Thế nào là cao huyết áp?

Huyết áp được xác định bởi thể tích tuần hoàn và sức cản thành mạch. Cao huyết áp xảy ra khi mạch máu của bạn chịu áp lực quá lớn khi máu được bơm đi.

Video: Huyết áp bao nhiêu được coi là cao

Chuyện gì xảy ra khi bạn bị cao huyết áp?

Huyết áp được xác định bởi thể tích tuần hoàn và sức cản thành mạch. Cao huyết áp xảy ra khi mạch máu của bạn chịu áp lực quá lớn khi máu được bơm đi.

Đây là một tình trạng thường gặp, nhưng không nên coi nhẹ chúng vì tăng huyết áp làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch.

Triệu chứng của cao huyết áp nghiêm trọng có thể bao gồm:

Rất nhiều trong số các triệu chứng trên không xuất hiện cho đến khi huyết áp của bạn cao đến mức nguy hiểm. Vậy nên việc kiểm tra huyết áp thường xuyên là cần thiết để đảm bảo mọi chỉ số đều bình thường.

Để biết thêm về các khoảng chỉ số bình thường cho người lớn, trẻ em và phụ nữ mang thai, hãy đọc tiếp những phần sau của bài viết.

Như thế nào được coi là cao huyết áp?

Chỉ số đo huyết áp gồm hai số. Chỉ số ở trên là huyết áp tâm thu (huyết áp khi tim co bóp). Chỉ số dưới là huyết áp tâm trương (huyết áp khi tim nghỉ giữa các nhịp). hai chỉ số này cho biết rằng huyết áp có đang bình thường hay bất thường. Huyết áp tâm thu cao (>130 nhịp/phút) hoặc huyết áp tâm trương cao (>80 nhịp/phút) có thể được coi là cao huyết áp. Tuy vậy, các chỉ số bình thường giữa người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai có thể khác nhau.

Cao huyết áp ở người lớn

Chỉ số huyết áp bình thường ở người lớn là 120/80. Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 120 – 129mmHg và tâm trương dưới 80mmHg được coi là tăng huyết áp Huyết áp tăng sẽ làm tăng khả năng mắc cao huyết áp trong tương lai. Những bệnh nhân tăng huyết áp được khuyên hạn chế ăn mặn, điều chỉnh lối sống và chế độ ăn lành mạnh nhằm hạn chế biến chứng cao huyết áp.

Các mức độ cao huyết áp ở người lớn

Liên hệ với bác sĩ để điều trị nếu huyết áp của bạn ở những nhóm sau:

Huyết áp tâm thu(mmHg)

Huyết áp tâm trương(mmHg)

Mức độ tăng huyết áp

≥180

≥120

Cơn tăng huyết áp

>140

>90

Độ 2

130 – 139

80 – 89

Độ 1

Tăng huyết áp ở trẻ em

Tăng huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em, từ trẻ sơ sinh đến lứa tuổi vị thành niên. Không giống như người lớn, ở lứa tuổi này, dựa vào tuổi, chiều cao, giới tính mà có những khoảng cụ thể về chỉ số huyết áp bình thường cho trẻ.

Ví dụ, sau đây là các khoảng chỉ số huyết áp bình thường cho một đứa trẻ có chiều cao trung bình (bách phân vị 50th) so với lứa tuổi.

Tuổi (năm)

Nam

Nữ

1 – 3

85/37 tới 104/60

86/40 tới 102/62

4 – 6

93/50 tới 109/69

91/52 tới 107/69

7 – 10

97/57 tới 114/74

96/57 tới 114/73

Liên hệ với bác sĩ nếu con của bạn có chỉ số huyết áp cao hơn bình thường. 

Cao huyết áp ở phụ nữ mang thai

Cao huyết áp cũng có thể xảy ra trong thai kỳ. Chỉ số huyết áp cao hơn 140mmHg so với tâm thu hoặc 90mmHg so với tâm trương được coi là cao. Huyết áp bình thường trong thai kỳ sẽ nhỏ hơn 120mmHg so với tâm thu và nhỏ hơn 80mmHg so với tâm trương. Theo March of Dimes, khoảng 8% phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai. 

Kiếm tra huyết áp ở phụ nữ có thai là việc cần thiết. Nguồn ảnh: everydayhealth.comKiếm tra huyết áp ở phụ nữ có thai là việc cần thiết. Nguồn ảnh: everydayhealth.com

Có 2 dạng cao huyết áp chính trong thai kỳ:

  • Cao huyết áp mãn tính: người phụ nữ có huyết áp cao trước khi mang thai hoặc bắt đầu xuất hiện cao huyết áp trước tuần 20 của thai kỳ.
  • Rối loạn huyết áp thai kỳ: dạng cao huyết áp chỉ có ở phụ nữ mang thai và thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Dạng này thường sẽ biến mất hoàn toàn sau khi sinh.

Bác sĩ của bạn có thể sẽ kê đơn thuốc cho bạn nếu bạn bị cao huyết áp trong thai kỳ.

Cách đo huyết áp

Thông thường, một y tá sẽ kiểm tra huyết áp của bạn trước cuộc hẹn với bác sĩ, đảm bảo các chỉ số không quá cao hoặc quá thấp. Tuy vậy, bạn có thể tự đo các chỉ số của mình tại nhà. Bạn có thể sử dụng cụ đo huyết áp thủ công hoặc máy đo huyết áp tự động.

Đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận trước khi đo huyết áp. Một vài yếu tố có thể làm tăng huyết áp tạm thời:

  • Căng thẳng, lo âu
  • Nhiệt độ lạnh
  • Tập thể dục
  • Hút thuốc
  • Caffein
  • Nhịn tiểu

Để đọc chỉ số chính xác hơn:

  • Đo huyết áp ở nơi yên tĩnh, khi bạn bình tĩnh và thoải mái
  • Không tập thể dục, hút thuốc hoặc sử dụng caffein 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Tốt nhất nên đa dạng thời gian đo huyết áp trong ngày để biết được khoảng chỉ số huyết áp của bạn.

