Rối loạn nhịp tim (Loạn nhịp tim) là gì?

Trái tim làm việc chăm chỉ để bơm máu và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Đôi khi bạn có thể nghe thấy tiếng hoặc thậm chí cảm thấy nhịp đập của tim với tốc độ ổn định. Tim có nhịp đều và rõ được điều khiển bởi hệ thống xung điện của cơ thể.

Khi hệ thống đó có vấn đề, bạn sẽ nhận thấy có một sự thay đổi trong nhịp tim của mình đó được gọi là rối loạn nhịp tim

Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim, không hoàn toàn có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tim . Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến nhịp tim của bạn không đều.

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn nhịp tim

Nhịp tim có thể bị rối loạn ngẫu nhiên ngay cả khi trái tim khỏe mạnh. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy đến khám bác sĩ.

Rối loạn nhịp tim là do:

  • Nhiễm trùng hoặc sốt
  • Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần
  • Các bệnh như thiếu máu hoặc bệnh tuyến giáp
  • Ma túy và các chất kích thích khác, chẳng hạn như caffeine, thuốc lá, rượu, cocaine, amphetamine và một số loại thuốc bán theo đơn và không kê đơn
  • Do gen
  • Một số bệnh lý về tim

Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Video 8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim 

Một trái tim bình thường đập với tốc độ 60 - 100 lần/ phút. Nhịp tim có thể nhanh hơn theo nhu cầu của cơ thể như trong khi tập thể dục hoặc trong một tình huống căng thẳng. Nó cũng có thể chậm lại trong khi bạn ngủ. Trái tim của bạn đã quen với việc Tăng và giảm nhịp. Điều đó là bình thường. 

Khi nhịp tim bị gián đoạn, bạn có thể không nhận thấy. Tuy nhiên, một số người có thể cảm nhận được điều đó. 

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đánh trống ngực hoặc " Loạn nhịp”
  • Tim đập thình thịch trước ngực
  • Cảm giác tim đập mạnh

Những điều khác có thể xảy ra:

  • Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Khó thở
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực

Bạn cũng có thể có những cảm giác này mà không bị loạn nhịp tim. Các triệu chứng có thể do lo lắng, căng thẳng hoặc các nguyên nhân khác bên cạnh vấn đề về nhịp tim của bạn.

Bộ phận điều chỉnh nhịp tim

How to Treat Heart Rhythm Disorders with Exercise (with Pictures)Cơ chế điều chỉnh nhịp tim. Nguồn ảnh https://www.wikihow.com

Có một nút ở phần trên bên phải của tim để điều chỉnh nhịp tim theo nhu cầu máu của cơ thể. Nó được gọi là nút xoang nhĩ (SA) hoặc nút xoang, và nó hoạt động giống như một máy tạo nhịp tim tự nhiên. Đó là điều khiển và khởi phát mỗi nhịp tim. Nó có thể làm tăng nhịp tim khi cần, như tập thể dục hoặc khi mệt, hoặc khi bạn hưng phấn. 

Nút SA truyền xung điện đi khắp tim. Điều này làm cho từng buồng tim lần lượt co bóp, gây ra nhịp tim.

Các loại rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim chia thành hai loại Một loại bắt nguồn từ các buồng tim phía dưới – gọi là tâm thất, nên loại này được gọi là “rối loạn nhịp thất” Loại khác Xuất phát từ bên ngoài hoặc bên trên tâm thất, được gọi là “rối loạn nhịp trên thất”.

Các loại rối loạn nhịp tim phổ biến: 

  • Nhịp tim sớm: Bác sĩ có thể gọi đây là "PAC" hoặc "APC". Khi tim co bóp sớm hơn dự kiến, sẽ làm tăng thêm nhịp tim. 
  • Nhịp tim nhanh trên thất hoặc SVT kịch phát: Đây là khi tim đập nhanh do các xung điện bất thường ở phía trên tâm thất. 
  • Hội chứng suy nút xoang: Loại này không liên quan gì đến các xoang vùng đầu của bạn. Mà vấn đề ở nút SA của tim. Hệ thống  xung điện hoạt động bất thường, làm chậm nhịp tim. 
  • Rung nhĩ: Loại này xảy ra khi tim truyền các xung điện quá nhanh, gây ra nhịp tim nhanh và không đều.
  • Cuồng nhĩ: Các xung điện của tim bị quá mức, khiến tim đập nhanh hoặc hỗn loạn. 
  • Phức hợp tâm thất sớm, hoặc PVCs: Tim phát ra một xung điện bất thường, gây ra nhịp tim sớm. Thông thường, tim sẽ trở lại nhịp đập bình thường ngay.
  • Nhịp nhanh thất: Tim gửi xung động nhanh và gây ra nhịp tim rất nhanh. Tình trạng này thường nghiêm trọng. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
  • Rung thất: Các xung điện phát ra nhanh và rối loạn, khiến tim mất khả năng đập và bơm máu. Điều này thường gây ra ngừng tim.
  • Rối loạn nhịp tim trên thất: Loại này phổ biến hơn, thường trong chốc lát và không nghiêm trọng. Nó có thể tạo ra cảm giác tim đập nhanh và chóng mặt. 

Khi nào bạn cần được chăm sóc y tế

Bạn có thể nhận thấy tim mình đập loạn nhịp, lồng ngực nảy mạnh hoặc cảm giác tim bị loạn nhịp. Nếu điều này xảy ra một lần hoặc không thường xuyên mà không có các triệu chứng khác, nó thường không nghiêm trọng. Nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng và thắc mắc của bạn. Nếu bạn được điều trị mà không đỡ, hãy thông báo cho họ biết. 

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức: 

  • Khó thở không rõ nguyên nhân
  • Chóng mặt hoặc cảm thấy yếu ớt
  • Cảm thấy tim mình đập quá chậm hoặc quá nhanh
  • Đau ngực kèm theo bất kỳ triệu chứng nào trong số này 

Kiểm tra nhịp tim

Khi bác sĩ kiểm tra xem bạn có rối loạn nhịp tim hay không, họ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, khám sức khỏe và yêu cầu làm một vài xét nghiệm. 

Điện tâm đồ ( EKG ) sẽ theo dõi và ghi lại nhịp tim của bạn để tìm ra loại rối loạn mà bạn mắc phải. Có thể mất 24 giờ hoặc lâu hơn để tìm thấy bất kỳ vấn đề nào. Nếu rối loạn nhịp tim không xảy ra thường xuyên, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn máy theo dõi Holter hoặc "Máy ghi điện tim liên tục bạn có thể bật máy khi cảm có các triệu chứng trên".

Bác sĩ có thể chỉ định1 siêu âm tim. Nó giúp đánh giá tốt hơn về cấu trúc và chức năng của tim, cho biết kích thước của các buồng tim và các van của nó.

trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể được kiểm tra với các điện cực đặt bên trong tim. Đây được gọi là một nghiên cứu điện sinh lý, nó được thực hiện bởi chuyên gia về vật lý – lý sinh.

Điều trị rối loạn nhịp tim

Nếu bạn cần điều trị thì phương pháp sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Bạn có thể cần dùng thuốc, phẫu thuật, chẳng hạn như cấy ghép thiết bị trợ tim. Trong quá trình đốt điện tim, phần cơ tim gây ra nhịp bất thường sẽ được cắt bỏ. Trong một loại phẫu thuật khác, bác sĩ đặt một máy khử rung tim (ICD) cấy ghép vào ngực hoặc bụng của bạn. Nó sẽ theo dõi tim của bạn và điều chỉnh nhịp tim nếu có vấn đề. Thông thường, ICD cũng hoạt động như một máy điều hòa nhịp tim để ngăn chặn sự tiến triển của chậm nhịp tim và giúp tim bạn đập bình thường.

Bạn hãy khám bác sĩ tổng quát, hoặc bác sĩ chuyên khoa tim, để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả và phát hiện nếu rối loạn nhịp tim tái phát.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!