Đề thi Giữa kì II Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất)

Đề thi Giữa kì II Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 3)

  • 506 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công thức bazơ tương ứng của FeO là

Xem đáp án

Chọn đáp án là:B

Công thức bazơ tương ứng của FeO là: Fe(OH)2.


Câu 2:

Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, ta có thể dùng kim loại kẽm tác dụng với:

Xem đáp án

Chọn đáp án là:B

Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, ta có thể dùng kim loại kẽm tác dụng với: H2SO4 loãng hoặc HCl loãng.

Phương trình hóa học:

Zn + H2SO4 → ZnSO4+ H2

Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2


Câu 3:

Điều khẳng định nào sau đây là đúng, không khí là:

Xem đáp án

Chọn đáp án là:D

Không khí là một hỗn hợp gồm các khí O2, N2, CO2....


Câu 4:

Hòa tan 5,6 gam KOH trong 94,4 gam H2O thì thu được dung dịch có nồng độ là

Xem đáp án

Chọn đáp án là:A

Có: mdd= 94,4 + 5,6 = 100 (g)

C% = \(\frac{{5,6}}{{94,4 + 5,6}}.100\% \) = 5,6%


Câu 5:

Để thu khí hidro bằng cách đẩy không khí có hiệu quả nhất ta phải đặt ống nghiệm thu khí như thế nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án là:B

Để thu khí hidro bằng cách đẩy không khí có hiệu quả nhất ta phải đặt úp ống nghiệm vì khí H2nhẹ hơn không khí (\({M_{{H_2}}}\)= 2 g/mol < MKK</>

= 29 g/mol).


Câu 6:

Oxit nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa axit?

Xem đáp án

Chọn đáp án là:C

Trong các oxit trên, oxit góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa axit là: SO2.


Câu 7:

Muối nào sau đây là muối axit

Xem đáp án

Chọn đáp án là:C

Muối axit là muối mà gốc axit vẫn còn hiđro.

Vậy KHSO4là muối axit.


Câu 8:

Phân hủy m gam KMnO4, thu được 3,36 lít O2(đktc). Giá trị của m là?

Xem đáp án

Chọn đáp án là:A

Số mol O2là: \({n_{{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\) mol

Phương trình phản ứng:

Theo phương trình phản ứng ta có: \({n_{KMn{O_4}}}\)= 0,3 mol

Vậy m = 0,3.158 = 47,4 gam


Câu 9:

Dẫn khí H2dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát được là:

Xem đáp án

Chọn đáp án là:C

Dẫn khí H2dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát được là: Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.

Phương trình phản ứng:

CuO (đen)+ H2Cu (đỏ) + H2O


Câu 10:

Ở nhiệt độ 18oC, khi hòa tan hết 53 gam Na2CO3vào 250 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Vậy độ tan của muối Na2CO3trong nước ở nhiệt độ này là?

Xem đáp án

Chọn đáp án là:B

Ở nhiệt độ 18oC 250g nước hòa tan 53g Na2CO3để tạo dung dịch bão hòa.

Vậy ở nhiệt độ 18oC, 100g nước hòa tan S g Na2CO3tạo dung dịch bão hòa.

\(S = \frac{{53.100}}{{250}}\) = 21,2 g Na2CO3\(\)

Theo định nghĩa về độ tan, ta có độ tan của Na2CO3ở 18oC là 21,2g.


Câu 11:

P2O5 có axit tương ứng là

Xem đáp án

Chọn đáp án là:D

P2O5 có axit tương ứng là H3PO4.

P2O5+ 3H2O → 2H3PO4.


Câu 12:

Dẫn khí sinh ra khi cho Al tác dụng với dung dịch HCl qua bình đựng CuO, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn trong bình là?

Xem đáp án

Chọn đáp án là:B

2Al + 6HCl → 2AlCl3+ 3H2

H2+ CuO Cu + H2O


Câu 13:

Đốt cháy 5,625 kg than chứa 20% tạp chất trơ không cháy thì thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là?

Xem đáp án

Chọn đáp án là:A

Cnguyên chất= \[\frac{{\left( {100\% {\rm{ }} - {\rm{ }}20\% } \right).5625}}{{100\% }}\] = 4500 gam.

Suy ra nC= \(\frac{{4500}}{{12}}\) = 375 mol

Phương trình hóa học:

Suy ra \({n_{{O_2}}}\)= 375 mol

Vậy thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là:

\({V_{{O_2}}}\)= 375.22,4 = 8400 lít = 8,4 m3.


Câu 14:

Kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

Xem đáp án

Chọn đáp án là:D.

Ba + 2H2O → Ba(OH)2+ H2


Câu 15:

Cho bảng sau:

Dung dịch

Thuốc thử

K2SO4

Ba(OH)2

H2SO4

Quỳ tím

(1)………

(2)………..

(3)……..

