Bộ 15 đề thi Học kì 1 Vật lí 8 có đáp án - Đề 10

  • 665 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói Mặt Trăng và các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất, ta chọn vật làm mốc là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Vật mốc là vật được chọn để khảo sát chuyển động gắn với nó.

Giải chi tiết:

Khi nói Mặt Trăng và các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất, ta chọn vật làm mốc là Trái Đất.


Câu 2:

Khi bút máy bị tắc mực người ta thường cầm bút vẩy mạnh cho mực văng ra, bút lại có thể viết được. Đó là dựa vào tác dụng của:
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Quán tính là đặc tính giúp vật duy trì trạng thái chuyển động chuyển động.

Giải chi tiết:

Do quán tính nên khi vẩy bút mực sẽ chuyển động, lúc dừng lại theo quán tính mực vẫn chuyển động tiếp nên bị văng ra ngoài.


Câu 3:

Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
Xem đáp án

Đáp án D

Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn là lực đàn hồi chứ không phải lực ma sát.


Câu 4:

Một xe máy đi trên đoạn đường thứ nhất dài 4 km với vận tốc 48 km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 2 km với vận tốc 36 km/h và tiếp đến đoạn đường thứ ba dài 5 km với vận tốc 45 km/h. Vận tốc trung bình của xe máy trên toàn bộ quãng đường là:
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Thời gian chuyển động: t=Sv

Vận tốc trung bình: vtb=S1+S2+S3t1+t2+t3

Giải chi tiết:

Thời gian xe máy đi trên 3 quãng đường lần lượt là:

t1=S1v1=448=112h; t2=S2v2=236=118h;t3=S3v3=545=19h

Tổng thời gian xe máy đi hết toàn bộ quãng đường là: t=t1+t2+t3=112+18+19h

Vận tốc trung bình của xe máy trên cả đoạn đường là:

vtb=S1+S2+S3t=4+2+514=44km/h


Câu 5:

Một bình hình trụ cao 50cm đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm B cách đáy bình 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng p = dh

Giải chi tiết:

Áp suất của nước tác dụng lên điểm B cách đáy bình 20cm: PB = dh = 10000.(0,5-0,2) = 3000Pa


Câu 6:

Các yếu tố của một vec tơ lực bao gồm
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Nêu lại kiến thức về các đặc điểm của vec tơ lực

Giải chi tiết:

Các yếu tố của một vec tơ lực bao gồm điểm đặt, phương, chiều và độ lớn


Câu 7:

Một vật trọng lượng 5N trượt trên mặt sàn nằm ngang được quãng đường 0,5m. Công của trọng lực là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính công A = Fs

Giải chi tiết:

Công của trọng lực là : A = F.s = 5.0,5 = 2,5J


Câu 8:

Thả một khối sắt hình trụ đặc có thể tích 34cm3 vào thủy ngân. Tính thể tích phần nổi của khối sắt ? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3.
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính lực đẩy acsimet FA = dV. Khi khối sắt nổi thì trọng lực cân bằng với lực đẩy acsimet.

Giải chi tiết:

Khối sắt nổi trên mặt thủy ngân nên P = FA --> dSVS = dn.VC

Thể tích phần chìm: Vc = 19,5cm3

Thể tích phần nổi: Vn = 34 – VC = 14,5cm3


Câu 9:

Một vật có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 6cmx7cmx8cm, khối lượng riêng 800kg/m3 . Phải đặt vật như thế nào để áp suất do vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang là nhỏ nhất và tính giá trị của áp suất nhỏ nhất này?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Công thức tính áp suất p=FS

Để áp suất nhỏ nhất thì S lớn nhất

Giải chi tiết:

p=FS nên áp suất nhỏ nhất khi S lớn nhất, ta cần đặt mặt có diện tích lớn nhất lên sàn.

Vậy cần đặt mặt có chiều dài cạnh 7cmx8cm xuống mặt bàn

Áp suất khi đó là:

p=PS=10DVS=10D.VS=10D.a.b.ca.b=10D.cp=10.800.0,06=480Pa


Câu 10:

Một vật được móc vào lực kế đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 3,9N. Khi nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 3,4N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bỏ qua lực đẩy acsimet của không khí.

a) Tính thể tích của vật.

b) Tính trọng lượng riêng của vật.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính lực đàn hồi F = k (l – l0) và lực đẩy acsimet FA = dV.

Số chỉ của lực kế trong trường hợp vật treo ngoài không khí là trọng lượng của vật, và trong trường hợp vật nhúng trong nước là hiệu giữa trọng lượng của vật và lực đẩy acsimet.

Giải chi tiết:

a) Trọng lượng của vật P = 3,9N

Giá trị lực đẩy acsimet: FA = 3,9 – 3,4 = 0,5N = dn.V

Thể tích của vật: V = 0,5.10-4m3

b) Trọng lượng riêng của vật: d = P/V = 78000N/m3


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương