Bộ 15 đề thi Học kì 1 Vật lí 8 có đáp án - Đề 14

  • 661 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một ô tô chở các bạn học sinh về nguồn từ thành phố Tây Ninh đến Trung ương cục Miền Nam ở huyện Tân Biên cách đó 60km với vận tốc 45 km/h. Ô tô đó chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Nêu ý nghĩa của con số 45 km/h.
Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không đổi để xác định xem ô tô chuyển động đều hay không. Ý nghĩa của vận tốc trong chuyển động đều là quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian.

Giải chi tiết:

Ô tô đó chuyển động không đều.

Vì trong quá trình ô tô chuyển động, vận tốc ô tô thay đổi.

Ý nghĩa của con số 45 km/h là vận tốc trung bình của ô tô.

Trung bình 1 giờ, ô tô chuyển động 45 km


Câu 2:

Bạn An phát biểu rằng: “Chuyển động và đứng yên có tính tương đối” và thầy giáo khen rằng bạn ấy phát biểu đúng và yêu cầu nêu ví dụ và giải thích. Em hãy giúp bạn An.
Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Chuyển động có tính tương đối phụ thuộc vào việc chọn vật mốc khác nhau.

Giải chi tiết:

Ví dụ: Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng lại đứng yên so với toa tàu

Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác, tùy thuộc vào việc chọn vật làm mốc.


Câu 3:

Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên toa tàu nặng 1 tấn khi tàu đang chuyển động thẳng đều. Biết lực kéo của đầu tàu là 15000 N, tỉ xích 5000 N ứng với 3 cm
Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Biểu diễn vec tơ lực: có điểm đặt tại vật, phương, chiều, độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực.

Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên toa tàu nặng 1 tấn khi tàu đang chuyển (ảnh 1)

 Giải chi tiết:

- Xác định Trọng lượng của toa tàu: P = 10.m = 10.1000 = 10000 N

- Toa tàu chuyển động thẳng đều nên chịu tác dụng của những cặp lực cân bằng.

- Xác định được điểm đặt, đúng phương, chiều

- Xác định độ lớn theo tỉ xích, ký hiệu các vectơ lực.


Câu 4:

Nêu ví dụ về các loại lực ma sát thường gặp.

Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Có 3 loại 3 sát là lăn xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt vật khác, nghỉ khi vật này đứng yên trên bề mặt vật khác và trượt khi vật này trượt trên bề mặt vật khác.

Giải chi tiết:

Ví dụ:

 + Lực ma sát trượt: má phanh cao su áp vào vành bánh xe đạp khi bóp thắng.+ Lực ma sát lăn: Sau khi búng một viên bi, viên bi lăn chậm dần đến khi ngừng lại.

+ Lực ma sát nghỉ: Ở các băng chuyền sản xuất nước ngọt, các chai nước ngọt vẫn đứng yên dù bang chuyền chuyển động.


Câu 5:

Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu là bao nhiêu để giữ miếng vá lỗ thủng rộng 150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Áp suất chất lỏng: p=d.h

Áp suất tác dụng lên một diện tích: p=FS

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

h=2,8S=150cm2=0,015m2d=10000N/m3F=?

Áp suất nước gây ra tại lỗ thủng của tàu là: p=d.h=10000.2,8=28000N/m2

Cần áp miếng vá với một lực ít nhất bằng áp lực do nước gây ra tại lỗ thủng:

p=FSF=p.S=28000.0,015=420N


Câu 6:

Khi móc một vật vào lực kế ở ngoài thì lực kế chỉ 4,5 N, còn khi đặt vật chìm trong nước thì lực kế chỉ 3,8 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3

a) Tính lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật khi đó.

b) Tính thể tích của vật.

c) Tính trọng lượng riêng của vật.

Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Số chỉ của lực kế thay đổi khi để ngoài không khí và trong nước là do lực đẩy acsimet. Sử dụng biểu thức tính lực đẩy ác si mét FA = dV và công thức tính trọng lượng riêng d = P/V.

Giải chi tiết:

F1 = 4,5N, F2 = 3,8 N, dn = 10000 N/m3

a) Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật:

 FA = F1 – F2 = 4,5 – 3,8 = 0,7 N

b) Thể tích của vật:

 FA = dn.VV=FAdn=0,710000=0,00007m3

c) Trọng lượng riêng của vật:

 dv=PV=F1V=4,50,00007=64286N/m3(N/m3)


Câu 7:

Khi nào có công cơ học? Nêu một ví dụ chứng tỏ vật thực hiện công cơ học?
Xem đáp án

Đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thức cơ bản về công cơ học

Giải chi tiết:

Có công cơ học khi một vật tác dụng lực lên vật và làm vật chuyển động

Nêu một ví dụ chứng tỏ vật thực hiện công cơ học: Cầu thủ tác dụng lực sút lên quả bóng làm quả bóng chuyển động ra xa.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương