ra bệnh, và phản ứng phụ.

Phòng chống ung thư

Nhiều chất dinh dưỡng trong cùi dừa non giúp cơ thể chống lại các tế bào gây ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài ra, nó còn bổ sung thêm sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu.

Công dụng của cùi dừa đối với việc chăm sóc sắc đẹp

Cùi dừa và dầu dừa giúp dưỡng da rất tốt. Thường xuyên sử dụng cùi dừa hoặc dùng dầu dừa làm mặt nạ dưỡng da, da mặt sẽ được cung cấp độ ẩm, tăng độ đàn hồi, trắng sáng hơn.

Cùi dừa còn giúp chữa cháy nắng, sạm da rất hiệu quả. Nếu bạn vừa đi biển về và làn da bị rám nắng, hãy sử dụng ngay cùi dừa hoặc dầu dừa.

Cùi dừa còn giúp trị gàu, mang lại mái tóc bóng, sạch và đẹp. Bào cùi dừa thành từng miếng nhỏ, sau đó vắt kiệt nước rồi thoa đều lên tóc. Ủ qua đêm rồi gội sạch bằng dầu gội, gàu sẽ giảm đi đáng kể.

Có thể chế biến món gì từ cùi dừa?

Công dụng của cùi dừa đối với việc chăm sóc sắc đẹpChế biến món ăn từ cùi dừa.

Từ phần cùi dừa của trái dừa khô, chúng ta có thể chế biến thành nước cốt dừa, dầu dừa hay các món mứt dừa khô…

  • Nước cốt dừa: được tạo ra bằng cách bào nhỏ cùi dừa và ép lấy nước. Với màu trắng đục đặc trưng và vị béo ngậy, đây là nguyên liệu phổ biến trong các món tráng miệng, bánh ngọt, món hầm…
  • Dầu dừa: được làm bằng cách nấu nước cốt dừa trên lửa lớn và ép dầu. Dầu dừa được sử dụng rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các vấn đề về da, hay dùng để nấu ăn…
  • Mứt dừa nạo: bằng cách cạo cùi dừa thành sợi và nấu với đường, những món mứt dừa khô thơm ngon đã ra đời.
  • Cùi dừa bào sợi cũng thường được dùng với các món gỏi, ăn kèm với xôi, gỏi chua ngọt…
  • Nước dừa khô có vị nhạt hơn dừa tươi, đường thường được dùng trong nấu ăn hơn là làm nước giải khát.

Ăn nhiều cùi dừa có tốt không?

Đối với người bình thường, mỗi tuần chỉ nên dung nạp khoảng 200g cùi dừa vào cơ thể.

Còn đối với bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người dễ tăng cân, người rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tim mạch, người suy nhược cơ thể… nên hạn chế tối đa hoặc không ăn cùi dừa vì sẽ khiến tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.

Cách làm và bảo quản nước cốt dừa

Cách làm nước cốt dừa rất đơn giản, bạn chỉ cần nạo cùi dừa, thêm một chút nước dừa rồi vắt lấy nước cốt. Nước cốt dừa sau khi làm sẽ có màu trắng và sẫm như sữa bò tươi, béo ngậy và thơm. Đây là một nguyên liệu phổ biến trong các món tráng miệng, bánh ngọt, món hầm…

Bảo quản: bạn có thể bảo quản nước cốt dừa trong tủ lạnh.

Hạn sử dụng: khoảng 2-3 ngày, nhưng nên dùng trong vòng 2 ngày, để lâu hơn nước cốt dừa sẽ bị chua.

Những lợi ích của cùi dừa đối với sức khỏe mà chúng ta không ngờ tới, tốt cho tim mạch, tiêu hóa hay sinh lý nam… Ngoài ra, chúng còn là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn ngon. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!