Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Bất phương trình bậc hai một ẩn có đáp án (Phần 2)
Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Bất phương trình bậc hai một ẩn có đáp án (Phần 2) (Nhận biết)
-
262 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc hai một ẩn?
Đáp án đúng là: A
Bất phương trình ở đáp án A có dạng ax2 + bx + c ≥ 0 với a = 2, b = – 8, c = 12.
Do đó, đây là bất phương trình bậc hai một ẩn.
Câu 2:
Cho bất phương trình bậc hai một ẩn x2 + 4x − 5 < 0 (1). Giá trị nào sau đây của x là nghiệm của bất phương trình?
Đáp án đúng là: D
Với x = 2, ta có: 22 + 4.2 − 5 = 7 > 0. Vậy x = 2 không phải là nghiệm của bất phương trình (1).
Với x = 1, ta có: 12 + 4.1 – 5 = 0. Vậy x = 1 không phải là nghiệm của bất phương trình (1).
Với x = 3, ta có: 32 + 4.3 – 5 = 16 > 0. Vậy x = 3 không phải là nghiệm của bất phương trình (1).
Với x = −1, ta có: (−1)2 + 4.(−1) – 5 = −8 < 0. Vậy x = −1 là nghiệm của bất phương trình (1).
Câu 3:
Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc hai một ẩn?
Đáp án đúng là: C
Bất phương trình x + 3 > 0 là bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Bất phương trình 6x3 + 2 > 0 có ẩn x có bậc là 3 nên không phải bất phương trình bậc hai một ẩn.
Bất phương trình > 0 cũng không phải bất phương trình bậc hai một ẩn.
Bất phương trình 3x2 – 1 < 0 có dạng ax2 + bx + c < 0 với a = 3, b = 0 và c = – 1 nên đây là bất phương trình bậc hai một ẩn.
Câu 4:
Dựa vào đồ thị hàm số bậc hai y = f(x) trong hình dưới đây. Tập nghiệm nào sau đây là tập nghiệm của bất phương trình f(x) > 0?
Đáp án đúng là: A
Từ đồ thị đã cho ta thấy, f(x) > 0 khi x < 1 và x > 4 (các nhánh đồ thị nằm phía trên trục hoành).
f(x) > 0 có tập nghiệm là S = (−; 1) (4; +).
Câu 5:
Dựa vào đồ thị hàm số bậc hai y = f(x) trong hình dưới đây. Tập nghiệm nào sau đây là tập nghiệm của bất phương trình f(x) ≤ 0?
Đáp án đúng là: D
Quan sát hình vẽ ta thấy đồ thị tiếp xúc với trục hoành tại điểm có hoành độ x = 2, và các phần còn lại của đồ thị thì nằm phía trên trục hoành. Khi đó f(x) ≥ 0 với mọi x, dấu “=” xảy ra khi x = 2.
Do đó, f(x) ≤ 0 có tập nghiệm là S = {2}.
Câu 6:
Đáp án đúng là: A
Hàm số đã cho xác định khi (2x + 5)(1 – 2x) ≥ 0
2x – 4x2 + 5 – 10x ≥ 0
– 4x2 – 8x + 5 ≥ 0
Vậy tập xác định D = .
Câu 7:
Dựa vào đồ thị hàm số bậc hai y = f(x) trong hình dưới đây. Tập nghiệm nào sau đây là tập nghiệm của bất phương trình f(x) ≥ 0?
Đáp án đúng là: C
Ta thấy đồ thị hàm số đã cho nằm hoàn toàn phía trên trục hoành. Khi đó f(x) > 0 với mọi x ∈ ℝ.
Do đó, f(x) ≥ 0 có tập nghiệm là S = ℝ.