Đề thi Giữa kì II Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất)
Đề thi Giữa kì II Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 7)
-
586 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65)
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Nước là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày thì có màu xanh da trời), không mùi, không vị, sôi ở nhiệt độ 100oC và hoá rắn ở 0oC thành nước đá và tuyết. Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn (đường, muối ăn …), chất lỏng (cồn, axit …), chất khí (HCl, NH3 …).
Câu 2:
Đáp án C
Phương trình hóa học: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
\[{n_{Al}} = \frac{{2,7}}{{27}} = 0,1\] (mol).
Theo phương trình hóa học: \[{n_{{H_2}}} = \frac{3}{2}{n_{Al}} = \frac{3}{2} \times 0,1 = 0,15\] (mol).
→ \[{V_{{H_2}}} = 0,15 \times 22,4 = 3,36\] (lít).
Câu 3:
Đáp án B
Trong công nghiệp, điều chế H2 bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than hoặc điều chế H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.
2H2O 2H2↑ + O2↑
Câu 4:
Đáp án A
Phương trình hoá học: 2H2 + O2 2H2O.
\[{n_{{H_2}}} = \frac{{56}}{{22,4}} = 2,5\,mol\]
Theo phương trình hoá học: \[{n_{{H_2}O}} = {n_{{H_2}}} = 2,5\,\,mol\]
→ \[{m_{{H_2}O}} = 2,5 \times 18 = 45\,\,gam\]
Câu 5:
Đáp án A
Phương trình hóa học: C + O2 CO2.
Theo phương trình hóa học: \[{n_{{O_2}}} = {n_C} = 1\] (mol).
→ \[{V_{{O_2}}} = 1 \times 22,4 = 22,4\](lít).
Oxi chiếm 20% thể tích không khí → \[{V_{KK}} = \frac{{22,4 \times 100}}{{20}} = 112\](lít).
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
(1) Khí oxi là một đơn chất phi kim hoạt động rất kém.
(2) Ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
(3) Sắt cháy trong khí oxi thu được oxit sắt từ.
(4) Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ Trái Đất).
(5) Ở dạng đơn chất, khí oxi có nhiều trong không khí.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Đáp án D
Phát biểu đúng: (2), (3), (4), (5).
Phát biểu không đúng: (1).
Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, khí oxi dễ dàng tác dụng được với nhiều đơn chất (kim loại, phi kim) và hợp chất.
Câu 7:
Đáp án A
Gọi công thức hóa học của oxit là SxOy.
Ta có: \[\% {m_O} = \frac{{16y}}{{32x + 16y}} \times 100\% = 50\% \].
Rút ra tỉ lệ: \[\frac{x}{y} = \frac{1}{2} \to \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 2\end{array} \right.\].
Câu 8:
Đáp án B
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Câu 9:
Đáp án D
Ta có sơ đồ phản ứng: hỗn hợp A \[\left\{ \begin{array}{l}Cu\\Mg\end{array} \right.\] + O2 chất rắn \[\left\{ \begin{array}{l}CuO\\MgO\end{array} \right.\].
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: mA + \[{m_{{O_2}}}\]= mrắn.
⇒ \[{m_{{O_2}}}\]= 20 – 15,2 = 4,8 (gam) ⇒\[{n_{{O_2}}} = \frac{{4,8}}{{32}} = 0,15\](mol).
⇒\[{V_{{O_2}}} = 0,15 \times 22,4 = 3,36\] (lít).
Câu 10:
Đáp án C
Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
C là phi kim ⇒ CO2 là oxit axit
Loại A, B, D vì CuO, Na2O, CaO là oxit bazơ.
Câu 11:
Đáp án A
Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
CO2 là oxit axit ⇒ CO2 đọc là cacbon đioxit
CuO, FeO, CaO là oxit bazơ
Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit
CuO: đồng (II) oxit
FeO: sắt (II) oxit
CaO: canxi oxit
Câu 12:
Đáp án B
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất: Khí oxi ít tan trong nước.
Câu 13:
Đáp án A
Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
⇒ 2 chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí ngiệm là: KClO3 (2), KMnO4 (3)
Câu 14:
Đáp án B
Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước.
Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.
Câu 15:
Đáp án C
Đáp án đúng là: Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng.
Câu 16:
Đáp án D
Phương trình hóa học: CuO + H2 Cu + H2O.
\[{n_{CuO}} = \frac{{24}}{{80}} = 0,3\] (mol)
Theo phương trình hóa học: \[{n_{Cu}} = {n_{CuO}} = 0,3\](mol)
⇒ \[{m_{Cu}} = 0,3 \times 64 = 19,2\] (gam).
Câu 17:
Đáp án D
Khí hiđro có tính khử, có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao (như CuO, Fe2O3 …).
Câu 18:
Cho hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho một luồng khí H2 (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen ở nhiệt độ thường.
Thí nghiệm 2: Đốt nóng CuO tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Thí nghiệm 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.
Thí nghiệm 2: Bột CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành.
Phương trình hóa học: H2 + CuO H2O + Cu.
Câu 19:
Đáp án B
Phương trình hóa học: CuO + H2 Cu + H2O.
\[{n_{{H_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\] (mol).
Theo phương trình hóa học: \[{n_{CuO}} = {n_{{H_2}}} = 0,15\] (mol).
⇒ \[{m_{CuO}} = 0,15 \times 80 = 12\] (gam) ⇒ m = 12.
Câu 20:
Cho những biến đổi hóa học sau:
(1) Nung nóng canxi cacbonat.
(2) Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
(3) Khí CO đi qua đồng (II) oxit nung nóng.
Những biến đổi hóa học trên thuộc loại phản ứng nào?
Đáp án B
(1) CaCO3 CaO + CO2.
→ (1) là phản ứng phân hủy (Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới).
(2) Fe + S FeS.
→ (2) là phản ứng hóa hợp (phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu).
(3) CO + CuO CO2 + CuO.
→ (3) là phản ứng oxi hóa – khử (Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử).
Câu 21:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(2) Cho khí H2 qua sắt (III) oxit nung nóng.
(3) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2.
(4) Sục khí SO2 vào dung dịch KOH.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
Đáp án B
(1) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.
(2) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O.
(3) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3.
(4) SO2 + KOH →KHSO3 hoặc SO2 + 2KOH →K2SO3 + H2O.
→Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là: (2), (3).
Câu 22:
Đáp án B
Câu đúng là: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
A sai vì không phải kim loại nào cũng tác dụng với nước.
C sai, nước không làm đổi màu quỳ
D sai vì Na tác dụng với H2O sinh ra khí H2.
Câu 23:
Đáp án A
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3.
Câu 24:
Đáp án C
Khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm, do khí oxi nặng hơn không khí (nặng hơn rất nhiều lần các khí khác như nitơ, hiđro, …). Do đó, càng lên cao, lượng khí oxi càng giảm.
Câu 25:
Đáp án D
Oxi tác dụng được với: Fe, S, P.
3Fe + 2O2 Fe3O4
S + O2 SO2
4P + 5O2 2P2O5
Oxi không tác dụng với một số kim loại như: Ag, Au, Pt …