Biến chứng của cao huyết áp

Cao huyết áp không kiểm soát và không được điều trị có thể làm tổn thương mạch máu và các tạng, bao gồm mắt, thận, tim và não bộ.

Biến chứng cao huyết áp ở người lớn và trẻ em bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Phình mạch máu 
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Mất thị giác
  • Suy nghĩ khó khăn hoặc gặp các vấn đề về trí nhớ 
Biến chứng nhồi máu cơ tim. Nguồn ảnh: webmd.comBiến chứng nhồi máu cơ tim. Nguồn ảnh: webmd.com

Đối với phụ nữ mang thai, các biến chứng có thể là:

  • Tiền sản giật (tăng huyết áp và rối loạn chức năng thận, phổi, gan hoặc não bộ)
  • Sản giật (tăng huyết áp và rối loạn chức năng thận, phổi, gan hoặc não bộ; lên cơn động kinh)
  • Đẻ non
  • Sinh nhẹ cân
  • Nhau bong non (nhau thai tróc khỏi thành tử cung trước khi sinh) 

Các phương pháp điều trị cao huyết áp

Bác sĩ có thể chẩn đoán cao huyết áp nếu các chỉ số huyết áp đều cao trong 2 lần đo. Một số người bị tăng huyết áp áo choàng trắng, có nghĩa là họ có huyết áp tăng cao trong các cuộc hẹn với bác sĩ vì quá lo lắng. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn gặp phải tình trạng này.

Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà và ghi lại trong vòng vài ngày, nếu các chỉ số liên tục ở mức cao, trên 120/80, thì hãy sắp xếp một cuộc gặp với bác sĩ ngay.

Thuốc kê đơn thường được dùng để điều trị cao huyết áp. Bao gồm: 

  • Thuốc lợi niệu để thải trừ Na+ và nước thừa ra khỏi cơ thể
  • Thuốc chẹn beta nhằm kiểm soát nhịp tim và làm giãn mạch
  • Các thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (ARB) nhằm làm giảm co thắt mạch máu
  • Thuốc chẹn kênh Canxi nhằm giãn cơ trơn mạch máu và làm hạ nhịp tim
  • Thuốc chẹn alpha-1 làm giảm co thắt mạch máu
  • Thuốc giãn mạch nhằm giãn cơ trơn ở thành động mạch
  • Thuốc chủ vận alpha-2 nhằm giãn mạch máu

Nếu tăng huyết áp sinh ra do bệnh lý nền, bệnh lý này cần được chữa trị trước để duy trì huyết áp bình thường. Ví dụ, người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường dễ mắc cao huyết áp. Chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP có thể giúp hạ huyết áp gây ra bởi chứng bệnh này. Một ví dụ khác là cao huyết áp gắn với bệnh béo phì được cải thiện sau quá trình giảm cân của người bệnh.

Liên hệ với bác sĩ nếu việc điều trị không cải thiện huyết áp của bạn. Có thể bạn đang mắc chứng cao huyết áp độc lập với bệnh lý nền đang có. Dạng cao huyết áp này là dạng phổ biến nhất, được gọi là cao huyết áp tiên phát. Bệnh nhân cao huyết áp tiên phát thường cần phải điều trị thuốc cả đời để kiểm soát bệnh.

Cách phòng ngừa và tự chăm sóc bản thân

Lối sống khoẻ mạnh có thể kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp. Một số bước bạn có thể áp dụng:

  • Ăn chế độ ăn có lợi cho tim mạch, ít Na+
  • Dành ra ít nhất 30 phút hoạt động thể chất trong 3 ngày mỗi tuần
  • Cai thuốc lá vì thuốc lá có thể làm hại đến thành mạch máu
  • Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn
  • Duy trì cân nặng cơ thể khoẻ mạnh
  • Học cách phương pháp kiểm soát căng thẳng như hít thở sâu, yoga hoặc thiền
  • Ngủ đủ giấc vào buổi tối, một nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị mất ngủ (ngủ <6 tiếng mỗi đêm) có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 3 lần so với những người ngủ đủ 

Trong thai kỳ thì rất khó để ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến cao huyết áp. Tuy vậy bạn có thể giảm nguy cơ mắc loại cao huyêt áp này bằng cách duy trì cân nặng khoẻ mạnh trước và sau thai kỳ, cũng như ăn chế độ ăn lành mạnh, hoạt động tích cực trong suốt những tháng mang thai.

Khi nào cần liên hệ bác sĩ để chữa trị cao huyết áp?

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có huyết áp cao và:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Xây xẩm mặt mày
  • Đau đầu
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Gặp vấn đề về thị giác
  • Lú lẫn
  • Đau ngực
  • Tiểu ra máu

Các triệu chứng trên có thể là biến chứng nghiêm trọng của cao huyết áp hoặc các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng khác và cần chăm sóc y tế khẩn cấp.

Đo huyết áp là một phần của kiểm tra sức khoẻ định kỳ:

  • Nếu bạn trên 18 tuổi, đo huyết áp định kỳ 2 năm ở các cơ sở y tế.
  • Khi bạn trên 40 tuổi, chỉ số huyết áp của bạn cần được đo hàng năm.

Có thể bạn sẽ cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn ở mọi lứa tuổi, tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của bạn. Một số cơ sở y tế cũng có dịch vụ đo huyết áp miễn phí. Bạn có thể đo huyết áp ở một nhà thuốc địa phương.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!