Hiện tượng điền vào chỗ trống (1), (2), (3) lần lượt là:

Xem đáp án

Chọn đáp án là:C

Khi cho quỳ tím lần lượt vào K2SO4(1), Ba(OH)2(2), H2SO4(3) thì xảy ra các hiện tượng lần lượt là: (1) không đổi màu, (2) hóa xanh, (3) hóa đỏ.


Câu 16:

Trường hợp tạo thành dung dịch là

Xem đáp án

Chọn đáp án là:B

Trường hợp tạo thành dung dịch là trộn 1 lít xăng vào 0,5 lít dầu.

Trường hợp A và C không tạo thành dung dịch do xăng và dầu không tan trong nước.


Câu 17:

(2 điểm)

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau, cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?

a) Fe2O3+ ? → Fe + ?

b) KClO3→ ? + ?

c) K + H2O → ? + ?

d) Al + H2SO4loãng → ? + ?

Xem đáp án

Lời giải

a) Fe2O3+ 3CO → 2Fe + 3CO2

Thuộc loại phản ứng oxi hóa khử.

b) 2KClO32KCl + 3O2

Thuộc loại phản ứng phân hủy.

c) 2K + 2H2O → 2KOH + H2

Thuộc loại phản ứng thế.

d) 2Al + 3H2SO4loãng → Al2(SO4)3+ 3H2

Thuộc loại phản ứng thế.


Câu 18:

Công thức hóa học

Tên gọi

Phân loại

P2O5

 

 

 

Bari nitrat

 

Na2CO3

 

 

 

Canxi sunfit

 

 

Natri hiđrophotphat

 

CO2

 

 

Fe(OH)3

 

 

 

 

Axit

Xem đáp án

Lời giải

Công thức hóa học

Tên gọi

Phân loại

P2O5

Điphotpho pentaoxit

Oxit axit

Ba(NO3)2

Bari nitrat

Muối

Na2CO3

Natri cacbonat

Muối

CaSO3

Canxi sunfit

Muối

Na2HPO4

Natri hiđrophotphat

Muối

CO2

Cacbon đioxit

Oxit axit

Fe(OH)3

Sắt(III) hiđroxit

Bazơ

HCl

Axit clohiđric

Axit


Câu 19:

(1 điểm)

Dẫn khí hiđro đi qua đồng (II) oxit, nung nóng, sau phản ứng thu được 19,2 gam Cu.

a) Viết PTHH xảy ra

b) Tính khối lượng đồng(II) oxit tham gia và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng?

Xem đáp án

Lời giải

a) Phương trình hóa học: H2+ CuO Cu + H2O

b) Số mol Cu là: nCu= \(\frac{{19,2}}{{64}}\)= 0,3 mol

Phương trình phản ứng:

\[\begin{array}{l}{H_2} + {\rm{ }}CuO{\rm{ }} \to {\rm{ }}Cu{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\\0,3{\rm{ 0,3 0,3 mol}}\end{array}\]

Theo phương trình phản ứng ta có: nCuO= 0,3 mol

Suy ra mCuO= 0,3.80 = 24 gam

Theo phương trình phản ứng \[{n_{{H_2}}}\]= 0,3 mol

Suy ra thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là:

\[{V_{{H_2}}}\]= 0,3.22,4 = 6,72 lít.


Câu 20:

(1 điểm)

Hòa tan hết 12,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO cần dùng 400ml dung dịch HCl 2M.

a) Tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu

b) Để đốt cháy toàn bộ lượng khí H2sinh ra ở phản ứng trên thì cần dùng bao nhiêu lít không khí (đktc) (biết oxi chiếm 20% không khí)

Xem đáp án

Lời giải

a) Số mol của HCl là: nHCl= 0,8 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và MgO ta có: 24x + 40y = 12,8 (1)

Phương trình phản ứng:

\(\begin{array}{l}Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}\\x{\rm{ 2x mol}}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}MgO + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}O\\y{\rm{ 2y mol}}\end{array}\)

Từ 2 phương trình trên suy ra 2x + 2y = 0,8 (2)

Từ (1) và (2) suy ra x = 0,2; y = 0,2 mol

Vậy \(\% {m_{Mg}} = \frac{{0,2.24}}{{12,8}}.100\% \) = 37,5%

%mMgO= 100% - 37,5% = 62,5%

b) Phương trình hóa học:

\(\begin{array}{l}Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}\\{\rm{0,2 0,2 mol}}\end{array}\)

Theo phương trình phản ứng ta có: \({n_{{H_2}}}\)= 0,2 mol

\(\begin{array}{l}2{H_2} + {O_2} \to 2{H_2}O\\0,2{\rm{ 0,1 mol}}\end{array}\)

Số mol O2là: \({n_{{O_2}}}\)= 0,1 mol

Oxi chiếm 20% không khí hay \({n_{{O_2}}}\)= 20%nKK suy ra nKK= 0,5 mol

Vậy thể tích không khí (đktc) là: VKK= 0,5.22,4 = 11,2 lít.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương