Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất)
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 15)
-
672 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
Đáp án đúng là: B
Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. Ví dụ:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 2:
Chất nào sau đây hoà tan trong nước, tạo ra dung dịch làm quỳ chuyển sang màu đỏ?
Đáp án đúng là: C
Chất hoà tan trong nước, tạo ra dung dịch làm quỳ chuyển sang màu đỏ là SO3
SO3 + H2O → H2SO4
Câu 4:
Người ta thu được khí oxi vào ống nghiệm đặt thẳng đứng bằng cách đẩy không khí là vì:
Đáp án đúng là: D
Người ta thu được khí oxi vào ống nghiệm đặt thẳng đứng bằng cách đẩy không khí là vì oxi nặng hơn không khí.
Câu 5:
Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí H2 với O2 theo tỉ lệ về thể tích:
Đáp án đúng là: D
Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí H2 với O2 theo tỉ lệ về thể tích 2 : 1.
Câu 6:
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
Đáp án đúng là: A
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước đa số là tăng.
Câu 8:
Dãy chất nào sau đây đều là oxit axit:
Đáp án đúng là: B
Oxit axit thường là oxit của nguyên tố phi kim và tương ứng là 1 axit.
Ví dụ: CO2, SO3, P2O5, N2O5, ….
Câu 9:
Hoá trị của sắt trong hợp chất Fe2O3 là:
Đáp án đúng là: B
Gọi hoá trị của Fe trong Fe2O3 là x
Áp dụng quy tắc hoá trị, ta có:
Câu 10:
Phương trình điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là:
Đáp án đúng là: D
Phương trình điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm là:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Câu 11:
Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là:
Đáp án đúng là: B
Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là natri sunfat.
Câu 13:
Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
H2O → O2 → Fe3O4 → Fe → FeSO4
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Câu 14:
Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 3 chất rắn màu trắng đựng riêng biệt trong 3 lọ không có nhãn: CaO, Ca, P2O5
- Trích các mẫu thử ra ống nghiệm có đánh số lần lượt 1, 2, 3.
- Dùng nước để phân biệt 3 chất rắn màu trắng đựng riêng biệt trong 3 lọ không có nhãn: CaO, Ca, P2O5:
+ Nếu chất rắn nào tan tạo dung dịch đục là CaO vì
CaO + H2O → Ca(OH)2
+ Nếu chất rắn nào tan tạo dung dịch đục và có khí thoát ra là Ca vì
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑
+ Nếu chất rắn nào tan tạo dung dịch trong suốt là P2O5 vì
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Câu 15:
Hoà tan 2,4 gam Mg tác dụng 100 gam dung dịch 14,6%, tạo thành MgCl2 và H2
a) Tính thể tích khí thoát ra ở đktc?
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng?
Phương trình hoá học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
So sánh: → HCl phản ứng dư, Mg phản ứng hết
a) Theo phương trình hoá học:
Vậy thể tích khí thoát ra ở đktc là 2,24 lít.
b) Theo phương trình hoá học:
= 2,4 + 100 – 0,2 = 102,2 (g)
Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là 9,3%
Câu 16:
Người ta dẫn luồng khí H2 đi qua ống đựng 1,6 gam bột CuO được nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, cho đến khi toàn bộ lượng CuO màu đen chuyển thành Cu màu đỏ thì dừng lại.
a) Tính số gam Cu sinh ra?
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) vừa đủ dùng cho phản ứng trên?
c) Để có lượng H2 đó phải lấy bao nhiêu gam Fe cho tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam axit HCl?
Phương trình hoá học:
a) Theo phương trình hoá học:
nCu = nCuO = 0,02(mol) → mCu = 0,02. 64 = 1,28 (g)
Vậy số gam Cu sinh ra là 1,28 gam.
b) Theo phương trình hoá học:
Vậy thể tích khí hiđro (đktc) vừa đủ dùng cho phản ứng trên là 0,448 lít.
c) Phương trình hoá học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Theo phương trình hoá học trên:
-
-
Vậy để có lượng H2 đó phải lấy 1,12 gam Fe cho tác dụng vừa đủ với 1,46 gam axit HCl.